Có dấu hiệu làm trái trong
mua sắm điện kế điện tử
Cập nhật lúc 09:45
Hàng loạt tố
cáo từ nội bộ Tổng công ty điện lực miền Bắc cho rằng việc phê duyệt nhà thầu
thiếu năng lực, có biểu hiện móc ngoặc làm trái quy định nhà nước trong gói
thầu thiết bị hơn trăm tỉ đồng.
Thiết bị công
tơ điện tử công nghệ mới sẽ thay thế việc ghi số điện bằng cách thủ côngẢNH: NGỌC THẮNG
Ngày 2.6.2016, Tổng giám đốc Tổng công
ty điện lực miền Bắc (NPC) ra Quyết định số 1536 lựa chọn liên danh nhà thầu
IFC - TSI - ELCOM để cung cấp 128.000 điện kế điện tử với tổng trị giá gói
thầu là 117,2 tỉ đồng. Đây là gói thầu nằm trong khuôn khổ dự án mua sắm phục
vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năm 2016 của NPC. Đến nay, gói thầu
này đã được triển khai nhưng đã và đang có hàng loạt tố cáo từ nội bộ NPC cho
rằng việc phê duyệt nhà thầu thiếu năng lực, có biểu hiện móc ngoặc làm trái
quy định nhà nước.
Theo tìm hiểu
của Thanh
Niên, hàng hóa trong gói thầu nêu trên là công tơ điện tử 1 pha 1 giá, có tính năng thu thập
dữ liệu từ xa công nghệ RF và hệ thống tự động thu thập số liệu công tơ AMR
(điện kế điện tử có tính năng đọc dữ liệu từ xa). Thông tư số 05/2015 của Bộ
Kế hoạch - Đầu tư quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa,
yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng tiêu chuẩn đã từng thực hiện các hợp đồng tương
tự về chủng loại, tính chất.
Tức là để trúng
được gói thầu của NPC, nhà thầu phải có điều kiện đã từng có hợp đồng cung
cấp hàng hóa là công tơ điện tử 1 pha có tính năng thu thập dữ liệu từ xa
công nghệ RF. Tuy nhiên, hồ sơ mời thầu của NPC không tuân thủ theo Thông tư 05/2015
mà đã hạ tiêu chuẩn, chỉ yêu cầu nhà thầu đã từng có hợp đồng với hàng hóa là
“công tơ điện tử, hoặc hệ thống tự động thu thập số liệu công tơ”. Theo phản
ánh từ một số cán bộ NPC, trên thị trường hiện nay đang có nhiều loại công tơ
điện tử với đủ loại giá cả, việc đưa ra yêu cầu một cách mập mờ dẫn tới lựa
chọn nhà thầu không đủ năng lực, hàng hóa không đạt yêu cầu vẫn được chấp
nhận.
Đáng chú ý,
theo quy định tại Thông tư 05/2015 cũng như yêu cầu năng lực đối với nhà thầu
mà NPC đưa ra là trong vòng 5 năm gần đây đã từng thực hiện các hợp đồng
tương tự. Hợp đồng phải có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị hàng hóa của
gói thầu đang xét (82 tỉ đồng).
Tuy nhiên, theo
phản ánh của các cán bộ NPC và tài liệu gửi tới Báo Thanh
Niên, cho thấy trong hồ sơ dự thầu, 3 thành viên trong liên danh đã
trúng thầu gồm: Công ty CP tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông (IFC),
Công ty TNHH cung ứng vật tư khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
(TSI), và Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (ELCOM)
đều có trụ sở tại TP.Hà Nội, cung cấp 3 hợp đồng kinh tế đã thực hiện với đối
tác khác để thể hiện năng lực của mình, nhưng các hợp đồng này đều là hàng
hóa khác, không phải loại điện kế
điện tử như trong
gói thầu của NPC.
Điều ngạc nhiên
nhất là liên danh này không hề đề cập tới trách nhiệm cung cấp hàng hóa chính
của gói thầu là 128.000 công tơ 1 pha 1 giá công nghệ RF. Việc cung cấp hàng
hóa cho gói thầu này là do Công ty CP quản lý năng lượng thông minh (PSMART).
Công ty này chỉ
được thành lập từ tháng 10.2014 và giá trị hợp đồng do PSMART cung ứng tính
đến thời điểm dự thầu của liên danh mới chỉ “vỏn vẹn” 10 tỉ đồng; trong đó
hơn 7 tỉ đồng (bao gồm 4 hợp đồng) với TSI và IFC, và được ký dồn dập trong 2
tháng cuối năm 2015. Đáng chú ý, PSMART chỉ có 2 hợp đồng cung cấp công tơ
điện tử 1 pha có tính năng thu thập dữ liệu từ xa công nghệ RF với Tổng công
ty điện lực miền Nam (967,4 triệu đồng) và TSI (821,9 triệu đồng), chỉ bằng
2% so với mức tối thiểu 82 tỉ đồng theo quy định mà NPC đưa ra.
Đến cuối tháng
9.2016, liên danh IFC - TSI - ELCOM tiếp tục được NPC lựa chọn trúng thầu gói
thầu 70.000 công tơ 1 pha 1 giá công nghệ RF và 250 DCU với tổng giá trị 63,7
tỉ đồng.
(Theo Thanh niên) Thái Sơn
|
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét