Tận mắt thấy
tàu "khủng" đổ trăm tấn chất thải nguy hại xuống sông Hồng
Cập nhật lúc 14:12
Hàng trăm tấn bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn được tàu “khủng” thu gom
từ một dự án gần cầu Cảng Hà Nội vận chuyển về khu vực sông Hồng (địa phận
cầu Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) xả thải trực tiếp xuống dòng
nước.
Chiếc tàu "khủng" này vận chuyển hàng trăm tấn chất
thải đổ trực tiếp xuống sông Hồng
Chiều ngày 14/11, phóng viên Tạp chí GTVT đã tận mắt chứng kiến
tàu “khủng” mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu
vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai) đổ bỏ xuống
lòng sông.
Sau khoảng 30 phút di chuyển trên sông Hồng, khi tới sát chân cầu
Thanh Trì, chiếc tàu này tắt máy, đồng thời cắt cử lực lượng đi “tiền trạm”
vị trí xả thải. Nhận được tín hiệu an toàn từ đám “chim lợn”, chiếc tàu này
nhanh chóng tấp vào mé bờ sông Hồng (địa giới quận Hoàng Mai) dùng máy múc cỡ
lớn, trút bỏ từng gầu bùn, đất nồng nặc mùi hôi tanh, kèm theo váng dầu xuống
sông Hồng.
Quy trình xả thải của chiếc tàu trăm tấn này diễn ra khép kín
dưới sự canh phòng cẩn mật từ đám “chim lợn” làm nhiệm vụ cảnh giới. Ngoài
ra, theo người dân nơi đây cho biết, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội
dường như làm ngơ cho lực lượng này “bức tử” sông Hồng.
Tiếng máy
múc inh ỏi, kèm theo tiếng bùn, đất rền vang trên mặt nước, tất cả đã tạo nên
một cảnh tượng kinh hoàng, hỗn độn, là nỗi khiếp sợ của người dân khi chứng
kiến toàn bộ sự việc này.
Theo quan sát cho thấy, chất thải trên tàu “khủng” này là một
loại bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn, khi thả xuống nước xuất hiện nhiều váng
dầu dài hàng trăm mét, khiến vùng nước đổi màu nhanh chóng. Theo phán đoán
của một số người trong nghề xây dựng thì đây rất có thể là bùn Bentonite, một
loại bùn cực độc chứa nhiều hóa chất nguy hại, cấm sử dụng.
Hàng tấn chất thải dội xuống lòng sông một cách không thương tiếc
Nhiều người dân hoang mang, lo lắng bởi không biết là loại chất
thải gì. Họ chỉ biết có mùi tanh hôi, đặc quánh, đen kịt, nổi váng dầu trên
mặt nước.
Nguy hiểm hơn,
các loại bùn, đất thải từ chiếc tàu này chảy lênh láng trên mặt nước, tạo
thành những vết dầu bóng loáng dài hàng trăm mét. Mùi tanh hôi nồng nặc của
loại chất thải này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân.
Người dân sinh
sống dọc ven sông Hồng cho biết, thời gian gần đây, họ liên tục thấy những
chiếc tàu “khủng” chở đầy ắp chất thải, lén lút đổ xuống sông Hồng. Việc xả
thải không cố định là ngày hay đêm, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó có liên quan đến tấm “giấy phép” và lực lượng hậu thuẫn đứng sau.
Tại một diễn
biến khác, vào khoảng 16h35p chiều cùng ngày, phóng viên ghi lại được hình
ảnh một tổ công tác gồm 3 người, mang sắc phục Cảnh sát đường thủy (thuộc Đội
thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội) sử dụng ca nô chuyên dụng di chuyển từ phía
cầu Vĩnh Tuy lên phía cầu Thanh Trì, nhanh chóng áp sát chiếc tàu đang có
hoạt động xả thải trái phép.
Vị trí xả thải ngay sát chân cầu Thanh Trì, địa giới quận Hoàng
Mai, Hà Nội
Dư luận đặt ra nghi án có yếu tố "bảo kê" cho việc xả
thải
Theo quan sát, trong khoảng thời gian lực lượng này tiếp cận được
chiếc tàu “khủng” thì hoạt động xả thải vẫn diễn ra bình thường. Máy múc hoạt
động hết công suất, từng gầu chất thải ngang nhiên thả trực tiếp xuống sông
Hồng.
Sau màn kiểm tra chớp nhoáng, lực lượng này nhanh chóng rút đi,
bỏ lại chiếc tàu “khủng” với màn “độc diễn” xả thải có một không hai.
Tỏ ra bức xúc trước màn kiểm tra “siêu chớp nhoáng” của lực lượng
Cảnh sát đường thủy, anh V.V.H. (26 tuổi, người chứng kiến toàn bộ sự việc),
nói: “ Nhìn sông Hồng bị “bức tử” mà tôi xót xa. Đâu ngờ rằng, khi lực lượng
rút đi, việc xả thải lại diễn ra rầm rộ hơn trước đó…”
Lực lượng Cảnh sát
đường thủy "kiểm tra" con tàu "khủng" này trong nháy mắt
và rời đi ngay sau đó "mặc kệ" việc xả thải xuống sông Hồng.
Còn chị L.T.X. (46 tuổi, quận Hoàng Mai) thở dài, nói: “Hàng năm,
Nhà nước vẫn phải chi nhiều tỉ đồng để cải tạo môi trường, duy tu, nạo vét
luồng lạch, đảm bảo cho giao thông đường thủy, thì nay chỉ bằng những “tấm
phép” quyền lực, kèm theo yếu tổ “bảo kê” mà khiến sông Hông chết dần chết
mòn vì bị đầu độc”.
Vì sao lực lượng Thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội nhìn thấy việc
chiếc tàu P.T0677 có hành vi ném chất thải xuống sông Hồng nhưng lại không xử
lý và lý do nào khiến lực lượng này không sử dụng các biện pháp mạnh nhằm
ngăn chặn hành vi “bức tử” sông Hồng? Chiếc tàu trăm tấn kia chở chất thải
độc hại nào đổ xuống lòng sông? Liệu đây có phải là lực lượng hậu thuận đắc
lực cho việc xả thải trên sông Hồng mà lâu nay dư luận bán tính bán nghi?...
Nhóm
PV Báo GTVT
|
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét