Bộ
Công Thương tự đề xuất giảm 7 đơn vị sau cơ cấu
Cập nhật lúc
08:43
Trụ sở Bộ Công
thương
Bộ Công
thương vừa đưa ra phương án xây dựng cơ cấu tổ chức xây dựng Bộ Công thương
nhiệm kỳ 2016 – 2022. Theo đó, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Công thương đưa ra đề
xuất cơ cấu tổ chức mới gồm 28 đơn vị, giảm 7 đơn vị so với cơ cấu cũ (35 đơn
vị) bằng cách sáp nhập một vài đơn vị có nhiệm vụ tương đương để rút gọn lại
bộ máy.
Cụ thể,
Vụ Kế hoạch tiếp nhận nhiệm vụ về tài chính hành chính sự nghiệp của Vụ Tài
chính; nhiệm vụ về tổng hợp nguồn vốn ODA của Vụ Hợp tác quốc tế; chuyển bộ
phận Thống kê của Vụ Kế hoạch sang Vụ Dữ liệu và Thống kê. Hợp nhất Vụ Tổ
chức cán bộ và Vụ Phát triển nguồn nhân lực. Vụ Thị trường trong nước tiếp
nhận nhiệm vụ về thương mại miền núi của Vụ Thương mại biên giới và miền núi.
Hợp nhất Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương với Vụ Thị trường Châu Phi, Tây
Á, Nam Á; hợp nhất Vụ Thị trường Châu Âu với Vụ Thị trường Châu Mỹ; chuyển
chức năng, nhiệm vụ, cán bộ của Vụ Hợp tác quốc tế cho hai Vụ Thị trường mới
(trừ nhiệm vụ về tổng hợp nguồn vốn ODA chuyển cho Vụ Kế hoạch – Tài chính).
Vụ Dầu khí và than tiếp nhận các nhiệm vụ về dầu khí và than từ Tổng cục Năng
lượng. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững tiếp nhận các nhiệm vụ
về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, công nghiệp môi trường, phát triển
hệ thống sản xuất sạch, sạch hơn, tiêu dùng xanh... từ Tổng cục Năng lượng,
Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Vụ Khoa học công nghệ.
Vụ Đổi
mới và Phát triển doanh nghiệp tiếp nhận nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp
(của Thường trực Ban Đổi mới và PTDN); nhiệm vụ về quản lý tài chính doanh
nghiệp của Vụ Tài chính; triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển cho doanh
nghiệp. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh
và Thành phố Đà Nẵng) chuyển chức năng, nhiệm vụ của Cục Công tác phía Nam
cho đại diện của Văn phòng Bộ tại Tp. Hồ Chí Minh, tiếp nhận nhiệm vụ về công
tác thi đua khen thưởng của Vụ Thi đua khen thưởng. Cục Điện lực và Năng
lượng tái tạo tiếp nhận các nhiệm vụ về điện, năng lượng mới, năng lượng tái
tạo và bộ máy hành chính, sự nghiệp từ Tổng cục Năng lượng.
Tổng
cục Quản lý thị trường sẽ nâng cấp từ Cục Quản lý thị trường. Cục Điện lực và
Năng lượng tái tạo tiếp nhận các nhiệm vụ về điện, năng lượng mới, năng lượng
tái tạo và bộ máy hành chính, sự nghiệp từ Tổng cục Năng lượng. Cơ quan Điều
tiết điện lực quốc gia đổi tên từ Cục Điều tiết điện lực. Cục Quản lý cạnh
tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đổi tên từ Cục Quản lý cạnh tranh,
chuyển nhiệm vụ về phòng vệ thương mại cho Cục Phòng vệ thương mại. Cục Phòng
vệ thương mại thành lập mới và tiếp nhận nhiệm vụ phòng vệ thương mại của Cục
Quản lý cạnh tranh. Cục Khuyến công đổi tên từ Cục Công nghiệp địa phương.
Cục Xuất nhập khẩu tiếp
nhận nhiệm vụ về thương mại biên giới của Vụ Thương mại biên giới và miền
núi. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đổi tên từ Cục Thương mại điện tử
và Công nghệ thông tin bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp với sự phát triển của
cuộc cách mạng nghiệp lần thứ 4. Cục Công nghiệp hợp nhất Cục Hóa chất với Vụ
Công nghiệp nhẹ và Vụ Công nghiệp nặng. Viện Chiến lược, chính sách Công
Thương hợp nhất Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp với Viện
Nghiên cứu Thương mại.
Theo Lao động
|
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét