TP Hà Tĩnh:
Chưa xác thực tin bán chợ 850 tỷ cho DN
Cập
nhật lúc 08:15
Chủ
tịch UBND TP Hà Tĩnh khẳng định, thông tin bán chợ là thất thiệt và sẽ báo cáo lên cấp
trên nhu cầu gia hạn hợp đồng của bà con.
Sáng
qua, hơn 1.000 tiểu thương chợ Hà Tĩnh tiếp tục bãi thị phản đối việc BQL chợ
chỉ gia hạn thuê ki ốt thêm 3 tháng.
Đoàn
tiểu thương đã tuần hành trên một số tuyến đường tại TP Hà Tĩnh sau đó kéo về
tư gia Chủ tịch HĐND TP Hà Tĩnh Nguyễn Văn Quý (nguyên Trưởng BQL chợ tỉnh)
đề nghị được đối thoại.
Tiểu
thương Hoàng Ngọc Đông cho hay: “Sở dĩ các tiểu thương tập trung tại nhà ông
Quý vì thời điểm chúng tôi ký hợp đồng thuê ki ốt cách đây 15 năm, ông Quý là
trưởng BQL chợ tỉnh. Nguyện vọng của chúng tôi là muốn được trực tiếp gặp ông
Quý để đối thoại”.
“Sau
khi cháy chợ, chúng tôi đã trực tiếp đóng tiền vào xây dựng chợ mới, suốt 15
năm nay chúng tôi vẫn đóng thuế. Nay thành phố có ý định chỉ ký hợp đồng 3
tháng, sau đó chuyển chúng tôi ra ngoài để doanh nghiệp khác vào đầu tư thì
quá vô lý” - chị Nguyễn Thị Kim bức xúc.
Đáng
chú ý, có một số tiểu thương bỏ rất nhiều tiền để “mua” ki ốt và mới kinh
doanh được 1-2 năm, nay đứng trước nguy cơ trắng tay nếu chợ chuyển đổi.
“Nhà
tôi vay hơn 500 triệu mua ki ốt, mới kinh doanh 1 năm, nay chỉ gia hạn 3
tháng thì chúng tôi biết nhìn vào đâu để trả nợ?”, một tiểu thương lo lắng.
Sau khi
được vận động, các tiểu thương đã đồng ý về trung tâm văn hóa TP Hà Tĩnh đối
thoại với ông Nguyễn Văn Quý (Chủ tịch HĐND) và ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch
UBND TP Hà Tĩnh.
Trước
bức xúc của người dân vì sao sau khi xây chợ mới người dân chỉ được ký 15 năm
và việc đề ra thời hạn này người dân không biết, ông Quý cho hay"đây
là theo quyết định 269 của UBND thị xã trước đây".
Quyết
định này, cùng với sơ đồ quy hoạch được niêm yết công khai tại chợ và tại các
cuộc họp với dân chứ không thể nói là người dân không biết.
Tiền
đóng góp xây dựng chợ mới của các tiểu thương đã đóng đầy đủ, đổi lại người
dân được sử dụng các ki ốt thời hạn 15 năm.
Đến nay
đã đủ 15 năm thì nhà nước và nhân dân đã trả hết nợ, đây là giá trị gia tăng
nhà nước và người dân được hưởng lợi. Sau khi hết hợp đồng thì hai bên cần
bàn bạc thảo luận để giải quyết.
Việc
gia hạn 3 tháng là chủ trương, nếu người dân thấy không đúng thì phản ánh lên
các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tiếp thu để bàn bạc, có hướng đi
phù hợp.
Tại
buổi đối thoại, một số tiểu thương cho biết, thông tin từ BQL chợ tỉnh cho
rằng, đã bán chợ cho một doanh nghiệp bên ngoài với giá 850 tỷ. Ông Quý khẳng
định: "Đây là thông tin thất thiệt. Nếu thông tin này xuất phát từ BQL
chợ thì những người đứng đầu BQL phải chịu trách nhiệm".
“Đến
giờ phút này chưa ai có quyền và cũng không ai quyết định bán chợ, vì vậy
người dân cần hết sức bình tĩnh, ổn định yên tâm sản xuất kinh doanh”, ông
Quý trấn an.
Sẽ xem
xét yêu cầu gia hạn của dân
Chủ
tịch UBND TP Hà Tĩnh Hà Văn Trọng cho biết, theo nghị định 02 của Chính phủ,
sẽ chuyển đổi mô hình quản lý chợ, làm cho chợ đẹp hơn, khang trang hơn, sửa
chữa hay cải tạo tùy thuộc vào phương án đầu tư.
“Việc
người dân đưa ra yêu cầu gia hạn hợp đồng thì chúng tôi sẽ báo cáo lại với
cấp có thẩm quyền để làm thế nào phù hợp với điều kiện kinh doanh của người
dân”, ông Trọng nói.
Ông
Trọng cũng khẳng định, thông tin bán chợ Hà Tĩnh là không có cơ sở. Việc lựa
chọn mô hình chuyển đổi chợ cần phải có quá trình, mục đích để đảm bảo hiệu
quả, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
(Theo VietNamNet) Lê Minh
|
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét