Cam
kết từ chức hay theo kết luận khoa học?
Cập nhật lúc 09:16
Chất vấn trước
QH liên quan đến Dự án thép Cà Ná, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi với
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: “Tôi xin hỏi Bộ trưởng một câu hỏi,
tôi không muốn có hệ lụy xảy ra với nhân dân, đất nước nhưng nếu sau này có hệ
lụy, Bộ trưởng có dám cam kết trước QH rằng sẽ từ chức trước QH hay không?”.
Bộ
trưởng Trần Tuấn Anh chưa trả lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, nhưng xét thấy không
cần thiết.
Hãy xem
lại Dự án thép Formosa, từ khi triển khai cho đến 8 năm sau mới xảy ra vụ cá
chết. Đối với một dự án thép liên quan đến tác động môi trường, hệ lụy không
phải là chuyện xảy ra ngày một ngày hai, mà âm ỉ, tích lũy đủ lượng độc tố,
cho đến khi bùng phát. Quá trình đó có thể 8 năm như Formosa, có thể sớm hơn,
cũng có thể 10 - 15 năm. Bộ trưởng bây giờ, đến lúc đó còn làm bộ trưởng
không để mà từ chức? Và khi đã đến hậu quả như Formosa, thì một ông bộ trưởng
từ chức liệu có cứu vãn được môi trường và những quyết định sai lầm? (Xem
tiếp trang 2)
Cho nên
vấn đề không phải là căn cứ vào cam kết về sinh mệnh chính trị của một cá
nhân, mà căn cứ vào các kết quả nghiên cứu khoa học khách quan để thực hiện
hay không thực hiện dự án thép Cà Ná.
Sự phản
đối gay gắt đối với dự án thép Cà Ná của dư luận có nguyên nhân từ sự cố môi
trường do Formosa, người dân lo lắng hoang mang cũng từ căn nguyên đó. Cảm
xúc của người dân không phải là căn cứ khoa học và sự lo lắng cũng không phải
kết quả của phòng thí nghiệm. Dự đoán về sự ô nhiễm do nhà máy thép Cà Ná lan
rộng đến vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên càng không phải là công trình nghiên
cứu.
Đại
biểu Phạm Thị Minh Hiền chất vấn thẳng thắn: “Vậy có hay không xuất hiện lợi
ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án. Thứ hai, có hay không việc Bộ
Công Thương đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án?”. Có lẽ đại biểu
Minh Hiền quá sốt ruột cho việc nước nên hỏi hai câu đầy cảm xúc này. Đối với
bất kỳ dự án nào, không ai đứng ra thừa nhận việc thực hiện là vì lợi ích nhóm,
và tất nhiên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không thể cho rằng, Bộ Công Thương đã và
đang chạy theo doanh nghiệp để làm Dự án thép Cà Ná.
Chưa
vội đặt ra vấn đề lợi ích nhóm mà yêu cầu thực hiện đầy đủ các quy định về
pháp luật và nghiên cứu khoa học. Nếu dự án mang lại lợi ích cho đất nước mà
vẫn bảo đảm môi trường sạch thì đương nhiên phải làm, ngược lại là lắc đầu.
Vấn đề không phải là cam
kết từ chức, mà các nhà quản lý cam kết thực hiện theo đúng kết luận khoa
học.
(Theo
Lao động) Lê Thanh Phong
|
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét