Không
sử dụng tiền thuế của dân bù lỗ cho các dự án nghìn tỉ
Cập nhật lúc 14:14
Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Những
câu hỏi chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sáng nay (17.11) xoay
quanh các vấn đề nợ xấu, tăng trưởng GDP, các dự án nghìn tỉ đắp chiếu, đạo
đức cán bộ, hội nhập kinh tế...
Trả lời câu hỏi của đại
biểu Lê Quân (Hà Nội) về nợ xấu, Thủ tướng cho rằng, nợ xấu hiện là bài toán
đặt ra trong nền kinh tế, ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng. Có hai
việc cần làm: Thứ nhất, phải có khung thể chế pháp lý cho vấn đề này tốt hơn,
nhất là cho VMC. Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ không phát sinh nợ xấu mới,
nhất là tại ngân hàng mua lại 0 đồng. Thủ tướng cho rằng, phải có giải pháp
đồng bộ hơn để vấn đề nợ xấu được minh bạch, được giải quyết trong quá trình
điều hành kinh tế, giảm nhanh nợ xấu. “Cần làm cục máu đông này nhỏ đi để
điều hành nền kinh tế an toàn hơn”, Thủ tướng nói.
Đại biểu Nguyễn Phi
Thường (Hà Nội) đặt câu hỏi về quan điểm của Thủ tướng đối với 5 dự án nghìn
tỉ có vốn nhà nước nhưng đắp chiếu, gồm Xơ sợi Đình Vũ, Ethanol Dung Quất,
Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Bột giấy Phương Nam, Đạm Ninh Bình, Thủ
tướng đáp: “Đối với 5 nhà máy thua lỗ lớn, tinh thần là không sử dụng thuế
của dân bù cho việc lỗ này. Tinh thần là cắt lỗ, bán khoán cho thuê, thậm chí
phá sản, không để tiếp tục là gánh nặng kinh tế, không thể là gánh nặng cho
ngân sách. Nhưng với từng dự án, Chính phủ sẽ xem xét cụ thể để giữ lại tài
sản đó một cách phù hợp và tốt nhất để báo cáo kết quả lại với Quốc hội”.
Cũng đại biểu Nguyễn Phi
Thường hỏi về sử dụng tài sản công, trụ sở, xe công có nhiều lãng phí, Thủ
tướng cho biết, Chính phủ đã thảo luận nhiều vấn đề này. Phải hệ thống tiêu
chuẩn định mức, công bố minh khai minh bạch để dân biết. Phải khoán kinh phí,
khoán xe công. Đơn vị nào để lãng phí tài sản công, người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm trước cấp trên. Giám sát tài sản công ở các cơ quan dân cử rất
quan trọng. Thực hiện các biện pháp trên, hy vọng việc tiết kiệm tài sản
công, vấn đề kéo dài nhiều năm, sẽ có hiệu quả hơn thời gian tới.
Với câu hỏi của đại biểu
Nguyễn Thái Học (Phú Yên) về tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ công chức, Thủ
tướng khẳng định, sẽ quyết liệt xử lý hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, tham
nhũng, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, nhằm tạo niềm tin cho toàn
dân. Loại bỏ cán bộ hư hỏng thoái hóa biến chất khỏi bộ máy. Đây là vấn đề
cấp bách. Thủ tướng cho rằng, cần có chủ trương biện pháp cụ thể trong Đảng,
Nhà nước, hệ thống chính trị.
“Chúng tôi đã ký chỉ thị
mới nhất về tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính đang triển khai ở các cấp.
Thứ hai, tăng cường đạo đức cán bộ, xử lý nghiêm khắc cá nhân vi phạm, là
điều cần thiết trong tình hình hiện nay, thực hiện nghiêm Nghị quyết 4 về
chống thoái hóa cán bộ Đảng viên, công khai minh bạch”. Thủ tướng cũng cho
rằng, đồng thời phải có cơ chế quản lý, hạn chế thấp nhất trình trạng xin -
cho, nhất là trong vấn đề tài nguyên, đất đai. Việc tiếp tục cải cách tiền
lương và cải cách bộ máy là hết sức cần thiết. Vấn đề kỷ luật kỷ cương, đặc
biệt chống thoái hóa cán bộ cần làm liên tục. Đó là mong mỏi của Quốc hội và
toàn dân.
Theo
Lao động
|
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét