Nhiều vấn đề cần chấn
chính của Bộ máy Bộ Công Thương
Cập nhật lúc 14:31
Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng yêu
cầu Bộ Công Thương cần phải rút kinh nghiệm trong công tác bổ nhiệm cán bộ
cũng như thực hiện tinh giản biên chế.
Sáng 14-11, tổ công tác của Thủ tướng
đã làm việc với Bộ Công Thương về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ
do Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Công thương.
Với vai trò tổ trưởng Tổ công tác của
Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã nêu rõ 8 vấn đề yêu cầu Bộ Công Thương
làm rõ, giải trình báo cáo lại Thủ tướng.
Cần
rút kinh nghiệm trong công tác cán bộ
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác cán
bộ. Yêu cầu này được Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2015, khi cho
rằng một bộ có tới 30 vụ cục, 11 tổng công ty lớn thì vấn đề tinh giản biên
chế, hiệu quả của các đơn vị trực thuộc cần được xem xét.
Thứ hai, tình trạng các tập đoàn lớn thua lỗ,
làm ăn không có hiệu quả thì vai trò quản lý Nhà nước, kiểm soát, thực hiện
các quy trình quản lý vốn chủ sở hữu, các thủ tục thẩm tra thẩm định cần được
làm rõ.
Thứ ba, vấn đề phản ứng chính sách, xây dựng
thương hiệu thị trường bán lẻ trong nước, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam
chất lượng cao trước thực trạng nước ngoài đang chiếm dần vị trí bán lẻ trong
nước.
Thứ tư, việc đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn
nhà Nước không cần nắm giữ để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước trên cơ
sở quyết tâm thực hiện lộ trình càng sớm càng tốt. Theo đó, yêu cầu năm nay
phải niêm yết các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
Thứ năm, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, khởi
nghiệp. Mục tiêu để đạt được 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020, cần có chính
sách tháo gỡ khó khăn về thị trường, tiếp cận vốn, liên kết với doanh nghiệp
nước ngoài…
Thứ sáu, quan tâm công tác quản lý thị trường,
chống hàng giả, nhái, gian lận thương mại, hàng tiểu ngạch, xử lý vấn đề hàng
đa cấp.
Thứ bảy, các vấn đề môi trường, xử lý việc ô
nhiễm tại các nhà máy nhiệt điện, hồ thủy điện. Nghiêm túc trong cấp phép, xả
thải, đặc biệt là rút kinh nghiệm từ vụ việc Formosa.
Thứ tám, có chiến lược phát triển năng lượng,
không để miền Nam thiếu điện, đáp ứng chu nhu cầu điện để phát triển, đặc
biệt khi số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp mới tăng lên trong thời gian tới.
“Không
có chuyện cử lái xe làm cán bộ tham tán”
Báo cáo sơ bộ các vấn đề được tổ công
tác nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định đang chỉ đạo các
đơn vị triển khai những nội dung trên. Trong đó, với việc tinh giản bộ máy,
bộ trưởng thừa nhận những khuyết điểm trong công tác bổ nhiệm là bài học sâu
sắc, rất có ý nghĩa. Theo đó, hàng loạt công việc đã được rà soát đánh giá.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đã có rà soát
và không có chuyện cử lái xe đi làm cán bộ tham tán ở nước ngoài.
Đối với các dự án thiếu hiệu quả, làm
thất thoát vốn bộ trưởng cho biết đang thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ dư
án này, báo cáo Quốc hội. Việc đánh giá không thể nóng vội, vì liên quan đến
tài sản Nhà nước, pháp chế, khung khổ pháp lý.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của
các tập đoàn, tổng công ty chưa đạt được kết quả như mong muốn, bộ trưởng cho
rằng bên cạnh yếu tố khách quan, đến nay hoạt động của các doanh nghiệp cũng
đã bộc lộ vấn đề lớn trong cơ chế điều hành.
Báo cáo tình hình cổ phần hóa, thoái
vốn, bộ trưởng cho biết đã hoàn thành đúng yêu cầu về thời gian nhưng chất
lượng chưa đạt yêu cầu. Riêng hai doanh nghiệp Sabeco và Habeco, thực
hiện theo đúng nguyên tắc lớn mà Chính phủ đề ra là bán được giá cao nhất
nhưng phải giữ được thương hiệu.
Ngoài
ra, một số vấn đề khác liên quan đến quy hoạch năng lượng, điều kiện kinh
doanh các ngành như khí hóa lỏng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô, vấn
đề môi trường, phát triển nhiệt điện, thủy điện… được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
cùng lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo và ghi nhận giải quyết.
(Theo
Tuổi trẻ) N.AN
|
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét