Đa nguyên
Cập nhật lúc 14:45
Đây là cụm từ thường được một số phần tử chính trị lưu vong, một
vài tổ chức chống phá Việt Nam định cư ở nước ngoài hay dùng với mục tiêu lòe
bịp người ít hiểu biết về dân chủ. Họ từng “góp ý” trong dịp sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 trước khi ban hành Hiến pháp năm 2013. Trong những điều
góp ý đề nghị sửa đổi, nổi lên vấn đề cốt yếu nhất, đó là loại bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và “phi chính trị hóa quân đội nhân dân”.
Mục tiêu họ hướng tới là có một thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
- điều mà một vài nước thù địch với Việt Nam trước kia hằng mong đợi. Tuy
nhiên nay hầu như không còn quốc gia nào công khai thù địch với một nước Việt
Nam hòa bình, thể chế chính trị ổn định, uy tín, vị thế trên trường quốc tế
ngày một nâng cao.
Vậy đa nguyên là cái gì và vì sao một số người muốn có nó như
vậy? Liệu trên thế giới đã có đa nguyên chính trị?
Trước hết ta thử xem nước Mỹ có đa nguyên hay không? Tác giả cho
là không bởi mấy căn cứ: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là hai đảng không hề
đối lập về chính trị. Nó chỉ là hai nhánh quyền lực của một đảng của giai cấp
tư sản Mỹ. Hai đảng này luân phiên nhau phân chia quyền lực, bảo vệ lợi ích
của các nhà tư bản. Mỗi kỳ tranh cử chỉ là sự biểu diễn, trang hoàng cho một
chế độ được gọi là dân chủ. Có người sẽ nghĩ, Đảng Cộng sản Mỹ là một đảng
đối lập? Khía cạnh nào đó về tư tưởng thì đúng là hai đảng này đối lập. Tuy
nhiên Đảng CS Mỹ chỉ được tồn tại khi không trở thành mối nguy cơ trước quyền
lợi của giai cấp tư sản. Cho Đảng CS Mỹ tồn tại ở mức như hiện thời, được
phép đấu tranh nghị trường “cải lương” cũng là một cách trang trí cho một thể
chế được xem là dân chủ của xã hội Mỹ.
Ở các nước tư bản phát triển khác như Anh, Pháp, Đức… mô hình
đảng phái được thể hiện có đôi chút khác nhau về hình thức song bản chất cũng
tương tự nước Mỹ. Các đảng gọi là “đối lập” nhưng thực chất chỉ cạnh tranh
ảnh hưởng quyền lợi kinh tế, về chính trị không có sự đối lập. Đảng Cộng sản
tại mỗi nước chỉ mang tính nghị trường, đấu tranh cải lương, không bao giờ
thực sự là đối trọng về chính trị, muốn tồn tại thì không được đe dọa tới
quyền lợi của giai cấp tư sản và an toàn của Nhà nước tư bản.
Tóm lại, trên thế giới hiện tại, những quốc gia phát triển nhất
chính là những nước có sự “độc đảng” ở tầm cao nhất. Sự độc đảng đã quy tụ
được sức mạnh chính trị - nền tảng phát triển kinh tế của một quốc gia.
Nhìn lại lịch sử dân tộc ta hàng nghìn năm, tuy chưa có đảng phái
nhưng thể chế đương quyền mỗi thời kỳ cũng có thể gọi là một đảng, người đứng
đầu đảng chính là đức Vua. Thời kỳ nào mà “vua sáng”, “tôi hiền” thì thể chế
vững mạnh, kinh tế phát triển, dân sinh sung túc, đất nước thái bình, ngoại
bang không có cớ ngó nhòm thôn tính. Những khi xuất hiện một lực lượng chính
trị đối lập cùng sự tha hóa của thể chế đương thời, đó là sự bắt đầu của
những nội chiến, phân tranh, đầu rơi, máu chảy... Đó cũng là cơ hội cho ngoại
bang nhảy vào “đục nước béo cò”, “đè đầu, cưỡi cổ”, dựng nên những thể chế
tay sai phục vụ cho việc vơ vét tài nguyên, bóc lột dân lành.
Một số người đang nhầm lẫn, coi hình mẫu Nhà nước tư bản là thể
chế đa nguyên mặc dù chính các nước này không hề và chưa bao giờ chấp nhận sự
“đa nguyên” đúng nghĩa như nói ở trên.
Đảng Cộng sản VN trong 86 năm tồn tại, phát triển đã có một số
giai đoạn phạm sai lầm, khuyết điểm. Tuy nhiên, những sai lầm, khuyết điểm
đều được nhận ra, kiên quyết sửa chữa, chính vì vậy đã quy tụ được sức mạnh
của cả dân tộc, đánh đuổi hết ngoại xâm, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát
triển không ngừng. Thành tựu kinh tế, vị thế chính trị của Việt
Đa nguyên chính là cái bẫy dân chủ của Chủ nghĩa tư bản và các
thế lực thù địch.
(Theo
blog Dòng quan họ) Đinh Hoàng
|
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét