Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Lãi suất có thể tăng

Cập nhật lúc 07:20    

Đã và đang có nhiều nhận định cho rằng: Ở kịch bản cơ sở, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có thể tăng thêm 0,6-1% trong năm 2016.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra lại cho thấy những dấu hiệu ngược: lãi suất các kỳ hạn ngắn bắt đầu được điều chỉnh giảm từ cuối tháng 3-2015. Cụ thể: Kỳ hạn được điều chỉnh mạnh nhất là kỳ hạn 1 tháng, từ 5% xuống 4,5%; kỳ hạn 6 tháng xuống còn 5,4%; kỳ hạn 12 tháng xuống 6,5%. Nhìn chung mặt bằng lãi suất được điều chỉnh không lớn, nhưng đã được ổn định gần như xuyên suốt 2015.
lai suat co the tang 
Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2015, những biến động trên thị trường tài chính thế giới đã gây một số căng thẳng cục bộ cho thị trường liên ngân hàng. Điều này đặt NHNN trước áp lực, không những không thể giảm lãi suất, mà còn phải điều chỉnh tăng nếu có thể.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, NHNN không thể điều chỉnh lãi bởi mục tiêu tăng trưởng tín dụng cũng như áp lực từ lạm phát thấp khiến lãi suất thực được coi là rất cao.
Trước hết, áp lực lãi suất tăng đến từ việc nó… khó có thể giảm.
Như Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã trả lời cách đây ít lâu: Vấn đề lãi suất đã và được bàn thảo cẩn trọng từ Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia và việc giảm lãi trong tình thế hiện nay là gần như không thể. Theo các phân tích kỹ lưỡng, lạm phát năm nay thấp hoàn toàn do các yếu tố bên ngoài tác động, đặc biệt do giá dầu và các nguyên liệu thiết yếu giảm giá sâu. Nếu bỏ qua các yếu tố đó thì lạm phát Việt Nam khoảng 4,93%, gần bằng chỉ tiêu được Quốc hội giới hạn. Với các yếu tố đó, Thống đốc khẳng định mặt bằng lãi suất hiện nay là phù hợp để duy trì lạm phát dưới 5%. Đặc biệt, người đứng đầu NHNN không loại trừ các yếu tố khiến lạm phát sẽ “vượt biên” 5% trong năm 2016, khi giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào khó có thể giảm thêm.
Thêm một thách thức nữa đối với  sự điều hành thị trường tiền tệ của NHNN trong năm 2016 đó là tăng trưởng tín dụng hồi phục tạo ra quán tính tăng thêm lớn hơn cho những năm sau, đặc biệt áp lực lên lạm phát và lãi suất. Năm 2016 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 2016-2020. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5- 7%, đồng thời duy trì lạm phát mục tiêu ở mức 5-7% trong giai đoạn 5 năm này. Do vậy, áp lực lên thị trường tiền tệ là rất lớn nếu Chính phủ muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng cao này.
Thứ nhất, tín dụng tăng trưởng mạnh và việc phải dành vốn để trợ giúp trái phiếu Chính phủ trong năm 2015 và 2016 sẽ buộc các ngân hàng phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động để có thể thu xếp đủ vốn vay cho năm 2016, năm mở đầu của kế hoạch tăng trưởng 5 năm 2016-2020.
Thứ hai, lạm phát sẽ được điều chỉnh dần theo kỳ vọng 5-7% cho giai đoạn 2016-2020 và đây sẽ là cơ sở để tăng lãi suất danh nghĩa.
Thứ ba, NHNN cần duy trì một độ rộng hợp lý cho lãi suất VND so với USD và việc Cục Dự trữ Liên ban Mỹ (FED) dự kiến điều chỉnh lãi suất tăng thêm 1% trong năm 2016 sẽ gây áp lực tăng lãi suất VND.
 (Theo Năng lượng Mới) Bảo Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét