Bằng
chứng Hoàng Sa là của Việt Nam được bảo vệ thế nào?
Cập
nhật lúc 14:36
Năm 1978, có 2 người
tự xưng là nhà nghiên cứu, về Lý Sơn mượn nhiều tài liệu cổ liên quan đến
Hoàng Sa nhưng đến nay vẫn chưa trả.
Sau Hội thảo về Nhà trưng bày Hoàng Sa tổ chức hôm 19.1,
rất nhiều bạn đọc băn khoăn về phương án bảo vệ, đảm bảo an ninh cho các tài
liệu, hiện vật quý giá khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Cảnh giác
Bạn đọc Huỳnh Kim Thôi (Quảng Nam) cho rằng, nên chụp lại
để trưng bày còn các chứng cứ nguyên bản phải được bảo vệ cẩn mật phòng khi
“cháy nổ” vì bất cứ nguyên nhân gì. Đồng tình, bạn đọc Tâm Tâm (Nghệ An) nêu
cảnh giác, đối với những vị trí đặc biệt quan trọng như Nhà trưng bày Hoàng
Sa và tài liệu quý bên trong thì có rất nhiều nguy cơ bị phá hoại.
Thực tế, đã có nhiều câu chuyện tài liệu quý về Hoàng Sa bị
đe dọa. Như dòng họ Đặng ở Đồng Hộ, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi vẫn bảo nhau cũng
như nhắc nhở các họ tộc khác trên đảo cảnh giác về việc bảo quản tài liệu gia
tộc. Bởi bài học năm 1978, có 2 người tự xưng là nhà nghiên cứu, về Lý Sơn
mượn nhiều tài liệu cổ liên quan đến Hoàng Sa nhưng đến nay vẫn chưa trả.
Ông Lê Phú Nguyện, Chánh văn phòng UBND H.Hoàng Sa thông
tin thêm, chuyện này rất nhiều người ở Quảng Ngãi biết rõ, khi đó những người
này mượn tài liệu là các tờ lệnh, chỉ dụ nhà Nguyễn với lý do mang ra Hà Nội
sao chụp vì thời đó chưa có máy photocopy trên đảo, nhưng giờ các tài liệu
này đã mất tích, không ai rõ ở đâu là điều vô cùng đáng tiếc.
Chưa hết, tháng 4.2009, khi nghe dòng họ Đặng ở Đồng Hộ có
tờ lệnh quý giá liên quan đến Đội Hoàng Sa do vua Minh Mạng ban năm 1834, đã
có “một người lạ mặt” tự nhận là cán bộ nghiên cứu văn hóa ra đảo Lý Sơn đòi
lấy tờ lệnh này nhưng bất thành vì dòng họ Đặng đã cảnh giác.
Sau đó, UBND H.Lý Sơn đã thông báo toàn bộ tộc họ trên đảo,
nghiêm cấm trao tài liệu, hiện vật liên quan Đội Hoàng Sa cho người lạ nếu
chính quyền chưa cho phép.
Ủng hộ trưng bày phiên bản
Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP.Đà Nẵng
cho rằng, tư liệu trưng bày có thể chủ yếu là phiên bản vì vấn đề an ninh cho
hiện vật, rất khó trang bị thiết bị, con người bảo vệ nếu quá nhiều bản gốc.
Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Chăm TP.Đà Nẵng nêu
kinh nghiệm: “Về nguyên tắc, các bảo tàng cố gắng đưa ra hiện vật nguyên bản,
nhưng cũng có nhiều trường hợp đặc biệt bảo tàng trong và cả ngoài nước, tùy
tình hình vì lý do an ninh thì vẫn cho phép trưng bày phiên bản, Nhà trưng
bày Hoàng Sa có nhiều tài liệu bằng giấy còn liên quan kỹ thuật chống ẩm,
chống phai màu. Để chống trộm thì có tủ an toàn, thiết bị báo động, nhân viên
bảo vệ”.
Còn theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà
Nẵng, Nhà trưng bày Hoàng Sa lưu giữ hơn 500 tài liệu hiện vật, toàn bộ đều
có phương án bảo vệ rất cao, lực lượng công an và UBND H.Hoàng Sa luôn sát
cánh để tuyệt đối an toàn.
“Đặc biệt, phương án bảo quản tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung
Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa tháng 5.2014 được UBND H.Hoàng Sa thường xuyên phối
hợp với các ngành để gìn giữ tốt nhất vì đây không chỉ là hiện vật trưng bày
mà còn là tải sản quốc gia. Về hiện vật, qua 2 đợt hội thảo góp ý, đa số nhà
nghiên cứu, chuyên gia bảo tàng học ủng hộ trưng bày bản sao, còn bản gốc thì
lưu trữ để đảm bảo yếu tố an toàn”, ông Thiện nói.
Ông Võ Công Chánh, Chủ tịch UBND H.Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng cho
hay, qua hội thảo, UBND huyện tiếp thu ý kiến thay bệ đỡ bên dưới tàu cá như
thiết kế ban đầu bằng bể nước, trong đó, con tàu chứng tích ĐNa 90152 nổi
trên mặt nước, có cầu dẫn ra tàu cho khách tham quan, phía trước tàu có ngọn
hải đăng.
“Tuy nhiên về khu vực công viên này, về tàu cá, ngọn hải
đăng, ngọn đuốc Hoàng Sa, miếu Âm linh sẽ có buổi hội thảo riêng để tiếp tục
bàn phương án cụ thể”, ông Chánh nói.
(Theo Thanh niên) Nguyễn Tú
|
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét