Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Quỹ bình ổn giá điện: Người nghèo móc túi, nước ngoài hưởng lợi
Cập nhật lúc 16:28

(Thị trường) - Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trong nền kinh tế thị trường không có khái niệm Quỹ bình ổn giá cả.
TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ&Quản lý TP.HCM HASCON, Viện Trưởng Viện  Điện – Điện tử - Tin học EEI góp ý cho dự thảo quyết định Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân vừa được Bộ Công thương công bố để xin ý kiến nhân dân.

 Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, cái gọi là quỹ bình ổn giá lại lấy tiền của chính khách hàng.
Báo Đất Việt xin đăng tải nội dung bài viết này:
Bộ Công thương đã lập dự thảo quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Bộ Công thương đang xin ý kiến nhân dân, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chính thức.
Vừa qua, đầu tháng 1 năm 2016, chúng tôi đã viết bài “Giá điện Việt Nam: 7 phi lý và bí mật của EVN”, trong đó phân tích chứng minh những phi lý bất công trong giá điện của EVN, mà hậu quả là mỗi năm EVN đã lấy 8,6 tỉ đô la của người lao động Việt Nam, cho không các nhà tư bản nước ngoài trong khu vực FDI tại Việt Nam.
Bài viết này, cũng như công luận Việt Nam nói chung, đòi hỏi EVN và Bộ Công thương phải minh bạch “phương pháp tính giá điện của Việt Nam”, để nhân dân và công luận góp ý kiến cho phương pháp tính, để tìm ra những sai trái, bất hợp lý trong cách tính giá điện của EVN, để khắc phục những bất công, ngang trái trong giá điện.
Rất tiếc, EVN vẫn im lặng, không trả lời công luận. Đáng buồn hơn, Bộ Công thương cũng không có động thái gì thúc bách EVN công khai phương pháp tính giá điện.
Ngược lại, hôm nay Bộ Công thương lại đưa ra dự thảo quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Đọc văn bản Dự thảo này, chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề sau:
1. Dự thảo né tránh vấn đề cấp bách nhất là “phương pháp tính giá điện của EVN”, mà chỉ đưa ra những quy định rất chặt chẽ về việc “điều chỉnh giá điện” khi có biến động giá cả đầu vào của sản phẩm điện. Việc điều chỉnh được dựa trên cơ sở giá điện hiện hành. Như vậy, vô hình trung Bộ Công thương mặc nhiên khẳng định giá điện hiện nay của EVN là hoàn toàn đúng, phương pháp tính giá điện của EVN không có gì phải sửa đổi, càng không cần thiết phải minh bạch.
2. Điều 4 của Dự thảo nói rõ về Phương pháp lập giá bán điện bình quân như sau:
1. Giá bán điện bình quân được lập hàng năm trên cơ sở chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý, hợp lệ và lợi nhuận định mức của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư.
2.   Giá bán điện bình quân ( Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi) năm N được xác định theo công thức sau:Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi
Trong đó:
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí phát điện năm N (đồng), bao gồm các thành phần chi phí sản xuất kinh doanh điện của các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc, chi phí nhập khẩu điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập và chi phí mua điện từ các nhà máy điện nhỏ;
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí mua điện từ các nhà máy điện BOT năm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí mua điện từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo và năng lượng mớinăm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng doanh thu cho phép khâu truyền tải điện năm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện và lợi nhuận định mức năm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng chi phí điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống năm N (đồng);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Là thành phần giá được tính từ chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá bán điện hiện hành (đ/kWh);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Là mức trích lập Quỹ bình ổn giá điện (+) hoặc mức sử dụng Quỹ bình ổn giá bán điện (-) (đồng/kWh);
Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh), xác định trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện hàng năm, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng năm.
Chúng tôi có nhận xét như sau:
- Dự thảo đã liệt kê đầy đủ các thành phần của giá điện
- Nhưng không đả động đến phương pháp tính cho các thành phần đó, nghĩa là vẫn công nhận phương pháp tính không minh bạch của EVN
- Về thành phần Quy binh on gia dien:Nguoi ngheo moc tui, nuoc ngoai huong loi: “Tổng doanh thu cho phép khâu truyền tải điện”: Chúng tôi không thể hiểu cụm từ “Tổng doanh thu cho phép khâu truyền tải điện”. Chi phí của khâu truyền tải điện là một thành phần rất lớn trong giá điện. Chi phí này cũng phải được tính đúng, tính đủ như tất cả các chi phí khác tác động lên giá điện.
Tại sao không tính chi phí đó, mà lại đưa ra khái niệm “tổng doanh thu cho phép”? Ai cho phép? Căn cứ vào đâu để xác định mức cho phép? Chúng tôi nghĩ, đây chính là một mắt xích quan trọng của sự không minh bạch, mà EVN và Bộ Công Thương vẫn cố tình cho ẩn nấp
3. Về quỹ bình ổn giá điện:
Chúng ta đang gia nhập Hiệp định TPP, trong đó đòi hỏi kinh tế Việt Nam phải thực sự là kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả mọi hàng hóa được tự động lên xuống theo các quy tắc cạnh tranh tự do của thị trường, không có khái niệm Nhà nước kiểm soát giá, Nhà nước nâng giá hoặc giảm giá cho ai, cho mặt hàng nào. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường không có khái niệm quỹ bình ổn giá cả.
Hơn nữa, tiền đâu để lập quỹ bình ổn giá điện? Theo điều 4 của dự thảo nói trên, thì trong giá điện mà EVN thu của khách hàng có thêm thành phần GBO, là tiền để lập quỹ bình ổn giá điện. Hóa ra cái gọi là quỹ bình ổn giá lại lấy tiền của chính khách hàng.
Nói rõ ra, nếu quỹ bình ổn giá điện chính thức hoạt động, thì người dân Việt Nam không chỉ phải trả bình quân 1.700 đồng/KWh như hiện nay, mà còn phải trả thêm một khoản nữa. Cuối cùng, EVN lại lấy hơn 1.700 đồng/KWh của người dân để “bình ổn giá” cho FDI mà EVN bán cho họ chỉ 1.000 đồng/KWh.
(Theo Đất Việt) TS Nguyễn Bách Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét