Tiết lộ bản
thỏa thuận bí mật giữa Putin và Assad
Cập nhật lúc 09:25
Ngày 30/9/2015, không quân Nga bắt đầu không kích các lực lượng khủng bố tại Syria theo lời đề nghị của chính quyền Tổng thống Assad. Tuy nhiên, trước đó hơn một tháng, một bản thỏa thuận bí mật giữa Moskva và Damas đã được ký.
Thỏa
thuận bí mật
Theo AFP, hơn một tháng trước khi can thiệp vào Syria, quân đội Nga đã
tiến hành các vụ chuyển quân. Khi ấy Nga giải thích đó là những hoạt động
quân sự bình thường của họ trong khu vực Trung Đông, chỉ nhiều hơn một chút.
Sau này khi Nga thông báo không kích IS và các lực lượng khủng bố khác
ở Syria thì mọi người mới vỡ lẽ là đã có thỏa thuận gì trước đó giữa Nga và
Syria. Quả thật, ngày 26/8/2015, một thỏa thuận bí mật đã được ký tại Moskva.
Sở dĩ phải đợi sau hơn một tháng không quân Nga mới đánh IS là bởi vì
thỏa thuận trên cần được Quốc hội Nga cho phép.
Thỏa thuận hợp tác Nga-Syria, dài 7 trang, cho phép quân đội Nga rộng
quyền bố trí lực lượng, từ vũ khí cho đến quân số, tại Syria theo ý muốn. Văn
kiện này khẳng định thời gian can thiệp là vô giới hạn, mở đường cho Nga đóng
quân thường trực tại Syria. Thỏa thuận cũng bảo đảm cho quân nhân Nga quyền
bất khả xâm phạm về pháp lý không khác gì quyền miễn trừ ngoại giao. Quân
nhân Nga đồn trú tại Syria không bị chính quyền Syria kiểm soát, kể cả lúc ra
hay vào đất nước này.
Tuy không nói rõ thời gian can thiệp, nhưng Moskva gián tiếp cho biết
sẽ kéo dài từ ba đến bốn tháng, tức là vào cuối tháng 1/2016.
Nga sẽ ở
lại Syria bao lâu?
Tuy nhiên, những hoạt động của Nga gần đây cho thấy Moskva có ý định ở
lại Syria lâu dài. Mới đây ngày 9/1, máy bay vận tải quân sự của Nga đã thực
hiện hơn 280 lần xuất kích để cung cấp hàng hóa cho căn cứ không quân Hmeimim
của Syria. Theo Sputnik, hàng không vận tải quân sự của Nga đã chuyển gần 14.000
tấn hàng hóa tới Syria.
Đại tá Igor Klimov, phát ngôn viên Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga cho
biết: "Để chuẩn bị cho cơ sở hạ tầng của sân bay Hmeimim trên lãnh thổ
của Syria, các máy bay vận tải hạng nặng IL-76 và AN-124 Ruslan đã thực hiện
hơn 280 lần xuất kích và vận chuyển 13.750 tấn hàng hóa".
Trước đó, Nga cũng đã chuyển một lượng lớn khí tài tới Syria để hỗ trợ
không kích các lượng lượng khủng bố cho quân đội Damas.
Theo các nhà quan sát, Nga đang cho thấy ý định của mình tại Syria là
nghiêm túc hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây Nga thường thể hiện sự ủng hộ
của mình với chính quyền của ông Assad bằng việc sử dụng quyền phủ quyết của
mình ở Liên Hợp Quốc, thì giờ đây Nga đang biến lời nói thành hành động và
sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria chiến đấu chống khủng bố.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao Nga không có bất kỳ động thái
tương tự nào trước đây khi chế độ của Tổng thống Assad trải qua nhiều thời
điểm khó khăn hơn bây giờ?
Lý giải cho câu hỏi này, nhiều chuyên gia cho rằng, ở vào thời điểm
hiện nay dường như Nga cảm thấy cần thiết phải hành động chứ không phải chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những lời chỉ trích. Thực tế việc chỉ trích đã không
cho thấy vai trò của chính sách đối ngoại Nga trong cuộc khủng hoảng ở Libya.
Chính vì vậy, Kremlin cảm thấy cần phải “thay đổi chiến thuật”.
Mất
Syria là Nga mất hết?
Đặt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay, sự can thiệp
của phương Tây vào những vấn đề của Syria sẽ có những hậu quả nghiêm trọng
hơn nhiều đối với Nga. Mất Syria sẽ có nghĩa là Nga sẽ mất đi ảnh hưởng của
mình ở Trung Đông. Đó là điều mà Kremlin không hề mong muốn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng, trong “mọi trường hợp”, Nga
sẽ tiếp tục hỗ trợ cho chế độ của Tổng thống al-Assad bằng việc cung cấp viện
trợ cho nước này bao gồm cả viện trợ quân sự.
Các phương tiện truyền thông phương Tây ngay lập tức đã diễn giải phát
biểu của Tổng thống Nga như một động thái cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một
cuộc chiến ở Syria.
Khi phương Tây đang coi tổ chức IS là mối đe dọa chính ở Syria, động
thái tăng cường sự hiện diện quân sự bất ngờ của Nga ở Syria có thể được giải
thích theo một vài cách khác nhau.
Thứ nhất, có ý kiến cho rằng việc hiện đại hóa căn cứ quân sự tại
Latakia có thể được dùng như một đối trọng với các căn cứ không quân Incirlik
ở Thổ Nhĩ Kỳ mà liên quân do Mỹ đứng đầu đang sử dụng để tiến hành các cuộc
không kích chống IS. Thứ hai là phải chăng Nga đang tìm kiếm cơ hội để đàm
phán với Mỹ trong việc hợp tác chống lại kẻ thù chung là IS.
Kịch bản thứ hai nhiều khả năng xảy ra hơn bởi việc Nga đề nghị hỗ trợ
các loại vũ khí và các địa điểm quân sự được Nga trang bị trong cuộc chiến
chống IS sẽ là một ý tưởng hấp dẫn đối với các quốc gia phương Tây.
Vào thời điểm hiện nay, có thể các nước phương Tây không sẵn sàng nói
chuyện trực tiếp với chính phủ Syria nhưng họ sẽ nói chuyện với chế độ của
Tổng thống al-Assad thông qua Nga.
Với cách này, Nga có thể tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria và
giúp giảm áp lực đang đè nặng lên chính quyền của ông Assad.
Cục diện
Syria đã thay đổi
Báo Los Angeles Times ngày 19/1 viết rằng việc Nga tham gia vào cuộc
xung đột ở Syria đã làm thay đổi cán cân quyền lực tại đây.
Dẫn lời các chuyên gia phân tích, Los Angeles Times cho rằng sáu tháng
trước, Tổng thống Syria Bashar al-Assad từng tuyên bố với những người ủng hộ
ông rằng quân đội chính phủ sẽ rời khỏi các vị trí của mình sau “hàng loạt
thất bại nhục nhã”.
Nhưng hôm nay, các chiến binh IS, tổ chức được coi là tàn bạo nhất
trong số các lực lượng khủng bố tham gia vào cuộc xung đột Syria đang dần rút
lui khỏi các khu vực do chúng chiếm đóng.
Các thắng lợi đã tăng cường vị thế của chính phủ Assad trước thềm các
cuộc đàm phán về hòa bình ở Syria sẽ diễn ra tại Geneva sắp tới. Kết quả là
Mỹ và các quốc gia khác đã không nhắc nhiều tới yêu cầu ông Assad từ chức
ngay lập tức và đồng ý thành lập một chính phủ chuyển tiếp, sau đó là tổ chức
bầu cử tại Syria.
Các chuyên gia đều nhận định, phần lớn các thành công của quân đội
chính phủ Damas đều có sự trợ giúp của lực lượng Không quân Nga.
(Theo
Năng lượng Mới) Nh.Thạch
Theo AFP. AP, Reuters, CNN
|
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét