ĐỪNG LỪA DÂN!
Cập nhật lúc 14:19
Những ngày qua, trên các mạng xã hội xôn
xao bởi thông tin có người ngồi xe lăn bán vé số được 3.000 tờ/ngày. Thông
tin này được chính lãnh đạo sở tài chính của một tỉnh ở miền Tây đưa ra.
Bán một tờ vé
số kiếm được 1.100 đồng. Tính ra mỗi tháng, người bán vé số này - nếu có thật
- kiếm được cả trăm triệu đồng. Khiếp thật!
Thông tin trên
nhằm chứng minh ngành vé số đóng góp rất lớn cho ngân sách của tỉnh; ngành vé
số tạo công ăn việc làm cho người nghèo. Thế nhưng, ai cũng hiểu bản chất của
nó chính là để che đậy cho thu nhập “khủng” của lãnh đạo ngành này (có viên
chức quản lý thu nhập gần cả tỉ đồng/năm). Thậm chí nhiều nơi, công ty vé số
còn thoải mái tài trợ cho các đoàn cán bộ về hưu và sắp về hưu đi nước ngoài
“học tập kinh nghiệm” với kinh phí hàng tỉ đồng.
Xin đừng mang
người nghèo, người khuyết tật ra để tung hỏa mù cho những khuất tất trong
công việc của mình, đó là tội lỗi. Hàng ngàn người khuyết tật rong ruổi nắng
mưa cả chục năm trời còn chưa kiếm đủ miếng ăn, có khi không sắm nổi chiếc xe
lăn vài trăm ngàn đồng, thì sao nỡ loan tin rằng họ giàu có bằng tiền bán vé
số !?
Cũng như nhiều
tỉnh tuy xin gạo cứu đói nhưng lãnh đạo địa phương vẫn chủ trương, cổ xúy cho
việc tổ chức bắn pháo hoa rất tốn kém rồi xuề xòa cho rằng đây là nhu cầu cần
được thụ hưởng của người dân dù biết rất rõ rằng địa phương mình đang khó
khăn cỡ nào. Nuốt sao vô nổi “món ăn tinh thần” này trong khi “món ăn vật
chất” hằng ngày còn thiếu lên thiếu xuống!
Chuyện này làm
chúng ta nhớ đến truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của nhà văn Nguyễn Công Hoan
đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy vào năm 1939. Nội dung đại ý là quan trên tổ
chức buổi đá bóng, lệnh cho các xã phải bắt đủ 100 người đến xem. Than ôi,
mọi người quá đói khổ, phải lo làm lụng kiếm cái ăn, tinh thần nào mà xem bóng
đá! Nay cũng vậy, đói vàng mắt thì xem pháo hoa nỗi gì!
Cách đây không
lâu, cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang phát hiện giám đốc trung tâm cứu trợ trẻ
em tàn tật cùng 2 cộng sự ăn chặn hơn 180 triệu đồng tiền hỗ trợ trẻ khuyết
tật. Đích thân giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang đã
có đơn đề nghị không khởi tố vụ án vì “ngại các tổ chức, cá nhân biết tin
không ủng hộ trung tâm nữa”. Lý do “khó” như vậy mà cũng nghĩ ra được, quả là
đỉnh cao của sự lừa dối.
Bản chất của
những trường hợp nêu trên chính là sự bất chấp của cán bộ thừa chức quyền
nhưng thiếu sòng phẳng. Họ sẵn sàng mang người dân ra để che đậy sự yếu kém
và bất minh của bản thân, dù khó qua mặt được người khác nhưng dường như cũng
đủ để họ tự bịt mắt mình, lừa dối chính mình.
Dân cư ngày
càng đông, dân trí ngày càng cao. Chín mươi triệu đôi tai nghe ngóng, chín
mươi triệu cặp mắt soi sáng, thật không điều gì có thể bị che đậy trước tai
mắt người dân, đừng ai lấy vải thưa mà che mắt thánh! Cán bộ phải nhìn vào
hiện thực của đời sống, phải tôn trọng sự thật để mà hành xử thì dân mới tin,
mới trọng…
(Theo Người LĐ) Phạm Hồ
EVN cũng
đang tính lừa dân song họ không thô thiển mà khá tinh vi. Họ âm thầm đưa một
khoản chi phí gọi là "Quỹ bình ổn giá điện" vào trong công thức
tính giá điện bình quân, làm cơ sở để áp giá bán điện. May mà thông tin được
chuyên gia biết và đã đăng báo. Không biết Nhà nước có chấp nhận sự vô lí ấy?
Nếu được thì người dân sẽ góp thêm đáng kể lợi nhuận cho EVN. Nên nhớ hiện
giá xăng dầu, than đã giảm rất nhiều (nguyên liệu đầu vào SX) nhưng EVN vẫn
đang tính tăng giá điện.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét