Bán
thuốc dễ hơn bán rau
Cập nhật
lúc
07:36
Hết
thực phẩm nay đến lượt thuốc chữa bệnh bị nhà thuốc sửa hạn sử dụng vừa bị cơ
quan chức năng ở Hà Nội phát hiện.
Pháp
luật về kinh doanh thuốc rất chặt chẽ, vậy mà chuyện trục lợi trên sức khỏe
người bệnh vẫn xảy ra.
Ở
nước ngoài, đố ai có thể mua được viên kháng sinh nếu không có đơn của bác
sĩ. Nhưng ở VN thì muốn mua thuốc gì, thậm chí thuốc độc, ra hiệu thuốc là có
ngay. Trong quản lý thuốc, chúng ta đã sai từ đầu.
Trong
quy định hiện hành ở VN có hai danh mục thuốc: thuốc bán tự do và thuốc bán
theo đơn. Nước ngoài cũng như vậy, nhưng ở xứ họ không ai có thể đùa với luật
pháp.
Người
bán thuốc bắt buộc bán theo đơn, nhà thuốc sẽ lưu lại bản copy, bản chính gửi
lại cho khách hàng để theo dõi hướng dẫn của bác sĩ. Phần đơn lưu lại nhà
thuốc sẽ được kiểm đếm theo số thuốc bán ra và số đơn.
Ở
VN thì quy định bán thuốc theo đơn không được thực hiện nghiêm. Đây là một phần
nguồn cơn của tình trạng ngộ độc thuốc, kháng kháng sinh…
Một
hiện tượng thường thấy là người dân ra hiệu thuốc mua thuốc, ở đây theo quy
định là phải có dược sĩ thường trực, nhưng thực tế là dược sĩ chỉ có mặt khi
có đoàn kiểm tra, còn lại các nhà thuốc thuê bằng dược sĩ để có giấy phép
hoạt động.
Thậm
chí người bán thuốc thay bác sĩ “kê đơn”, người dùng thuốc uống kháng sinh
vài ngày thấy hết sốt thế là ngừng thuốc. Trong khi quy trình tác động của
kháng sinh không phải là hết sốt mà là phải đúng liều.
Việc
hướng dẫn dùng thuốc không đúng đã dẫn đến dùng thuốc sai và từ đó dẫn đến
rất nhiều hệ lụy đến sức khỏe người dùng thuốc.
Với
thực trạng bán thuốc như vậy, nhiều người nước ngoài đến VN ngỡ ngàng và họ
càng bất ngờ hơn khi VN có quá nhiều nhà thuốc. Ở nhiều nước, thông thường
trong phạm vi bán kính 500m chỉ có 1 nhà thuốc, ở ta thì có nhiều đoạn đường
có đến hàng chục nhà thuốc.
Nhiều
nhà thuốc thì tiện cho người mua, nhưng lâu dần sẽ nảy sinh tâm lý ngại đi
bác sĩ mà… khám bệnh luôn ở nhà thuốc. Có người nói không tiện lắm nếu ốm nhẹ
cũng phải đi bác sĩ nhưng đây là khoa học, là quy định của pháp luật, là
chuyên môn chứ không phải tiện hay là không.
Các
cơ quan chức năng nói rằng họ cũng biết hết những bất cập của việc bán thuốc,
nhưng lại có người nói khó chấn chỉnh do ít người quá, ở cấp sở chỉ có 3-4
người làm thanh tra. Vậy thì đặt ra luật làm gì, có luật mà không thực thi,
không chấn chỉnh vi phạm thì người bệnh phải lãnh đủ.
Không
thể chấp nhận thực trạng này. Pháp luật phải được thực thi. Đã là nhà thuốc
thì phải có dược sĩ thường trực, phải bán thuốc theo đơn và nếu bán lố thuốc
so với đơn thì đóng cửa nhà thuốc.
Thuốc
mua vào - bán ra phải có sổ sách theo dõi và theo dõi cả hạn dùng một cách
cẩn trọng.
Trường
hợp nghi ngờ mua phải thuốc kém chất lượng, hết hạn dùng phải báo ngay cho
đường dây nóng của cơ quan chức năng để xử phạt nghiêm minh… thì sẽ xử lý
được những bất cập hiện nay ở khâu bán lẻ dược phẩm.
Không
xắn tay vào chấn chỉnh, cứ để buông xuôi thì khó lòng mà xử được nạn thuốc
giả, thuốc hết hạn, bán thuốc gây hại cho người bệnh…
TS
TRẦN HỮU THĂNG - phó chủ tịch Tổng hội Y học VN
(Theo Tuổi trẻ)
LAN ANH ghi
|
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét