21:19
Vai trò chủ sở hữu Nhà nước với tập đoàn còn sơ
hở
SGTT.VN - Chính
phủ cho rằng trong thời gian thí điểm tập đoàn vừa qua, “sự yếu kém, chưa
hiệu quả của tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước có một nguyên nhân quan trọng là
quy định về thực hiện vai trò chủ sở hữu Nhà nước còn sơ hở, đây cũng là một
nguyên nhân dẫn tới một số vụ việc gây hậu quả rất nặng nề”, bộ trưởng, chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói như vậy tại buổi họp báo thường kỳ
của Chính phủ chiều 28.10.
Giao thêm các
tập đoàn cho bộ trưởng
Vì vậy, theo bộ trưởng Vũ Đức Đam, kỳ họp thường kỳ của Chính phủ
lần này đã dành nhiều thời gian để thảo luận về nghị định phân cấp, phân
quyền thực hiện chức năng quản lý chủ sở hữu đối với các tập đoàn nhà nước.
Cụ thể, theo ông Đam, trong số 21 tập đoàn, tổng công ty đặc biệt quan trọng,
sẽ có danh mục một số tập đoàn do Thủ tướng chịu trách nhiệm, có quyền hạn
trực tiếp, một số khác giao quyền và trách nhiệm cho các bộ trưởng. “Danh
sách cuối cùng thì Chính phủ, các bộ trưởng đang biểu quyết nên tôi chưa nắm
được cụ thể, song chắc chắn Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm dưới mười tập đoàn,
việc tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tới đây phải làm quyết
liệt hơn”, bộ trưởng nhấn mạnh. Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ cũng lưu
ý, việc dừng thí điểm một số tập đoàn, như với hai tập đoàn của ngành xây
dựng mới đây không đồng nghĩa là các tập đoàn đó phải dừng hoạt động, bộ trưởng
nói: Việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn hay các tổng công ty
mà thực chất là chỉ tiến hành sắp xếp, cái nào còn tập đoàn thì tổ chức theo
mô hình tập đoàn, không thì tổ chức theo mô hình tổng công ty, và nếu vẫn là
tập đoàn hay tổng công ty thì cũng chỉ tập trung ngành nghề sản xuất chính,
phù hợp quy mô, thị trường và khả năng quản trị của chính mình.
“Không lấy tiền
ngân sách trả nợ thay cho doanh nghiệp”
Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: việc
xử lý nợ xấu được tiến hành với rất nhiều giải pháp đồng bộ, nên dù ngân hàng
Nhà nước chưa trình được đề án thì không có nghĩa các việc khác chưa được
triển khai, và thực tế, theo ông Đam, thời gian qua, ngân hàng Nhà nước, cộng
đồng doanh nghiệp đang thực hiện một số giải pháp. “Tới đây phải có mục tiêu
cụ thể, Chính phủ cũng có yêu cầu lộ trình cụ thể với ngân hàng Nhà nước,
giảm khu vực nào, giảm từng bước thế nào”, bộ trưởng nói. Khi được hỏi về các
bước đi đang được Chính phủ, ngân hàng Nhà nước triển khai để thành lập công
ty mua bán nợ, và liệu công ty này có cần vốn mồi từ ngân sách, bộ trưởng Đam
cho biết, quy mô của công ty nợ xấu thế nào thì ngân hàng Nhà nước đang xây
dựng để trình Chính phủ, nhưng “dù quy mô nào thì Nhà nước cũng không (cho) dùng
tiền ngân sách để trả nợ thay cho các doanh nghiệp”, bộ trưởng nhấn mạnh. Tuy
nhiên, người phát ngôn Chính phủ lưu ý, nếu nợ xấu 100 đồng thì không phải
tất cả đều do công ty mua bán nợ xử lý, và nếu công ty này tham gia xử lý 20
đồng nợ xấu thì cũng không đồng nghĩa với việc công ty này phải bỏ ra 20
đồng.
Với cả hai vấn đề xử lý nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, bộ trưởng Đam nhấn mạnh: Biện pháp đề ra đã nhiều, cái chính giờ là tập
trung thực hiện.
(Theo Sài Gòn
tiếp thị) Trung Đức
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét