Quỹ bảo trì đường bộ: nên hoãn thu*
TT - Nhiều ý kiến đề xuất nên cân nhắc,
xem xét hoãn thu phí sử dụng đường bộ dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2013 nhằm
giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Như Tuổi Trẻ ngày 26-10 đưa tin,
Bộ Tài chính công bố dự thảo thông tư “hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện” để lấy ý kiến góp ý rộng
rãi.
Theo đó, về mức thu phí đối với xe máy,
Bộ Tài chính nhấn mạnh phải phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí.
Đây là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Để đảm bảo được yêu cầu này, UBND cấp tỉnh
có trách nhiệm xây dựng, quy định mức thu phí nằm trong khung phí mà Nhà nước
quy định.
Theo Bộ Tài chính, mức thu đối với xe máy
là không nhiều, mức sàn là 50.000 đồng/năm, tính ra cũng chỉ hơn 4.000 đồng/tháng/xe.
Còn mức tối đa là 150.000 đồng/năm, tính ra khoảng 12.000 đồng/tháng/xe. Đối
với xe máy cá nhân sở hữu trước ngày 1-1-2013 thì tháng 1 sang năm cá nhân
phải thực hiện khai, nộp phí một lần cho cả năm.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh:
Sẽ xem xét
Việc thu phí sử dụng đường bộ đáng
lẽ đã thi hành rồi, nhưng vừa qua Chính phủ thấy tình hình còn khó khăn nên
đã lùi lại. Bộ Tài chính đang được yêu cầu nghiên cứu, xin ý kiến về dự
thảo thông tin việc thu loại phí này. Sau khi tổng hợp lại, nếu có vấn đề
gì cần xin ý kiến, phải cân nhắc thêm thì Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính
phủ. Khi đó Chính phủ sẽ xem xét cụ thể và cân nhắc trong bối cảnh kinh tế
- xã hội chung.
|
Đối với môtô cá nhân sở hữu từ ngày
1-1-2013 trở về sau thì việc khai, nộp thuế chia làm hai loại. Nếu thời điểm
bắt đầu sở hữu trong khoảng từ ngày 1-1 đến 30-6 hằng năm thì chậm nhất ngày
31-7, chủ phương tiện phải kê khai, nộp phí với mức bằng 50% mức thu cả năm.
Còn trường hợp bắt đầu sở hữu trong khoảng từ ngày 1-7 đến 31-12 hằng năm,
chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày
31-1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Chủ xe lựa chọn thời hạn nộp phí
Đối với
ôtô, nhiều ý kiến băn khoăn mức thu hằng năm là khá lớn, nếu phải nộp một lần
mỗi năm sẽ gây khó khăn cho chủ xe, nhất là đối với những doanh nghiệp vận
tải. Về điều này, Bộ Tài chính giải thích: đối với ôtô, chủ xe sẽ nộp phí vào
kỳ đăng kiểm.
Cụ thể,
trường hợp chu kỳ đăng kiểm từ một năm trở xuống (như chu kỳ 1, 3, 6 và 12
tháng) thì chủ xe thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm
và được dán tem đăng kiểm và tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời
gian chu kỳ đăng kiểm. Ví dụ 1: Ôtô của ông A có chu kỳ đăng kiểm sáu tháng
(từ ngày 15-1-2013 đến ngày 15-7-2013). Ngày 15-1-2013, ông A mang xe đến
đăng kiểm và nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng
kiểm sẽ thu phí sử dụng đường bộ và cấp tem đăng kiểm, tem nộp phí sử dụng
đường bộ sáu tháng.
Tương tự,
đối với ôtô có chu kỳ đăng kiểm trên một năm (18, 24 và 30 tháng) thì chủ xe
phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng
kiểm (18, 24 và 30 tháng). Đây là quyền của chủ xe, người dân sẽ lựa chọn tùy
theo tình hình tài chính của mình.
Thu phí xe máy: trông chờ... tự giác
Trong dự
thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất UBND cấp xã là cơ quan thu phí đối với xe
máy của chủ phương tiện trên địa bàn. UBND cấp xã chỉ đạo tổ dân phố (hoặc
thôn) hướng dẫn chủ xe máy trên địa bàn kê khai các thông tin như họ tên,
thời gian nộp phí, số tiền... Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được tờ
khai nộp phí, tổ dân phố (hoặc thôn) kiểm tra kê khai và tiến hành thu phí.
Trường hợp kê khai không đúng thì tổ dân phố (hoặc thôn) đề nghị chủ phương
tiện kê khai lại.
Tuy quy
định như vậy nhưng theo một thành viên ban soạn thảo, việc thu phí sử dụng
đường bộ đối với xe máy là rất khó. Cùng với việc tuyên truyền của chính
quyền địa phương, cơ quan công an... thì chính sách này thực hiện chủ yếu dựa
vào sự tự giác, chấp hành pháp luật của người dân là chính. Chủ xe sẽ khai
báo với xã, phường nơi mình cư trú, tạm trú để nộp phí theo quy định. Trước
mắt việc thực hiện thu đối với xe máy chỉ đặt ra mục tiêu là để người dân làm
quen và thực hiện tự giác nộp với loại phí này.
Bộ Tài
chính ước tính số tiền đóng góp vào quỹ hằng năm khoảng 4.600 tỉ đồng. Cùng
với việc thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1-1-2013, Bộ Tài chính cũng khẳng
định từ thời gian này Nhà nước sẽ bãi bỏ các trạm thu phí được đầu tư bằng
vốn ngân sách nhà nước.
LÊ THANH
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
Quốc hội
Lê Thị Nga:
Nên cân nhắc thời điểm thu phí
Ngày 26-10, trao đổi với Tuổi Trẻ bên
hành lang kỳ họp Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga
cho rằng “chưa nên thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, xe đạp điện để
chia sẻ khó khăn với người dân”. Bà Nga nói:
- Trong tình hình kinh tế nói chung, đời sống
người dân nói riêng khó khăn như hiện nay, thì việc thu thêm bất kỳ khoản
thu nào cũng làm tăng thêm sự khó khăn của người dân. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý phí sử dụng đường bộ đã được Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và nghị định của Chính phủ quy định rồi, thời điểm này không phải là đặt thêm
một khoản thu mới.
Về mặt pháp lý, khoản thu này là cần thiết nhằm
mục đích bảo trì, bảo dưỡng đường bộ. Lợi ích và tính hợp lý, hợp pháp,
theo tôi là đã rõ. Nhưng vấn đề cần cân nhắc là thời điểm thu, mức thu và thu
đối với những loại phương tiện nào. Trước đây dự định bắt đầu thu từ tháng
6-2012, nhưng sau đó cân nhắc và hoãn lại. Nay, nếu Chính phủ dự kiến thu
từ 1-1-2013, tôi cho rằng cũng cần phải tiếp tục cân nhắc. Nếu có thể tiếp
tục hoãn thu một thời gian nữa để giảm khó khăn cho người dân và Nhà nước
vẫn còn khả năng cân đối một số nguồn khác để bảo trì đường bộ, là điều có
lợi trong bối cảnh chung hiện nay.
* Nhưng nếu Chính phủ quyết liệt thu, bà chia sẻ
như thế nào về áp lực chi tiêu của người dân trong bối cảnh kinh tế - xã hội
hiện nay và dự báo còn khó khăn ở năm 2013?
- Nếu vì quá khó khăn của ngân sách, buộc phải
thu thì cần phân loại đối tượng thu. Ví dụ cần phân loại các loại xe máy,
xe đạp điện... là những phương tiện thiết yếu trong đi lại của người dân, không
phải là những loại phương tiện gây hỏng đường nhiều thì chưa nên thu để
chia sẻ khó khăn với người dân.
QUỐC THANH thực hiện
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải Nguyễn Ngọc Đông:
Đã tính toán phù hợp
* Thưa ông, khi quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt
động sẽ bỏ các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước. Vậy sẽ bỏ bao nhiêu trạm
nộp ngân sách nhà nước khi quỹ hoạt động?
- Có khoảng 14 trạm thu phí đang thu nộp ngân
sách sẽ bỏ. Còn các trạm đang bán quyền thu phí sẽ thực hiện hết thời gian
của hợp đồng, chậm nhất đến năm 2015 sẽ bỏ các trạm này khi hết thời hạn
hợp đồng. Còn một số trạm trên quốc lộ 1 thu nộp ngân sách nhà nước sẽ bỏ
khi quỹ bảo trì hoạt động nhưng khi đoạn quốc lộ 1 đó được mở rộng theo
hình thức BOT sẽ chuyển sang trạm BOT. Số trạm bỏ sẽ giảm gần 400 tỉ đồng.
* Các hiệp hội vận tải, người dân kiến nghị nên
thu phí bảo trì đường bộ qua xăng dầu để công bằng. Tại sao phương án này không
được thực hiện, thưa ông?
- Điều này cũng đã được tính toán kỹ. Về khía
cạnh vận tải thì thấy vậy nhưng trên bình diện chung thì xăng dầu dùng cho
cả đánh cá, khai mỏ, nông nghiệp, công nghiệp nên khó cân đối, bù lại cho những
người không sử dụng xăng dầu vào giao thông đường bộ.
* Hiện các doanh nghiệp vận tải có xe tải nặng,
số lượng lớn cho rằng mức thu 1,04 triệu đồng/xe/tháng mà đóng trong kỳ đăng
kiểm thì gặp nhiều khó khăn. Họ kiến nghị nên giảm phí?
- Về mức phí, Bộ Tài chính cũng lấy ý kiến, cân
nhắc rất nhiều, so với nước ngoài mức phí mình vẫn thấp hơn nhiều. Thứ hai
là đã xem xét bối cảnh khó khăn kinh tế nên Thủ tướng đã lùi hiệu lực thực hiện
quỹ bảo trì đường bộ rồi. Nếu chậm thực hiện thì đường xuống cấp, vận tải khó
khăn, chi phí vận tải lại đội lên. Các yếu tố này đã cân nhắc tất cả.
TUẤN PHÙNG thực hiện
|
Ý kiến
Ông Nguyễn
Mạnh Hùng (chủ tịch
Hiệp hội Vận tải ôtô VN):
Thu theo kỳ kiểm định, doanh nghiệp sẽ
“chết”
Chúng tôi đề nghị rất nhiều lần: nếu thu theo
chu kỳ kiểm định thì có những doanh nghiệp đang khó khăn phải vay ngân hàng
nộp phí theo sáu tháng thì “chết”. Trong sáu tháng đó có những xe không hoạt
động vì hỏng hay thiếu hàng thì giải quyết thế nào? Đây là vấn đề nếu không
tính thì sau khi thực hiện sẽ có nhiều bức xúc. Bây giờ năng lực vận tải
giảm sút 30-50% mà nộp phí theo thời gian dù hoạt động hay không là không
hợp lý.
Ông Phạm
Xuân Mai (PGS.TS Trường
đại học Bách khoa TP.HCM):
Sức dân còn yếu, chưa nên thu phí
Hiện nền kinh tế còn rất khó khăn, nếu áp dụng
thu phí từ đầu năm 2013 là chưa hợp lý. Trong cuộc họp Quốc hội vừa rồi,
thấy các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn và sức dân yếu nên việc tiếp tục
dời thời gian thu phí là hợp lý nhất. Việc tổ chức thu phí xe máy đưa về các
UBND xã phường thực hiện được nêu một cách chung chung và vô thưởng vô
phạt.
T.P. - N.A.
* Không phải Phí mà là Quỹ bảo trì đường bộ
Không biết do báo chí gọi chưa đúng hay cơ quan phát ngôn Nhà nước
thông tin cách gọi như trên để tránh dư luận bức xúc vì đóng góp nhiều quá.
Phải gọi đúng là Quỹ bảo trì đường bộ. Trong Pháp lệnh Phí và Lệ phí số
38/2001/PLUBTVQH thì ngành Giao thông vận tải có rất nhiều loại phí, đứng
thứ 2 (chỉ sau lĩnh vực SXKD) với 13 loại, phí sử dụng đường bộ đứng ở vị
trí đầu danh mục. Khi thu Quỹ Bảo trì đường bộ thì 13 loại phí của danh mục
trên không có gì thay đổi (vì pháp lệnh chưa sửa đổi). Phải gọi là Quỹ bởi chẳng lẽ lại thu 2 loại phí
cùng nội dung. Đây cũng là một “sáng kiến” của Bộ GTVT nhằm gia tăng tận thu.
Thương Giang
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét