11:31
“Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như
trò đùa!”
Đòi hỏi chủ quyền “đường lưỡi
bò” của TQ ở biển Đông dựa trên một sự giải thích mập mờ về lịch sử và diễn
giải sai lệch luật quốc tế.
Đó
là lời chỉ trích của học giả Tiết Lý Thái - nhà bình luận nổi tiếng Báo
Phượng Hoàng (Hồng Kông) - khi nói về đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (TQ) ở
biển Đông, theo cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Về việc này, ông Lý Lệnh Hoa - nghiên
cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu hải dương quốc gia TQ - cũng khẳng định
“đường lưỡi bò” không hề có căn cứ, là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1947. Sự
việc sai trái, vậy mà nay một nhóm học giả TQ lại đang lên kế hoạch nghiên
cứu chú giải lại “đường lưỡi bò” với mưu đồ thuyết phục động đồng quốc tế về
“tính hợp pháp”.
Theo Tân Hoa xã, ngày 23.10 phát biểu trong cuộc họp báo công bố cái gọi là “Báo cáo về biển Hoa Nam-2011” Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc gia biển Hoa Nam Wu Shicun nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhóm là bắt tay vào nghiên cứu trên lý thuyết về đường chữ U (đường lưỡi bò). Chúng tôi có kế hoạch công bố với cộng đồng quốc tế bản chú thích hợp pháp về đường chữ U trong vòng một năm, cùng với thông báo và tuyên bố bằng văn bản của chúng tôi để trả lời cho những thắc mắc của quốc tế xung quanh vấn đề này”. Đường lưỡi bò - còn được gọi là đường 9 đoạn - là đường phân định ranh giới mà TQ sử dụng để ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông, trong đó bao trùm những vùng biển không thể tranh cãi thuộc về Việt Nam. Việc TQ đưa ra yêu sách về chủ quyền theo cái gọi là “đường lưỡi bò” không chỉ gây làn sóng phản đối của các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền, mà còn làm dư luận khu vực, quốc tế lo ngại sẽ dẫn đến những bất ổn trong khu vực. Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore - GS Kishore Mahbubani - đã từng cảnh báo TQ sai lầm và cho rằng việc TQ năm 2009 gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” là hành động không khôn ngoan bởi nó không phù hợp luật pháp quốc tế; “đường lưỡi bò” có thể sẽ chỉ là “cái cùm lớn đeo vào cổ TQ”. Ngày 7.7 vừa qua, GS Carl Thayer khẳng định với việc đệ trình chính thức tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U, cố tình giữ mập mờ về các tọa độ địa lý chính xác của các đường này, TQ đã lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khu vực thiết lập. Nhiều học giả của TQ cũng lên tiếng về sự vô lý của “đường lưỡi bò” với những phân tích xác đáng. Trong một bài viết hôm 20.7, học giả Tiết Lý Thái đặt vấn đề rằng, nếu như TQ nhấn mạnh đường 11 đoạn mà Chính phủ TQ đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước TQ mới ra đời, TQ lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa? Học giả Lý Lệnh Hoa - nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu hải dương quốc gia TQ - là người có nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài phân tích về vấn đề biển và luật biển cho rằng vẽ ranh giới như vậy không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền 200 hải lý của các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia. Theo ông Lý, Công ước về Luật Biển 1982 quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa TQ với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, TQ đã ký kết tham gia công ước thì cần chấp hành quy định của công ước, giữ chữ tín với thế giới. Do hình ảnh “đường lưỡi bò” được đưa vào SGK nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân TQ rằng đây là “quốc giới”, trong khi nó lại không được thế giới công nhận. “Nếu vẫn tiếp tục khẳng định như trên thì căng thẳng tại biển Đông không bao giờ kết thúc. Tôi mong muốn học giả và người dân TQ có thể tiến cùng thời đại, tìm hiểu sự thực và thay đổi quan niệm chưa đúng đắn của mình” - học giả Lý Lệnh Hoa nói.
Linh Tâm (
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét