13:11
Bỗng dưng thấy toát mồ hôi
(Dân
trí) - Tại cuộc thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội và thu chi ngân
sách năm 2012 - 2013 sáng ngày 24/10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thái độ
không đồng tình với kiến nghị giãn tiến độ tăng lương của Chính phủ.
(Minh họa: Hồng Anh)
Đại biểu Trần Du Lịch phân tích: Tăng
lương là xu hướng cần thiết để đảm bảo cuộc sống của công chức cũng như bộ
máy chính trị. Để đảm bảo tăng lương đúng lộ trình, tôi đề xuất cắt giảm các
khoản chi thường xuyên khác ngoài lương và trợ cấp xã hội, ít nhất 10% so với
thực chi của năm 2012. Vì tôi thấy rằng, chi ngoài lương còn nhiều khoản vô
tội vạ. Các vị đại biểu phát ngôn trên nền của thực tiễn cuộc sống. Như đại
biểu Cù Thị Hậu, thẳn thắng cho rằng nếu không đủ sống thì sẽ dễ dẫn đến tham
nhũng và các vấn đề xã hội khác.
Nhưng trong 22 trịêu người nhận lương
ngân sách, có mấy ai có “cơ hội” để tham nhũng? Những cán bộ công chức bình
thường ngày 8 tiếng cần mẫn với công việc, chỉ chờ đợi vào đồng tiền lương
thiện, chắc chắn sẽ rất khó khăn nếu như không được tăng lương trong năm tới
theo đúng lộ trình.
Ngay cả khi có thông tin lạc quan về lộ
trình tăng lương trước đây, nhiều chuyên gia cũng e ngại về giá trị thật của
đồng tiền được tăng lên mang lại. Bởi vì nếu như để tái lạm phát thì chênh lệch tăng đó chưa chắc đã đủ bù.
Vậy thì, đề xuất hoãn tăng lương thực sự làm cho người dân vô cùng thất vọng.
Hậu quả những thất bại của nền kinh tế
trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người dân, doanh
nghiệp. Doanh nghịêp sập tiệm tất nhiên nhà nước không thu thuế được. Nhà
nước không có đủ tiền thì không thể tăng lương. Người dân không được tăng
lương sẽ không có tiền tiêu xài. Dân không tiêu xài thì đình đốn sản xuất.
Đình đốn sản xuất dẫn đến doanh nghịêp chết. Cái vòng luẩn quẩn thật khó có
thể thoát ra nếu như không có những giải pháp đột phá quyết liệt và hiệu quả.
Lấy tiền đâu ra để tăng lương? Nếu chỉ
dựa vào khoản thu ngân sách để cân đối thì quả là vô phương vì con số âm đã
rõ rành rành. Nhưng như các đại biểu
đã chỉ ra, đó là còn có các khoản chi “vô tội vạ”. Vậy thì, nhiều dự án công
như tượng đài, bảo tàng cũng nên tạm thu xếp lại để dành tiền cứu khó cho dân
và kích thích sản xuất tiêu dùng. Các cơ quan nhà nước bớt chi tiêu, mua sắm
ôtô, cán bộ nhà nước bớt liên hoan tiệc tùng, đừng đi tham quan nước ngoài
kết hợp du lịch như vẫn thường làm.
Tiền ở đâu ra ư! Nếu tăng lương theo
đúng lộ trình thì ngân sách phải chi thêm từ 60.000 – 65.000 tỉ đồng. Nghe mà
bỗng dưng thấy toát mồ hôi. Nhưng toát mồ hôi không phải vì số tiền 65.000 tỉ
đồng phải chi thêm để trả lương cho người lao động, mà vì số tiền thất thoát,
lãng phí, thua lỗ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cao hơn con số này
gấp nhiều lần.
(Theo Dân trí) Lê
Chân Nhân
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét