20:14
Bầu cử Mỹ:
Hai ứng cử viên tiếp tục bới móc, bôi nhọ lẫn nhau
TT - Giới phân tích chính trị Mỹ nhận
định cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ Mitt
Romney căng thẳng đến mức một kịch bản “được ăn cả ngã về không” giống như
Bush/Gore năm 2000 có thể lặp lại.
Những ngày này ở Mỹ, kênh truyền
hình nào cũng dày đặc các quảng cáo bôi nhọ lẫn nhau của hai nhóm tranh cử.
Thôi thì đủ cả các kiểu nói xấu. Nào ông Obama tăng thuế, thực hiện các chính
sách sai lầm khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cắt giảm phúc lợi xã
hội của người dân, chuyên đi xin lỗi nước khác. Nào ông Romney chỉ là một gã
nhà giàu lố bịch, chỉ bảo vệ lợi ích của 1% giới nhà giàu, sẽ đổ gánh nặng thuế
má lên đầu tầng lớp trung lưu...
Chiến
dịch “kiểm chứng sự thật”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên
gia Mark Jurkowitz thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết trong mùa bầu cử
2012, truyền thông Mỹ ào ạt đăng tải thông tin tiêu cực về cả
hai ứng cử viên. Số lượng thông tin tiêu cực về ông Obama và ông Romney chiếm
tới 70% tổng số tin bài về họ. Những thông tin tiêu cực này cũng xoay quanh
luận điểm mà hai phe cáo buộc nhau: ông Obama thất bại trong chính sách kinh
tế, còn ông Romney là kẻ bảo vệ nhà giàu.
“Điều đó
có nghĩa là chiến dịch vận động của hai phe đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan
điểm và sự đánh giá của giới truyền thông. Ở một mức độ nhất định, nhiều tờ
báo đã đánh mất sự trung lập, trở thành cái loa phát ngôn cho các ứng cử
viên” - chuyên gia Jurkowitz chỉ trích. Nhà báo nổi tiếng Glenn Kessler của
tờ Washington Post cho biết điều đáng nói là rất nhiều luận điểm của hai phe
tranh cử chứa đầy thông tin sai sự thật, xuyên tạc, thổi phồng.
“Các vấn
đề tranh cử càng phức tạp thì những thông tin dối trá càng nhiều” - nhà báo
Kessler cho biết. Trên báo Washington Post, ông Kessler đứng mục “Kiểm chứng
sự thật”, đánh giá mức độ đúng sai của những tuyên bố mà các chính trị gia
đưa ra. Ông từng xác định việc ông Romney cáo buộc ông Obama “chuyên đi xin
lỗi” là lời bịa đặt trắng trợn, và cũng không ít lần vạch ra những luận điểm
sai sự thật của Đảng Dân chủ.
CNN, tạp
chí Time và nhiều tờ báo, blog... tại Mỹ cũng đang lao vào nhiệm vụ “xác minh
sự thật”. “Nhưng tất nhiên chúng tôi không thể thay đổi được bản chất của
chính trường - nhà báo Kessler thừa nhận - Có lần một cố vấn của ông Romney
còn tuyên bố là họ sẽ không để chiến dịch tranh cử bị những người xác minh sự
thật cản trở. Và không sự thật nào có thể thuyết phục được những cử tri quá
khích của mỗi phe”.
Nhà báo
Kessler khẳng định ông chỉ muốn giải thích cho các cử tri những thông tin mà
họ tiếp cận được và chính họ sẽ tự quyết định bằng lá phiếu của mình. “Chỉ
cần có thêm nhiều người hiểu thì đó là một thành công” - ông Kessler nhấn
mạnh.
“Một hệ thống đổ vỡ”
Còn trong
lúc này, hai ứng cử viên đang chạy nước rút qua các bang với tốc độ tám bang
trong 48 giờ. Cuộc tranh giành trái tim cử tri đang vào hồi quyết liệt.
Theo khảo
sát của Hãng Gallup, tỉ lệ ủng hộ của cử tri toàn quốc dành cho ông Romney
hiện lên tới 51% so với ông Obama chỉ đạt 46%. Theo khảo sát của ABC News và
báo Washington Post, ông Romney đang dẫn trước ông Obama với tỉ lệ sát sao
hơn: 49-48%. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ đang có lợi thế ở một số bang “chiến
trường” (nơi cử tri không ngả hẳn về Dân chủ hay Cộng hòa). Một số khảo sát
cho thấy ông Obama đang dẫn trước ông Romney ở
Trao đổi
với Tuổi Trẻ, ông Patrick Butler, phó chủ tịch Trung tâm Báo chí quốc
tế (ICJ) tại Washington, cho rằng khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ
riêng với ba bang đông dân California, New York và Illinois, nơi đa số cử tri
ủng hộ Đảng Dân chủ, ông Obama đã có thể bỏ túi 104 phiếu đại cử tri. Do đó,
chỉ cần chiến thắng ở một số bang “chiến trường”, ông Obama sẽ giành được
trên 270 phiếu đại cử tri. Năm 2000, ứng cử viên Cộng hòa George Bush đã
chiến thắng trước đối thủ Dân chủ Al Gore dù ông Al Gore giành được 48,38% phiếu
phổ thông toàn quốc, còn ông Bush chỉ có 47,87%. Nguyên nhân do ông Al Gore
chỉ nhận được 266 phiếu đại cử tri, trong khi ông Bush nhận được 271 phiếu.
Thế
nhưng, cách thắng cử này lại “là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị Mỹ đã
đổ vỡ” như nhà báo Bill Nichols, tổng thư ký tòa soạn báo Politico, nhận
định. Theo ông, hệ thống cử tri đoàn là một món đồ cổ đã hết giá trị. Những
người sáng lập nước Mỹ đã tạo ra hệ thống này vào năm 1787, khi những hạn chế
về đi lại và liên lạc cản trở các ứng cử viên tranh cử trên phạm vi toàn quốc.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét