21:18
Tháp truyền hình
hàng chục tỷ không cần hồ sơ thiết kế!
Ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài PTTH
Nam Định cho rằng, hiện vẫn chưa xác định được thời điểm tháp bị
đổ và sức gió là cấp mấy nên chưa thể khẳng định “bị đổ là do
không đáp ứng các thông số về kỹ thuật”.
Sớm xây dựng tháp truyền hình mới!
Chiều 31/10, PV VietNamNet đã có buổi làm việc với
ông Tú sau sự cố tháp này bị gió bão quật đổ.
Ông Trần Anh Tú cho rằng: Trước mắt, Đài phối hợp
với các cơ quan chức năng để khắc phục sự cố này. Chúng tôi đã đề
nghị viễn thông
Cũng theo ông Tú, hiện tại nhà đài vẫn sản xuất chương trình và phát trên truyền hình cáp. Khoảng 10 ngày nữa, Đài
Sau khi khắc phục các sự cố, Đài PTTH Nam Định sẽ
tiến hành xây dựng tháp truyền hình mới, ngay tại vị trí tháp bị
đổ.
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư, về chất lượng kỹ
thuật công trình tháp truyền hình mới như thế nào, đang là bài
toán đặt ra.
“Trước mắt, chúng tôi sẽ xin hỗ trợ từ Đài truyền
hình Việt Nam và các đơn vị liên quan quan, sau đó sẽ xin ý kiến từ
tỉnh” - ông Tú nói.
Không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật!
Được biết, tháp ăngten này do VTC mua từ nhà sản xuất -
Công ty Le BLANC (
Ông Trần Anh Tú khẳng định việc nhập khẩu thiết bị đã được thẩm định đầy đủ.
Còn về thiết kế, do mua trọn gói từ
Cũng theo ông Tú, sau khi công trình này hoàn thành
(6/2010), chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiệm thu
và kiểm tra chất lượng công trình.
Kết quả nghiệm thu khẳng định đây là công trình đạt
tiêu chuẩn về chất lượng.
Tuy nhiên, sau sự cố tháp bị đổ, nhiều nghi vấn về
chất lượng công trình này đã được đặt ra.
Cụ thể, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995, tháp
truyền hình phải chịu được gió tốc độ 181 km/giờ (cấp 15). Ngoài ra, phải
tính toán đến sự cố vừa xảy ra tình huống bão và động đất để
thiết kế tháp đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, trong bản hợp đồng mua tháp ăng ten giữa
một bên là chủ đầu tư –Đài PTTH Nam Định với đơn vị cung cấp thiết
bị là Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) lại ghi rõ:
“Tháp được thiết kế chịu được tốc độ gió 120km/giờ”.
Như vậy, phía chủ đầu tư và đơn vị cung cấp thiết
bị đã tự ý, thỏa thuận hạ tiêu chí kỹ thuật của tháp truyền
hình. Ông Tú không nói lý do vì sao lại hạ thấp tiêu chí này.
Theo ông Tú, mô hình thiết kế của công trình này na
ná với tòa tháp ở Bình Dương. Tuy nhiên, đặc điểm thổ nhưỡng, điều
kiện khí hậu ở 2 địa phương là hoàn toàn khác nhau.
“Bây giờ, không thể khẳng định tháp bị đổ là do
không đảm bảo chất lượng. Bởi, hiện tại chưa ai khẳng định được
tại thời điểm tháp bị đổ, sức gió là bao nhiêu. Có thể nó là
cấp 12, hoặc cũng có thể là trên cấp 12” - ông Tú cho
hay.
Trong khi đó, tài liệu từ Trung tâm
dự báo khí thượng thủy văn TƯ, thì sức gió đo được tại TP Nam Định
vào lúc 20 giờ 23 phút tối 28/10 là 17m/s (cấp 7), giật 29m/s (cấp
11), tương đương 104 km/ giờ.
Tòa tháp ở
Như vậy, nếu như chỉ số kỹ thuật tháp truyền hình
chịu được sức gió 120km/giờ theo như trong bản cam kết giữa chủ đầu
tư và đơn vị cung cấp thiết bị là chính xác thì tháp truyền hình
sẽ không bị đổ.
Trao đổi với VietNamNet xung quanh sự cố này, ông
Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh
Riêng về sự cố tháp truyền hình bị đổ, tỉnh giao
cho lãnh đạo Đài PTTH Nam Định phối hợp với các cơ quan chức năng
để giải quyết.
Liên quan đến sự việc này, hiện Cục Giám định nhà
nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cũng đã cử người về
để tìm hiểu nguyên nhân.
(Theo
VietNamnet) Hoàng Sang – Kiên Trung
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét