Giấy chứng nhận và bổ nhiệm GS: Bên khinh, bên trọng?
Tại sao cùng ở đất nước Việt Nam lại tồn tại hai loại: GS, PGS trước 2007 (được công nhận đến khi chết) và GS, PGS sau 2009 (chỉ được công nhận 2 năm)? Đợt xét chức danh năm 2009, tháng 5/2009 các ứng viên nộp hồ sơ nhưng đến tháng 5/2010 mới hoàn thành bổ nhiệm. Có ứng viên phải 'chạy" đến năm trường ĐH mới được bổ nhiệm, tạo nên hình ảnh rất phản cảm về trí thức Việt Nam . Vậy trách nhiệm của Bộ GD và ĐT trong trường hợp này ra sao?
Cách đây ít lâu, tôi có đọc được bài của GS Nguyễn Văn Tuấn "Đề nghị cải cách chức danh giáo sư" (Tuần Việt Nam , 05/09/2011), thấy rất tâm đắc với những vấn đề GS Nguyễn Văn tuấn nêu lên.
Khi triển khai Quyết định 174 về việc xét công nhận bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó GS trên nhiều tờ báo đã xuất hiện rất nhiều bài viết của các độc giả gồm nhiều thành phần: Nhà văn, nhà báo, nhà khoa học . . . phản ánh những bất cập vô lý trong quyết định này. Trong bài viết này, chúng tôi xin đi tìm lý do vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng chức danh GS Nhà nước luôn giữ quan điểm như trong Quyết định 174.
Trong bài: "Vì sao đủ tiêu chuẩn vẫn không được bổ nhiệm chức danh?", GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN đã phát biểu: "Sau hai năm nếu ứng viên không được cơ sở nào bổ nhiệm, thì tấm giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cũng chỉ giữ để làm kỷ niệm vì nó chỉ có giá trị trong hai năm".
Quá bức xúc với cách phát biểu này, trong bài "Vì sao đủ tiêu chuẩn vẫn không được bổ nhiệm chức danh - nghĩ về trách nhiệm của Bộ GD và ĐT", tác giả Bùi Thị Đoài đã thốt lên "Chúng tôi thực sự sốc trước phát biểu này (của GS Nhung)! Tôi làm nghề kinh doanh, bất cứ mặt hàng nào sản xuất ra đều ghi thời hạn sử dụng trên các sản phẩm đó. Cũng như các giấy chứng nhận GS, PGS trước năm 2007, giấy chứng nhận GS, PGS năm 2009 cũng không ghi thời hạn sử dụng.
Tại sao cùng ở đất nước Việt Nam lại tồn tại hai loại: GS, PGS trước 2007 (được công nhận đến khi chết) và GS, PGS sau 2009 (chỉ được công nhận 2 năm)? Đợt xét chức danh năm 2009, tháng 5/2009 các ứng viên nộp hồ sơ nhưng đến tháng 5/2010 mới hoàn thành bổ nhiệm. Có ứng viên phải 'chạy" đến năm trường ĐH mới được bổ nhiệm, tạo nên hình ảnh rất phản cảm về trí thức Việt Nam . Vậy trách nhiệm của Bộ GD và ĐT ra sao trong trường hợp này ra sao?
Chưa hết, trong bài "Bổ nhiệm GS, giấy sổ đỏ nhà đất", có đoạn "Tại buổi tập huấn xét chức danh GS tháng 6/2010, một ứng viên đã hỏi- đề nghị phân biệt công nhận chức danh GS và bổ nhiệm chức danh GS? Ông Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS NN đã trả lời:
Từ năm 2009, những ai có giấy chứng nhận GS/ PGS, đều được vinh danh tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám, nhưng GS Nhung lại cho rằng giấy chứng nhận GS/ PGS đó chỉ tương đương với điểm sàn ĐH. Chỉ khi bổ nhiệm mới thực sự trở thành GS/ PGS. Đây là cách làm vô lý và không tránh khỏi tiêu cực Rõ ràng cách bổ nhiệm GS/PGS hoàn toàn không phải theo thông lệ quốc tế mà chỉ giúp cho những người ra quyết định bổ nhiệm được nhận bổng lộc và ân huệ- Từ năm 2009, những ai có giấy chứng nhận GS/ PGS, đều được vinh danh tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám, nhưng GS Nhung lại cho rằng giấy chứng nhận GS/ PGS đó chỉ tương đương với điểm sàn ĐH. Chỉ khi bổ nhiệm mới thực sự trở thành GS/ PGS. Đây là cách làm vô lý và không tránh khỏi tiêu cực. |
"Được công nhận chức danh GS giống như thí sinh thi đủ điểm sàn đại học do Bộ GD và ĐT qui định. Còn bổ nhiệm chức danh GS giống như thí sinh không những đủ điểm sàn mà còn đủ điểm chuẩn vào trường mà thí sinh đăng ký. Như vậy ứng viên được công nhận chức danh GS, Phó GS nhưng chưa được bổ nhiệm thì vẫn không được gọi là GS !"
Qua phản ánh của các báo, có thể đưa ra những nhận định sau:
- Hội đồng chức danh GSNN rất coi thường giấy chức nhận chức danh GS/ PGS. Giấy chứng nhận đó hoàn toàn không tương đương với bằng tốt nghiệp ĐH như nhận xét của GS Nguyễn Văn Tuấn. Vì bằng tốt nghiệp ĐH sau hai năm vẫn có giá trị (kể cả bằng tại chức), trong khi giấy chức nhận GS/ PGS sau hai năm "chỉ làm kỷ niệm"
Rõ ràng cách bổ nhiệm GS/PGS hoàn toàn không phải theo thông lệ quốc tế mà chỉ giúp cho những người ra quyết định bổ nhiệm được nhận bổng lộc và ân huệ. Theo nhận định của người viết bài này, đây có thể là lý do vì sao Chính phủ đã ra nghị quyết 66CP về việc gộp 2 quy trình công nhận và bổ nhiệm chức danh GS/PGS làm một nhưng Bộ GD và ĐT vẫn duy trì quyết định 174 cũ.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, đề nghị Bộ GD và ĐT, HĐCDGSNN cần có hồi âm và lý giải chủ trương này cho bạn đọc được rõ.
(Theo Vietnamnet) Nguyễn Hoàng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét