Chủ tịch nước: Lấy ý kiến cử tri về Luật biểu tình
Sắp tới, ban soạn thảo Luật biểu tình sẽ lấy ý kiến cử tri. Mong cô bác thẳng thắn góp ý - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri quận 4, TP.HCM.
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4 chiều 29/11. Ảnh: Thái Thiện |
Ngày 29/11, tổ đại biểu QH gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch và giám đốc công ty Mỹ Á Hoàng Hữu Phước đã tiếp xúc với cử tri quận 3 và 4, báo cáo kết quả kỳ họp QH vừa bế mạc.
Cử tri: Rất buồn
Đã có 6 ý kiến của cử tri đề cập tới Luật biểu tình. Tại quận 3, có hai ý kiến ủng hộ đại biểu Hoàng Hữu Phước không nên xây dựng Luật Biểu tình, còn tại quận 4, cử tri Phạm Đình Toàn (phường 3) nói: "Tôi rất buồn khi có nhận xét dân trí còn thấp, chưa cần thiết có Luật biểu tình. Nhưng nếu suy xét kỹ, thì việc xây dựng bộ luật này là tiến bộ, vì sẽ vừa tôn trọng được quyền biểu tình của người dân được ghi trong Hiến pháp, vừa quản lý hoạt động này, không để kẻ xấu lợi dụng..".
Liên quan tới nội dung phát biểu ở nghị trường, cử tri Nguyễn Minh Giới (phường 16, quận 4) đề nghị đại biểu Hoàng Hữu Phước cho biết căn cứ vào tiêu chí nào để đánh giá dân trí Việt Nam thấp, từ đó đề nghị QH chưa cần có Luật biểu tình?
Cử tri Nguyễn Duy Cung (phường 6, quận 4) thì thẳng thắn góp ý với ông Phước: "Đại biểu Phước nên xem lại việc phát biểu của mình khi nói dân trí thấp, nói như vậy có vội vã, quá lời hay không? Bởi anh đứng phát biểu trước QH, cả nước và cả thế giới đều biết...".
Trả lời cử tri, ông Phước khẳng định trong bài phát biểu của mình tại QH không có từ "dân trí thấp". "Chính xác phát biểu của tôi về vấn đề dân trí là ở hành lang QH. Khi đó, một số báo có hỏi tôi về vấn đề này và câu trả lời của tôi là "khi nào dân trí cao hơn, nền kinh tế phát triển hơn thì khi đó chúng ta mới cần tới Luật biểu tình".
Trả lời cử tri, ông Phước khẳng định trong bài phát biểu của mình tại QH không có từ "dân trí thấp". "Chính xác phát biểu của tôi về vấn đề dân trí là ở hành lang QH. Khi đó, một số báo có hỏi tôi về vấn đề này và câu trả lời của tôi là "khi nào dân trí cao hơn, nền kinh tế phát triển hơn thì khi đó chúng ta mới cần tới Luật biểu tình".
Ông Phước cũng giải thích: "Khi nói về Luật biểu tình, tôi đã nói với tất cả tấm lòng mình. Nhưng đây là ý kiến riêng của tôi trên nghị trường, còn về nguyên tắc thì chúng ta phải bàn luận và thống nhất trên cơ sở số đông. Mong cử tri hiểu cho tôi, bởi lúc nào tôi cũng quan niệm cử tri là cha mẹ, phận làm con luôn phải "khắc cốt ghi tâm", lúc nào tôi cũng mang theo mình cuốn sổ ghi chép ý kiến của cử tri, điều tôi nói cũng là ý kiến của một bộ phận cử tri...".
Xung quanh các ý kiến về Luật biểu tình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng dù có hai luồng ý kiến khác nhau, nhưng việc xây dựng đã có trong chương trình của QH. Mục tiêu là đảm bảo quyền của người dân được quy định trong Hiến pháp, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng biểu tình vào mục đích khác.
"Sắp tới, ban soạn thảo Luật biểu tình sẽ tổ chức lấy ý kiến của cử tri. Đến lúc đó, chúng tôi mong cô bác thẳng thắn góp ý, để hoàn thiện luật trước khi áp dụng vào cuộc sống" - Chủ tịch nước nói.
Cải cách lương phải thực chất Bức xúc với chuyện một lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) "thương" cán bộ trong ngành chỉ có lương trung bình hơn 7 triệu đồng/tháng, trong khi tập đoàn này lỗ trên 10 nghìn tỷ đồng, cử tri cũng đề nghị cải cách tiền lương sắp tới phải thực chất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: "Khâu khó nhất trong cải cách tiền lương là khu vực hành chính vì liên quan tới ngân sách. Nhưng mục tiêu, lộ trình cải cách tiền lương đã rõ, việc xét lương, tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế". |
(Vietnamnet) Thái Thiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét