Người Nga dự báo sốc về virus corona
Cập nhật lúc 15:25
Nhà khoa học người Nga tin
rằng, chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) rất có thể sẽ tồn tại mãi.
Mới đây, nhà
khoa học Alexandr Lukashev, Giám đốc Viện Ký sinh trùng tại Đại học
Sechenovskiy đã có trả lời Sputnik cho rằng, virus corona chủng mới đang gây
nên đại dịch toàn cầu có thể sẽ không biến mất hoàn toàn khỏi thế giới hiện
đại và con người sẽ sống chung với chúng.
"Bệnh viêm
phổi cấp do coronavirus đã lan rộng quá mức và rất có thể sẽ không biến mất
hoàn toàn" - ông Alexandr Lukashev nhận định.
Theo nhà khoa
học Nga, theo thời gian, bệnh COVID-19 sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn và sẽ tồn
tại cùng con người trong tương lai.
“Virus lây truyền tốt, nó đã lây lan rất rộng và tồn tại ở tất cả các quốc
gia trên thế giới. Nó sẽ không biến mất. Rất có thể, virus này sẽ tồn tại mãi
mãi với chúng ta” - nhà khoa học Nga nhận định.
Ông Lukashev
cũng cho rằng, trong tương lai, virus corona sẽ không còn nguy hiểm về mặt xã
hội song để ổn định tình hình về COVID-19 sẽ có thể mất tới vài năm.
"Theo các
chuyên gia, virus vẫn tồn tại trong quần thể con người và sẽ không suy yếu,
nhưng sẽ không còn là mối đe dọa công khai" - ông Lukashev nhận định.
Bên cạnh đó,
nhà khoa học Nga cũng nhận định rằng, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ bắt
đầu đợt bùng phát thứ hai của virus corona chủng mới. Ông cho rằng, nước này
hiện đang sử dụng một loại thuốc để điều trị virus corona.
Cho đến nay,
Bắc Kinh đã duy trì tình trạng phong tỏa rất nghiêm ngặt, điều mà không nhiều
quốc gia trên thế giới có thể làm được.
Nhà khoa học
Alexander Lukashev là người đã cảnh báo rằng, tỷ lệ tử vong do virus corona
chủng mới ở những người hút thuốc cao hơn so với những người không hút thuốc,
điều này được xác nhận bởi bằng chứng khoa học.
"Tôi không
biết các bằng chứng khoa học cho thấy những người hút thuốc ít có nguy cơ
nhiễm coronavirus, nhưng lại có bằng chứng cho thấy những người hút thuốc có
tỷ lệ tử vong cao hơn những người không hút thuốc" - ông Lukashev nói
với Sputnik.
Các nhà khoa
học Nga cho biết, hiện đã có 3 loại thuốc dùng để điều trị bệnh COVID-19.
Loại thuốc thứ
nhất là thuốc chống virus triazavirin. Hiện tại, thuốc này đã được điều chế ở
dạng xông, có thể được sử dụng chuyên để điều trị bệnh đường hô hấp do virus
corona gây ra. Thuốc triazavirin được các nhà nghiên cứu RAS phát triển vài
năm trước tại Viện Tổng hợp hữu cơ, chi nhánh ở vùng Urals. Trung Quốc hiện
đang sử dụng thử nghiệm loại thuốc của Nga để điều trị COVID-19.
Loại thuốc thứ
hai là sản phẩm của Viện Tổng hợp hữu cơ và Viện Hóa hữu cơ mang tên Zelinsky
ở Moscow. Hai viện này đã lập ra phác đồ tổng hợp thuốc chống virus của Nhật
Bản là favipiravir. Loại thuốc này cũng đã sẵn sàng để thử nghiệm.
Thứ ba là thuốc
fortepren, do Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh quốc gia mang tên Gamaleya và Viện
Hóa hữu cơ điều chế. Cơ sở của nó là thuốc thú y fosprenil, được sử dụng để
điều trị nhiễm virus corona ở gia súc. Hiện tại loại thuốc này đang trong
giai đoạn đăng ký. Sau đó, thuốc có thể được chuyển sang thử nghiệm để kiểm
tra khả năng tác dụng của nó đối với COVID-19.
Trước đây, có
tin thuốc remdesivir, favipiravir và umifenovir đang được thử nghiệm lâm sàng
trong quá trình điều trị bệnh nhân mắc virus corona ở Nga.
Tính đến ngày
30/3, đã có 1.836 bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 đã xác nhận tại Nga (1.226 ca
trong số đó ở Thủ đô Moscow), 9 người tử vong, 66 người đã được chữa khỏi.
Trong cuộc họp với các vị đại diện toàn quyền của tổng thống ở các khu vực
liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, hiện giờ mọi thứ đang được
thực hiện nhằm không để mối đe dọa về virus corona ảnh hưởng đến nhiều người.
Nhưng từ bây giờ, điều quan trọng là phải tính đến tất cả các kịch bản và sử
dụng kinh nghiệm của các quốc gia khác trong cuộc chiến chống lây nhiễm bệnh.
"Việc
chuẩn bị cần được tiến hành ở tất cả các khu vực và tính đến tất cả các lựa
chọn phát triển tình hình đã được tính toán dựa trên kinh nghiệm của các quốc
gia khác" - Tổng thống Putin tuyên bố.
(Theo Đất Việt)
Quế Chi
|
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét