Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Cuộc chiến giá dầu: Bấn loạn, Washington liên minh Riyadh chống Moscow

Cập nhật lúc 15:32                

Với những động thái của Washington và Riyadh, cho thấy các đối thủ của Moscow đã rất sốt ruột nên có thể chủ động kết thúc cuộc chiến giá dầu...

Bấn loạn, Mỹ muốn liên minh với Ả-rập Saudi để điều tiết thị trường dầu mỏ
The Wall Streets Journal ngày 20/3 cho hay, nhiều quan chức Bộ Năng lượng Mỹ đang cố gắng thuyết phục Nhà Trắng thành lập liên minh Ả-rập Saudi để điều tiết thị trường dầu mỏ thế giới, bao gồm cả sản lượng và giá cả.
Nếu một liên minh dầu mỏ như vậy ra đời, Washington sẽ giúp tăng cường quan hệ với Riyadh và điều này sẽ thúc đẩy Ả-rập Saudi rời khỏi OPEC. Ngoài ra, liên minh này cũng sẽ có thể can thiệp vào mối quan hệ giữa Nga và Ả-rập Saudi.
Cụ thể, liên minh giữa Mỹ và Ả-rập Saudi sẽ hỗ trợ việc ổn định giá dầu mỏ thế giới, trong bối cảnh Moscow và Riyadh không thể đạt được thỏa thuận về sản lượng khai thác dầu hồi đầu tháng 3.
Giới chuyên gia nhận định, quá trình chuẩn bị cho việc thành lập liên minh dầu mỏ mới sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian. Bên cạnh đó, trong trường hợp Nhà Trắng và Bộ Năng lượng Mỹ thông qua kế hoạch, vẫn chưa biết phản ứng  của Riyadh thế nào.


Giá thành cao là bất lợi lớn nhất của dầu đá phiến Mỹ

Đề xuất của Bộ Năng lượng Mỹ được đưa ra một cách vội vã khi tác động từ cuộc chiến dầu tới ngành công nghiệp sản xuất đá phiến của Mỹ khủng khiếp hơn lượng tính của Washington.
Cay đắng là trong khi Nga và Ả-rập Saudi cùng nhiều thành viên OPEC gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu, thì các hãng dầu mỏ khổng lồ của Mỹ phải cắt giảm sản lượng. Điều này vô hình trung giúp Moscow đạt được mục đích.
Bởi Washington đã cho rằng, Moscow quyết tạo ra một cuộc chiến dầu mỏ với mục đích lớn nhất là buộc các nhà sản xuất dầu của Mỹ phải cắt giảm sản lượng, giúp cho Nga chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc chiến năng lượng với Mỹ.
Mới hơn 2 tuần trôi qua, mà sự khốc liệt của cuộc chiến giá dầu đã khiến cho ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ lao đao. Vì dầu của Mỹ có giá thành cao nên dễ bị tổn thương. Có thể thấy điều đó qua thực trạng của Occidental Chemicals Corp.
Xin nhắc lại. Ngày 9/8/2019, Occidental Chemicals Corp đã bỏ ra tới 38 tỷ USD để thực hiện vụ thôn tính đối thủ Anadarko Chemicals Corp, kết thúc cuộc cạnh tranh giữa hai trong số những tên tuổi hàng đầu của ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ.
Anadarko có diện tích khai thác trải rộng gần một phần tư mẫu Anh, nằm trong lưu vực Permian, mỏ đá phiến hàng đầu của Mỹ, nơi đã giúp Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới với hơn 12 triệu thùng mỗi ngày.
Để có được chiến thắng, Occidental phải vượt qua người khổng lồ Chevron Corp, vì vậy đây được xem là thương vụ thế kỷ của ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ. Sau khi hoàn tất thương vụ, cổ phiếu của Occidental lập tức tăng 2,5%, lên 47,13 USD.
Giám đốc điều hành Occidental Vicki Hollub cho biết việc hợp nhất với Anadarko là niềm hân hoan và tạo ra một dấu mốc quan trọng khi chỉ của 2 ông lớn này mà là của cà ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ trong thế kỷ 21.
Ngày 28/2, Giám đốc điều hành Occidental khảng định sẽ thực hiện việc trả cổ tức cao như đã cam kết. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi thực sự đang ở trạng thái tốt và tôi cho rằng cuộc chiến giá dầu sẽ không kéo dài". Vậy mà ngày 22/3 ông đã rời bỏ công ty.


Washington bấn loạn vì thương vụ thế kỷ của Occidental có thể trở thành thảm hoạ thế kỷ của công nghiệp dầu đá phiến Mỹ

Washington liên minh Riyadh, Moscow mừng thầm
Giới phân tích cho rằng, kế hoạch của Bộ Năng lượng Mỹ về việc thành lập một liên minh dầu mỏ giữa Mỹ với Ả-rập Saudi nhằm điều tiết thị trường dầu mỏ thế giới, bao gồm cả sản lượng và giá cả, là không khả quan, thậm chí không khả thi.
Thứ nhất, Mỹ muốn thành lập liên minh, nhưng lại lấy đó làm cơ sở kéo Ả-rập Saudi ra khỏi OPEC
Có thể thấy, chính nội dung đề xuất này là lời cảnh báo với Riyadh, nếu chấp nhận kế hoạch thì sẽ trở thành công cụ của Washington, phục vụ cho mưu đồ Mỹ nhằm đảm bảo và gia tăng lợi ích Mỹ.
Đơn giản là xét về lợi thế khi thành lập liên minh, Ả-rập Saudi vượt trội Mỹ khi có giá thành sản xuất thấp hơn, nhưng xét về ưu thế thì Mỹ lại vượt trội Ả-rập Saudi, vì Mỹ vừa là nước xuất khẩu, vừa là nước nhập khẩu, trong khi Ả-rập Saudi xuất ròng.
Điều này khiến lợi ích của Mỹ và Ả-rập Saudi có nhiều khác biệt. Với Ả-rập Saudi thì sản lượng và giá cả luôn hướng tới tối đa hoá lợi nhuận, còn với Mỹ thì hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận - nghĩa là cân bằng lợi ích giữa sản xuất và xuất khẩu.
Như vậy, điều tiết theo Mỹ hay Ả-rập Saudi? Washington khó có thể buộc Riyadh theo ý mình, nếu Ả-rập Saudi có cái nền OPEC. Tuy nhiên, khi mất nền tảng này thì Riyadh không thể cưỡng lại Washington. 
Đó là lý do tại sao kế hoạch của Bộ Năng lượng Mỹ lại hướng tới việc kéo Ả-rập Saudi ra khỏi OPEC, chứ không xây dựng cơ chế trong-ngoài OPEC. Điều đó cho thấy thành lập liên minh chỉ là mưu đồ Mỹ mà nền tảng lại là lợi ích của Ả-rập Saudi.
Thứ hai, liên minh giữa Mỹ với Ả-rập Saudi sẽ can thiệp vào quan hệ giữa Nga và Ả-rập Saudi
Việc thành lập liên minh có thể khiến Ả-rập Saudi "thiệt đơn", nhưng lại giúp Mỹ "lợi kép", điều này khiến liên minh khó có thể bền vững, vì không loại trừ Riyadh sẽ bắt tay Moscow tái lập cơ chế trong-ngoài OPEC khi thiệt hại đến mức không chịu nổi.
Bởi cả Nga và Ả-rập Saudi đều là nước xuất khẩu dầu thô và nằm ở top đầu thế giới, nên lợi ích giữa Nga và Ả-rập Saudi có nhiều tương đồng, vì thế mục đích mà Moscow và Riyadh hướng tới không có nhiều khác biệt.
Có thể hiểu, trong điều tiết thị trường dầu, Moscow và Riyadh chung cả cách thức và mục đích, còn giữa Washington và Riyadh thì chỉ chung cách thức còn khác mục đích. Vì vậy, Riyadh dễ dàng hoá giải ân oán với Moscow, cụ thể là nhún nhường.
Còn khi Ả-rập Saudi liên minh với Mỹ, nếu xảy ra trường hợp "cơm không lành canh không ngọt", Riyadh muốn hoá giải ân oán với Washington không hề dễ dàng, nguy hiểm là nếu nhún nhường sẽ đưa Ả-rập Saudi đến thảm hoạ. Vì lợi ích khác biệt.


Mất nền OPEC, Riyadh sẽ thành công cụ của Washington

Giới phân tích cho rằng Washington thừa hiểu điều này nên quyết chặn cửa Riyadh quay lại với Moscow, đó là sử dụng liên minh giữa Mỹ với Ả-rập Saudi để can thiệp vào quan hệ giữa Ả-rập Saudi với Nga.
Điều này thoạt nhìn tưởng chừng Washington rất nhân nghĩa với Riyadh khi giúp hoá giải ân oán với Moscow, song thực ra là đóng cửa Riyadh với Moscow. Bởi khi đó điều kiện với Nga là của liên minh Ả-rập Saudi - Mỹ, mà Nga không dễ chấp nhận.
Nghĩa là nếu liên minh với Washington, Riyadh sẽ không còn được chủ động đưa ra quyết định dựa trên tính toán về lợi ích của Ả-rập Saudi, mà sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào Washington dựa trên tính toán về lợi ích Mỹ.
Theo giới phân tích, khi chấp nhận cuộc chiến giá dầu, dường như Tổng thống Putin đã lường trước việc Riyadh có thể sẽ bắt tay với Washingon để triệt hạ Moscow, và nhà lãnh đạo Nga cũng nhìn thấy khả năng này khó xảy ra, nên cứ bình chân như vại.
Với những động thái của Washington và Riyadh, cho thấy các đối thủ của Moscow đã rất sốt ruột và có thể cuộc chiến giá dầu sẽ sớm kết thúc, mà phần chiến bại sẽ hoàn toàn không thuộc về Moscow.
(Theo Đất Việt) Ngọc Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét