Bác sĩ Mỹ: Bầu trời đang sụp đổ
Cập nhật lúc
15:08
"Tôi hứa sẽ không để con chị phải chết vì căn
bệnh này", Cornelia Griggs, một bác sĩ nhi khoa, trấn an người hàng xóm
Karen ở New York.
Trong bài viết trên NYTimes ngày 19/3, Cornelia, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa tại một bệnh viện ở New York, Mỹ, kể lại cuộc trao đổi đầy khó khăn với Karen, người mẹ có con đang điều trị tại bệnh viện của cô.
"Hãy
nhìn vào mắt tôi. Tôi xin hứa với cô sẽ làm hết sức", Cornelia nói, cố
kiềm chế cảm giác nghèn nghẹn ở cổ họng. Hình ảnh đứa trẻ nằm viện với vô số
ống truyền cắm trên người khiến cô đau lòng.
Hai tuần
trước, những đứa trẻ nhà Cornelia và Karen còn cùng nhau ăn pizza và xem phim
hoạt hình, chạy qua chạy lại. Đó là trước khi "cách biệt cộng đồng"
trở thành xu hướng nhằm ngăn Covid-19 lan rộng ở Mỹ.
"Tôi có
thể phần nào yên tâm về lời hứa với Karen, bởi thống kê cho thấy trẻ em dường
như không có nhiều nguy cơ chết vì Covid-19. Nhưng tôi không thể đưa ra lời
hứa tương tự với nhiều người khác", Cornelia viết.
Vài ngày
sau, nữ bác sĩ này nhận được tin nhắn từ một người bạn thân. Cô ấy bị hen
suyễn. "Tớ nói với cậu chuyện này chỉ vì cần có ai đó để chia sẻ",
nội dung tin nhắn có đoạn.
Người bạn
nói rằng nếu cô bị ốm và có tiên lượng xấu, Cornelia hãy thu âm giọng nói của
con gái 4 tuổi Josie cho cô ấy nghe. "Tớ nghĩ nó sẽ cứu sống tớ",
cô nói.
Tại bệnh
viện Cornelia làm việc, một trong những trung tâm y tế lớn nhất thành phố New
York, số ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng lên, buộc lãnh đạo bệnh viện phải phân
bổ lại số nhân viên y tế nhiều nhất có thể tới phòng cấp cứu, phòng cách ly
và phòng chăm sóc đặc biệt.
Cornelia cho
rằng đây là kịch bản mà tất cả mọi người cần chung tay để đối phó, nhưng dự
báo tình hình có thể diễn biến tồi tệ hơn trong thời gian tới.
Y
tá mặc đồ bảo hộ tại khu xét nghiệm Covid-19 ở trung tâm y tế Đại học
Washington, Seattle. Ảnh: AFP.
"Bầu
trời đang sụp đổ. Tôi không ngại nói ra điều này. Vài tuần nữa, tôi có thể bị
coi là một kẻ truyền bá thông tin gây hoang mang, nhưng chẳng sao. Thậm chí,
tôi còn hạnh phúc hơn nếu dự cảm của mình là sai", cô nói.
Cornelia,
một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa và là chuyên gia hồi sức cấp cứu, khẳng
định mình không phải là người đưa ra những thông tin không có căn cứ. Cô từng
dành phần lớn thời gian đào tạo để tham gia vào các ca phẫu thuật chấn thương
trong phòng cấp cứu và thực tập tại các phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện
Đại học Harvard và hiện còn 4 tháng đào tạo cuối cùng về phẫu thuật nhi khoa
ở thành phố New York.
"Công
việc của tôi đôi khi đòi hỏi phải thức dậy giữa đêm để chạy tới bệnh viện nhi
và cứu sống nhiều em bé bằng ECMO, kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể được sử
dụng khi một đứa trẻ bị suy hô hấp dù đang dùng máy thở", cô mô tả.
Những kịch
bản diễn tập ứng phó Covid-19 ở giai đoạn cuối cũng là một phần công việc của
Cornelia. Sau 9 năm theo nghề y, hoảng loạn không còn tồn tại trong từ điển
của cô. Nhưng lần này hoàn toàn khác.
"Chúng
ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu, với tốc độ
và quy mô chưa từng thấy. Những lỗ hổng trong hệ thống y tế và tài chính đã
bị phơi bày trong đại dịch này. Cho dù đại dịch này diễn tiến thế nào, cuộc
sống của tất cả chúng ta vẫn sẽ mãi mãi thay đổi", cô nhận định.
Tại các cơ
sở y tế trên tuyến đầu chống Covid-19, bệnh nhân xếp hàng dài bên ngoài phòng
khám, phòng cấp cứu để chờ đợi câu trả lời, nhưng nguồn lực của hệ thống y tế
có hạn. Chỉ sau ngày 13/3, các cơ quan y tế ở New York mới có thể tiến hành
xét nghiệm nCoV một cách dễ dàng hơn, nhưng vẫn rất hạn chế.
Ngay cạnh
văn phòng của Cornelia ở bệnh viện, một phòng thí nghiệm đang được chuyển
thành nơi xét nghiệm với hy vọng có thể thực hiện được 1.000 ca xét nghiệm
mỗi ngày. Nhưng các hướng dẫn và tiêu chí xét nghiệm thay đổi theo ngày, đẩy
hệ thống y tế Mỹ vào tình trạng bất định. Lãnh đạo bệnh viện làm việc không
mệt mỏi, nhưng bác sĩ ở các khoa lại tỏ ra bi quan về khả năng đáp ứng nhu
cầu điều trị tăng đột biến của bệnh nhân nhiễm nCoV.
"Đầu
tuần này, bệnh viện nhi nơi tôi làm việc sắp hết găng tay và nhiều đồ bảo hộ
khác. Đây là điều tồi tệ đối với nhân viên y tế và những bệnh nhân có nguy cơ
nhiễm bệnh cao. Ngoài thiết bị bảo hộ, nhiều nguồn cung vật tư y tế khác cũng
dần cạn kiệt", Cornelia tiết lộ.
Bệnh viện
thành phố New York có 4.000 giường bệnh, nhưng chỉ được trang bị 500 máy thở
thường trực và 250 máy dự phòng. Nếu tiếp nhận số ca nhiễm tăng nhanh như ở
Italy, New York sẽ nhanh chóng cạn kiệt máy thở.
Các phương
pháp "điều trị virus" vẫn mới ở giai đoạn thử nghiệm và rất khó
được phê chuẩn trong thời gian ngắn. "Tôi xin nhắc lại, bầu trời đang
sụp đổ", nữ bác sĩ nhấn mạnh.
Nhân viên y tế buộc lại khẩu trang tại Bệnh
viện Roper St. Francis, ở Nam Carolina hôm 16/3. Ảnh: AP.
Cornelia nói
rằng cô đưa ra cảnh báo này không phải để khiến mọi người hoảng loạn, mà muốn
kêu gọi chung tay hành động. "Chúng tôi cần có nhiều vật tư y tế hơn
ngay bây giờ, đặc biệt là găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ và máy thở. Chúng
tôi cần đội ngũ kỹ sư công nghệ chế tạo và thử nghiệm các hệ thống có thể cải
tiến máy thở để tăng khả năng hỗ trợ bệnh nhân. Chúng tôi cần các phòng thí
nghiệm tập trung tất cả nguồn lực để nhanh chóng nghiên cứu vaccine và phương
pháp kháng virus nhằm chống lại Covid-19".
Cô cũng cho
rằng các bệnh viện Mỹ cần nhanh chóng điều chỉnh những phương pháp hiện nay
để ứng phó với nCOV. Bác sĩ trên toàn cầu cần chia sẻ thông tin, hướng dẫn và
chiến lược thông qua mạng xã hội, bởi các kênh thông tin truyền thống quá
chậm chạp.
Nữ bác sĩ
khẩn thiết kêu gọi mọi người chung tay giảm thiểu số ca nhiễm mới bằng cách ở
yên trong nhà. "Giống như tất cả mọi người, tôi đã có lúc vô cùng sợ hãi
khi nghĩ tới những kịch bản Covid-19 tồi tệ nhất có thể. Nhưng việc suy nghĩ
tiêu cực không giúp ích được gì. Thay vì hoảng loạn trong đơn độc, chúng ta
cần cùng nhau hành động", cô viết.
"Chúng
tôi, những người phải tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 mỗi ngày, rất cần các
bạn, cần trí óc, cần những giải pháp sáng tạo và cần sự lên tiếng của các bạn
để chiến đấu vì chúng tôi. Chúng tôi có thể cũng đang kiệt sức khi cố gắng
cấp cứu cho mỗi bệnh nhân bước vào cánh cửa bệnh viện. Nhưng nếu có sự chung
tay của mọi người, tôi hứa sẽ không hoảng loạn. Tôi sẽ tận dụng hết khả năng
và chuyên môn của mình để giữ mạng sống cho mọi người. Do đó, mọi người hãy
làm những điều tương tự vì chúng tôi".
Thanh Tâm (Theo NY Times)
Thật buồn
cho một nước Mỹ giàu có nhất thế giới. Họ không đủ thiết bị và cơ số quan
trọng nhất là máy thở, kít xét nghiệm… Sao không sang VN để mua? VN đã sản
xuất bộ kít thử nhanh (HV Quân y mỗi ngày cho ra hơn chục nghìn bộ), hàng
loạt công ty may đang ngày đêm sản xuất ra hàng triệu chiếc khẩu trang kháng
khuẩn… Và VN vừa mới thoát nghèo, không có nhiều tỉ đô la như Mỹ!
Nước Mỹ
hãy ngẩng lên nhìn VN, khi đó bầu trời sẽ lại hửng sáng!
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét