Đề nghị phạt “nóng” ca bệnh Covid thứ
100 vì trốn cách ly
Cập nhậtlúc 14:32
Hành vi trốn cách ly, không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch
bệnh Covid-19 của người đàn ông 55 tuổi đang bị chuyên gia y tế đề nghị xử
phạt "nóng".
Đó là trường
hợp người đàn ông 55 tuổi ngụ tại TPHCM (ca bệnh Covid-19 thứ 100 của Việt
Nam).
Theo kết quả
xét nghiệm nhận được lúc 20h ngày 22/3 từ Viện Pasteur TPHCM, xác định bệnh
nhân mang quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở quận 8, dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đây là trường hợp có tiền sử bệnh đái tháo đường và viêm khớp.
Ngày 18/3, mặc
dù bệnh nhân chưa có dấu hiệu bệnh nhưng được Trung tâm Y tế Quận 8 lấy mẫu
giám sát theo nhóm đối tượng dự lễ hội từ Malaysia.
Ngay sau khi xác định ca bệnh, giải
pháp khoanh vùng xử lý dịch đã được ngành thành phố khẩn trương thực hiện.
Các bước điều tra dịch tễ về ca bệnh ghi nhận những vấn đề bất thường trong
việc phòng chống dịch ở bệnh nhân. Theo đó, đây là trường hợp từ Kuala Lumpur
- Malaysia về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Asia Air số hiệu
AK524.
Ngay sau khi về
nước, bệnh nhân đã được hướng dẫn tự cách ly tại nhà vì những yếu tố nguy cơ
có liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh tại nước bạn sau thánh lễ Hồi giáo.
Tuy nhiên, người bệnh đã không tuân thủ các khuyến cáo cách ly của cơ quan
chức năng. Trong thời gian từ ngày 4/3 đến ngày 17/3, bệnh nhân đã liên tục
đi lễ tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar - số 157B/9 Dương Bá Trạc, phường
1, quận 8, TPHCM.
Trước đó, bệnh
nhân thứ 61 ngụ tại Bình Thuận được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi
dự thánh lễ Hồi giáo tại Malaysia. Dựa vào hộ chiếu, cơ quan chức năng xác
định có rất nhiều người ở TPHCM đã tham dự lễ cùng bệnh nhân trên. Cơ quan
chức năng của nước bạn cũng đã xác định có 673 ca dương tính với virus
SARS-CoV-2 sau thánh lễ.
Người bệnh né tránh cách ly sẽ gia tăng nguy cơ phát
tán dịch cho cộng đồng
Trước nguy cơ
từ nhóm người dự thánh lễ trở về, ngành Y tế TPHCM đã phát đi thông tin tìm
kiếm và khuyến cáo những người từng dự thánh lễ ở nước bạn có liên quan đến ca
bệnh thứ 61 cần chủ động liên hệ với cơ quan chức năng để thực hiện các biện
pháp phòng dịch, chủ động cách ly, theo dõi sức khỏe, tránh nguy cơ phát tán
dịch bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên, trường hợp trên đã không tuân thủ các
khuyến cáo đã được cơ quan chức năng đề nghị thực hiện.
Hành vi trốn
cách ly, gia tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh, xem thường sức khỏe, sinh mạng
của cộng đồng đang gây tâm lý bức xúc cho xã hội và các chuyên gia trong lĩnh
vực y tế.
Sáng 23/3,
trao đổi với phóng viên, BS Trương Hữu Khanh – chuyên gia trong phòng chống
dịch bệnh truyền nhiễm đang công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho rằng:
“Rõ ràng ca bệnh thứ 100 đã có hành vi trốn cách ly làm gia tăng nguy cơ phát
tán dịch Covid-19. Đây là hành vi nguy hiểm, đe dọa an toàn của cả cộng đồng,
dù đang mắc bệnh nhưng hành vi này của người bệnh cần phải xử phạt nóng để làm
gương cho những người khác”.
Chung
tay phòng chống dịch Covid-19 là trách nhiệm của mọi người
Cũng theo BS
Khanh: “Ca bệnh thứ 17 cơ quan chức năng nói sẽ phạt, đến ca bệnh thứ 34 lại
nói chờ xong phạt, điều đó đã làm phát sinh ra ca bệnh thứ 100. Hồng Kông, Đài
Loan thành công trong phòng chống dịch chính là do phạt "nóng". Nếu
chiếu theo Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, ca bệnh thứ 100 sẽ bị xử
phạt hành chính ở mức từ 5 đến 10 triệu đồng, nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý
hình sự”.
Trước đề xuất
của BS Hữu Khanh và tâm lý bức xúc của cộng đồng, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM
cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang phải tập trung chủ lực vào việc tìm kiếm
những trường hợp tiếp xúc với ca bệnh để thực hiện biện pháp cách ly, khoanh
vùng xử lý dịch. Hành vi của người bệnh nếu chiếu theo luật thì sẽ bị xử lý.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cách tốt nhất là động viên người bệnh an tâm
điều trị, từ thông tin người bệnh cung cấp để tìm kiếm những người tiếp xúc
gần, việc xử phạt sẽ hạ hồi phân giải”.
(Theo Dân trí) Vân Sơn
Chính quyền
chưa thực sự nghiêm túc với những trường hợp coi thường luật pháp về phòng ngừa
dịch bệnh. Đây không phải là sự nhân văn của chính quyền mà cách hành xử nhẹ
nhàng chính là coi thường quyền lợi của cộng đồng, của người dân. Rất cần có vụ
xử lí điểm nghiêm khắc để chấm dứt tình trạng này. Có thể cho tạm giam (dạng
cách li hoặc chữa bệnh) sau đó sẽ đưa ra tòa xét xử theo điều luật cuả Luật
Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét