Chỉ thị cách ly toàn xã hội: Người dân đừng lo
lắng, đừng tích trữ đồ
Cập nhật lúc 16:29
Chủ tịch UBND
TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết người dân không cần lo lắng, vì cửa
hàng, siêu thị… vẫn hoạt động bình thường.
Trao đổi với
VietNamNet chiều nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP
đã khuyến cáo nhiều lần với người dân là TP đã chuẩn bị mọi phương án, trong
mọi trường hợp đều có thể cung cấp đầy đủ cho người dân về lương thực thực
phẩm.
“Mọi người dân
không nên đi mua tích trữ bởi vì tất cả các cửa hàng cung ứng lương thực thực
phẩm của các công ty tư nhân, tập đoàn, hộ gia đình vẫn được cho mở để bán
hàng bình thường”, ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội
cho biết, để thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, TP sẽ ban hành công văn
hướng dẫn cụ việc thực hiện trên địa bàn TP.
Chỉ thị của Thủ
tướng nêu rõ, các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên
chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật
sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ
thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới
đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Lãnh đạo TP Hà
Nội cho biết, tất cả các cơ quan hệ thống trong bộ máy hành chính phục vụ cho
phòng chống dịch, đảm bảo an ninh trật tự, cung ứng tất cả dịch vụ thiết yếu
cho người dân vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Trong cuộc họp
BCĐ chống dịch Covid-19 TP Hà Nội cách đây nửa tháng, Chủ tịch UBND TP
cũng đã đồng ý cho xe chở hàng chạy vào nội thành 24/24h thay vì chỉ
được chạy ban đêm như trước, để tăng cường cung ứng hàng hóa cho thủ đô.
Theo Sở Công
thương, hệ thống siêu thị có đủ hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho người dân,
đảm bảo không tăng giá. Việc đổ xô đến siêu thị khiến có thể dẫn đến không
bảo đảm về khoảng cách tiếp xúc, nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh Covid-19.
Tại cuộc gặp
đại diện các doanh nghiệp, các siêu thị vừa và nhỏ cho biết đã sẵn sàng các
phương án dự trữ đến 300% so với bình thường nhằm cung ứng đầy đủ.
Sở Công thương
đã xây dựng theo phương án 3, đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân đảm bảo theo các cấp độ của TƯ và TP nhằm ứng phó với
dịch.
(Theo VietNamNet) Hương Quỳnh
- Trần Thường
|
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Giá dầu chao đảo, ông Trump đã sập bẫy
Moscow?
Cập nhật lúc 15:45
Tổng thống Nga-Mỹ điện đàm giữa
lúc giá dầu lao dốc, Mỹ có khả năng sẽ tham gia cơ chế hợp tác OPEC+ như
Nga đã từng?
Giá dầu đang
tiếp đà lao dốc thấp nhất trong vòng 18 năm qua trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 tiếp tục lây lan trên thế giới, đẩy nhu cầu năng lượng xuống cực
thấp.
Hôm 30/3, giá dầu Brent giảm xuống còn 22,58USD/thùng vào một thời điểm giao
dịch, trong khi giá dầu WTI giảm xuống dưới mức 20 USD/thùng.
Tình trạng này
đã kéo theo khả năng giảm sản lượng hoặc đình chỉ sản xuất của các nhà
khai thác dầu, bao gồm cả khai thác dầu đá phiến ở Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald
Trump tuần trước cho biết ông sẽ can thiệp vào "cuộc chiến" giữa
Nga và Saudi Arabia để ngăn chặn cuộc khủng hoảng giá dầu này song chưa rõ
thời điểm thích hợp là khi nào.
Cuối cùng, phía Mỹ đã gửi đi các tín hiệu đáng chú ý.
Điện Kremlin
hôm 30/3 thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã có cuộc điện đàm để trao đổi ý kiến về tình trạng hiện tại của thị
trường dầu mỏ toàn cầu.
Hai nhà lãnh
đạo đã thống nhất rằng họ sẽ để các quan chức năng lượng từ hai nước tiếp tục
thảo luận về thị trường.
Thông báo từ
Điện Kremlin không tiết lộ rõ ràng hơn về cuộc điện đàm song Moscow trước đó
đã báo hiệu về việc họ mong muốn thấy nhiều quốc gia tham gia vào nỗ lực cân
bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Trong khi đó,
phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm
quan trọng của sự bình ổn trong thị trường năng lượng toàn cầu và cử quan
chức cấp bộ trưởng tham gia đối thoại về vấn đề này.
Ngay trước cuộc
gọi với Tổng thống Putin, Tổng thống Trump cũng đã nói rằng Saudi Arabia và
Nga đang “điên cuồng” trong cuộc chiến giá dầu và điều đó không tốt cho tất
cả các bên.
"Chúng tôi
không muốn thấy một ngành công nghiệp bị xóa sổ. Điều này rất tệ cho mọi
người" - Tổng thống Mỹ nói.
Reuters gọi
cuộc điện đàm Putin-Trump hôm 30/3 là một thỏa thuận "bước ngoặt"
giữa hai nhân vật quan trọng trong ngành năng lượng.
Điều này cũng
cho thấy một thực tế là "cuộc chiến" giữa Nga và OPEC đã buộc Mỹ
phải ngồi xuống đàm phán để tìm một thỏa thuận giúp các nhà khai thác dầu đá
phiến "sống sót" qua cú sốc kép từ thị trường.
Mỹ đã phát
triển trong những năm gần đây trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế
giới, nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ dầu đá phiến cũng như hưởng lợi không
ít từ cơ chế hợp tác OPEC + giữa các thành viên tổ chức và "người
ngoài" nổi bật là Nga.
Cuộc khủng
hoảng giá dầu mà Nga và Saudi Arabia tạo ra đã đe dọa ngành công nghiệp đá
phiến của Mỹ, cho thấy họ có khả năng khuynh đảo ngành năng lượng của nhà
khai thác số một thế giới.
Nó cũng là cú
đánh mà ông Putin lâu nay đã có sự chuẩn bị nhằm chấn chỉnh lại những người
chơi trong thị trường toàn cầu được hưởng lợi mà không phải bỏ ra bất cứ công
sức nào.
Nga hiện đang
tham gia vào cơ chế hợp tác với OPEC còn Mỹ thì không. Washington cũng không
tham gia vào bất cứ thỏa thuận hợp tác và sức ép để giảm sản lượng khai thác.
Điều này có
nghĩa là dù Nga và OPEC họp hành, đàm phán, đối thoại, cân nhắc xem Nga và
các thành viên OPEC sẽ giảm mỗi người bao nhiêu thùng dầu trong vòng 3 tháng,
6 tháng, 1 năm tới thì không ảnh hưởng tới Mỹ. Mỹ sẽ hút dầu, mở hay đóng cửa
giàn khoan đều là "theo giá thị trường".
Những nỗ lực
bao lâu nay đều được Mỹ "nẫng tay trên" và năm 2019 đã trở thành
nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Điều này không khỏi khiến các ông lớn cần
xem xét lại cơ chế hợp tác của mình.
Cuộc chiến Nga - Saudi Arabia là một minh họa về phản ứng của Nga trước việc
Mỹ đang hưởng lợi từ cơ chế OPEC+. Moscow đã ẩn dụ lý do của cuộc chiến là
quan điểm của họ trước sự lây lan dịch bệnh sẽ kéo tụt nhu cầu về năng lượng,
khiến cắt giảm sản lượng sẽ không có hiệu quả.
Tuy nhiên, đây
cũng là dịp phù hợp để khai chiến giá dầu, đặc biệt là khi Nga đã phải chịu
sự chèn ép mạnh mẽ từ đối thủ Mỹ trên thị trường năng lượng châu Âu và cũng
đã tích trữ đủ vàng để có thể lao vào cuộc chiến.
Cuộc điện đàm
của ông Trump và Tổng thống Nga cũng là chiến thắng bước đầu của ông Putin.
Liệu nhà lãnh đạo Nga sẽ ép Mỹ bước vào vòng kim cô với một thỏa thuận kiểm
soát sản lượng nào đó?
(Theo Đất Việt)
Đông Phong
|
Người Nga dự báo sốc về virus corona
Cập nhật lúc 15:25
Nhà khoa học người Nga tin
rằng, chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) rất có thể sẽ tồn tại mãi.
Mới đây, nhà
khoa học Alexandr Lukashev, Giám đốc Viện Ký sinh trùng tại Đại học
Sechenovskiy đã có trả lời Sputnik cho rằng, virus corona chủng mới đang gây
nên đại dịch toàn cầu có thể sẽ không biến mất hoàn toàn khỏi thế giới hiện
đại và con người sẽ sống chung với chúng.
"Bệnh viêm
phổi cấp do coronavirus đã lan rộng quá mức và rất có thể sẽ không biến mất
hoàn toàn" - ông Alexandr Lukashev nhận định.
Theo nhà khoa
học Nga, theo thời gian, bệnh COVID-19 sẽ trở nên ít nguy hiểm hơn và sẽ tồn
tại cùng con người trong tương lai.
“Virus lây truyền tốt, nó đã lây lan rất rộng và tồn tại ở tất cả các quốc
gia trên thế giới. Nó sẽ không biến mất. Rất có thể, virus này sẽ tồn tại mãi
mãi với chúng ta” - nhà khoa học Nga nhận định.
Ông Lukashev
cũng cho rằng, trong tương lai, virus corona sẽ không còn nguy hiểm về mặt xã
hội song để ổn định tình hình về COVID-19 sẽ có thể mất tới vài năm.
"Theo các
chuyên gia, virus vẫn tồn tại trong quần thể con người và sẽ không suy yếu,
nhưng sẽ không còn là mối đe dọa công khai" - ông Lukashev nhận định.
Bên cạnh đó,
nhà khoa học Nga cũng nhận định rằng, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ bắt
đầu đợt bùng phát thứ hai của virus corona chủng mới. Ông cho rằng, nước này
hiện đang sử dụng một loại thuốc để điều trị virus corona.
Cho đến nay,
Bắc Kinh đã duy trì tình trạng phong tỏa rất nghiêm ngặt, điều mà không nhiều
quốc gia trên thế giới có thể làm được.
Nhà khoa học
Alexander Lukashev là người đã cảnh báo rằng, tỷ lệ tử vong do virus corona
chủng mới ở những người hút thuốc cao hơn so với những người không hút thuốc,
điều này được xác nhận bởi bằng chứng khoa học.
"Tôi không
biết các bằng chứng khoa học cho thấy những người hút thuốc ít có nguy cơ
nhiễm coronavirus, nhưng lại có bằng chứng cho thấy những người hút thuốc có
tỷ lệ tử vong cao hơn những người không hút thuốc" - ông Lukashev nói
với Sputnik.
Các nhà khoa
học Nga cho biết, hiện đã có 3 loại thuốc dùng để điều trị bệnh COVID-19.
Loại thuốc thứ
nhất là thuốc chống virus triazavirin. Hiện tại, thuốc này đã được điều chế ở
dạng xông, có thể được sử dụng chuyên để điều trị bệnh đường hô hấp do virus
corona gây ra. Thuốc triazavirin được các nhà nghiên cứu RAS phát triển vài
năm trước tại Viện Tổng hợp hữu cơ, chi nhánh ở vùng Urals. Trung Quốc hiện
đang sử dụng thử nghiệm loại thuốc của Nga để điều trị COVID-19.
Loại thuốc thứ
hai là sản phẩm của Viện Tổng hợp hữu cơ và Viện Hóa hữu cơ mang tên Zelinsky
ở Moscow. Hai viện này đã lập ra phác đồ tổng hợp thuốc chống virus của Nhật
Bản là favipiravir. Loại thuốc này cũng đã sẵn sàng để thử nghiệm.
Thứ ba là thuốc
fortepren, do Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh quốc gia mang tên Gamaleya và Viện
Hóa hữu cơ điều chế. Cơ sở của nó là thuốc thú y fosprenil, được sử dụng để
điều trị nhiễm virus corona ở gia súc. Hiện tại loại thuốc này đang trong
giai đoạn đăng ký. Sau đó, thuốc có thể được chuyển sang thử nghiệm để kiểm
tra khả năng tác dụng của nó đối với COVID-19.
Trước đây, có
tin thuốc remdesivir, favipiravir và umifenovir đang được thử nghiệm lâm sàng
trong quá trình điều trị bệnh nhân mắc virus corona ở Nga.
Tính đến ngày
30/3, đã có 1.836 bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 đã xác nhận tại Nga (1.226 ca
trong số đó ở Thủ đô Moscow), 9 người tử vong, 66 người đã được chữa khỏi.
Trong cuộc họp với các vị đại diện toàn quyền của tổng thống ở các khu vực
liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, hiện giờ mọi thứ đang được
thực hiện nhằm không để mối đe dọa về virus corona ảnh hưởng đến nhiều người.
Nhưng từ bây giờ, điều quan trọng là phải tính đến tất cả các kịch bản và sử
dụng kinh nghiệm của các quốc gia khác trong cuộc chiến chống lây nhiễm bệnh.
"Việc
chuẩn bị cần được tiến hành ở tất cả các khu vực và tính đến tất cả các lựa
chọn phát triển tình hình đã được tính toán dựa trên kinh nghiệm của các quốc
gia khác" - Tổng thống Putin tuyên bố.
(Theo Đất Việt)
Quế Chi
|
Thủ tướng:
Cách ly 15 ngày trên phạm vi toàn quốc từ 0 giờ ngày 1/4
Cập nhật lúc 14:11
Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0
giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với
gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã...
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Chính
phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng, chống dịch
COVID-19.
Theo đó, thực
hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên
phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản
cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách
ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn,
đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Nội dung Chỉ
thị như sau:
Dịch bệnh
COVID-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu làm trên 72 vạn người mắc, gần
3,5 vạn người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu
dừng lại. Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao
lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện
rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã
hội của đất nước.
Thực hiện Lời
kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần coi
trọng sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, để tiếp tục chủ động
ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã đề
ra, nhất là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, tuân thủ các chỉ
đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện có hiệu
quả các biện pháp cấp bách sau:
1. Thực hiện cách ly toàn
xã hội trong
vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo
nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã
cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng,
nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện
khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi
người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua
lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản
xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng
hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng
cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi
công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp
phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ
các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với
các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người
đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo
đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
2. Bộ Y tế, Bộ
Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử
lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha
(thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng
các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với
người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các
“ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ
Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các
hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám
sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.
Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các Bộ và 2 thành phố
thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để
phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua
lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12 tháng 3 năm 2020; giao chính quyền cơ sở tổ
chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.
Bộ Công an và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y
tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8 tháng
3 năm 2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc
trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù
hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú).
3. Các cơ quan,
đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ
thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực
chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu
mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở;
tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc
cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định
phòng, chống dịch tại công sở.
4. Bộ Giao
thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt
động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa
bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có
dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các
trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón
công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản
xuất.
5. Giao Bộ Y tế:
a) Chỉ đạo các
bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo
trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với
bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được
một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định
chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng
đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.
b) Đề xuất cụ
thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết
bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền
dịch, máy lọc máu, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
c) Báo cáo Thủ
tướng Chính phủ các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường
hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2020.
d) Tổ chức, sắp
xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an
toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và
Bộ Y tế.
đ) Xem xét, xử
lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện
cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
6. Bộ Y tế tổng
hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiêm dương tính ở các địa
phương, bảo đảm chính xác.
7. Tạm thời
đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ
ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát
chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới
đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung
14 ngày.
8. Bộ Quốc
phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách
bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng
cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.
9. Bộ Công an
tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất
là đối với vùng nông thôn.
10. Bộ Tài
chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu
trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và
triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.
11. Các Bộ,
ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên
truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo
rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch
không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.
12. Bộ Công
Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực,
thực phẩm thiết yếu cho nhân dân./.
(TTXVN/Vietnam+)
|
Cáo buộc tàu cá Việt Nam 'bao vây' Hải
Nam: Vô lý và vô căn cứ
Cập nhật lúc 10:56
Việc
các chuyên gia Trung
Quốc cáo buộc nhiều tàu cá của Việt Nam xâm phạm trái phép vùng nước
của đảo Hải Nam là vô lý và vô căn cứ.
Tàu cá Trung Quốc thường xuyên xâm phạm chủ quyền Việt
Nam trên Biển Đông. Độc
Lập
Trong
ba tháng đầu năm 2020, Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học
Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) đưa ra nhiều bài viết vô lý và vô căn cứ khi cáo
buộc nhiều tàu cá của Việt Nam xâm phạm trái phép vùng nước của đảo Hải
Nam.
Cụ
thể, dựa trên một nhóm dữ liệu được cho là tín hiệu định danh và định vị của
các tàu (AIS), Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc
(SCSPI) tố cáo tàu cá của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp hoặc do
thám gần căn cứ hải quân chiến lược Du Lâm của Trung Quốc với số lượng lớn.
Cáo buộc vô lý
Tuy
nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn, có thể thấy nhận định của SCSPI rất phi lý.
Thứ nhất, nếu thực sự đó là sự thật, an ninh của quân cảng Du Lâm, nơi trú
đậu của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, hết sức đáng lo ngại.
Thứ
hai, các ngư dân Việt Nam hoặc là “liều lĩnh” hoặc là “ngu ngốc” đến mức
“lạy ông tôi ở bụi này” vừa đi đánh bắt cá bất hợp pháp, vừa bật máy định vị
vệ tinh.
Thứ
ba, các tàu hải cảnh Trung Quốc, vốn rất hung hãn xua đuổi ngư dân Việt
Nam ở các vùng biển xung quanh Hoàng Sa, nay lại “dễ dãi” đến lạ lùng ở
khu vực được cho là hết sức nhạy cảm.
Từ
góc độ quản lý, chính phủ Việt Nam không dung túng tệ nạn đánh bắt cá bất hợp pháp,
không có quản lý và không khai báo (IUU) và cũng không khuyến khích ngư dân
đi do thám vùng biển của các quốc gia khác. Vì thế, làm sao có chuyện các tàu
cá của Việt Nam xuất hiện số đông trong vùng biển của các quốc gia khác
với các thiết bị hành trình ở trạng thái mở!?
Một
số trường hợp đơn lẻ, tàu cá của Việt Nam có thể chỉ là qua lại bình
thường, hoặc ghé các cảng nước ngoài để tiếp nước ngọt hoặc nhu yếu phẩm. Các
hoạt động đó là hợp pháp theo quy định của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)
1982.
Dữ liệu không đáng tin cậy
Tạm
gác qua tranh cãi pháp lý về vùng biển chồng lấn bên ngoài cửa vịnh Bắc bộ và
các quyền qua lại tự do của tàu thuyền, câu hỏi đặt ra là liệu các dữ liệu
AIS mà SCSPI cung cấp có đáng tin cậy.
Viện
Biển Đông, Học viện Ngoại giao tìm cách xác minh cơ sở dữ liệu do SCSPI công
bố ngày 3.2.2020 về 34 tàu có số hiệu MMSI của VN được cho là đã xuất hiện ở
vùng nước lân cận Đảo Hải Nam bằng cách đối chiếu với cơ sở dữ liệu của
Marine Traffic, một công ty thương mại cung cấp các dữ liệu hàng hải uy tín
nhấtthế giới.
Kết
quả kiểm tra cho thấy chênh lệch lớn giữa hai cơ sở dữ liệu. Cụ thể, 6 tàu cá
trong danh sách của SCSPI hoàn toàn không xuất hiện trong dữ liệu của Marine
Traffic. 21 tàu cá mà SCSPI ghi nhận không có nhật ký hoạt động hay di chuyển
trên Marine Traffic vào thời gian SCSPI đã đưa ra. Tuy nhiên, Marine Traffic
lại có dữ liệu về hoạt động của các tàu này tại các thời gian khác.
Cơ
sở dữ liệu của Marine Traffic cũng cho thấy 4 tàu khác có hoạt động xung
quanh thời điểm mà SCSPI đưa ra, nhưng vị trí của các tàu này tương đối xa
Hải Nam. Nếu thông tin Marine Traffic và SCSPI đưa ra đều chính xác, có
tàu đã di chuyển 200 hải lý trong vòng 7 giờ, trung bình 30 hải lý một giờ.
Điều này không thể xảy ra với một tàu cá bình thường.
Đặc
biệt, có 3 tàu cá mang số hiệu MMSI của Việt Nam được Marine Traffic ghi
nhận hoạt động ở khu vực xung quanh Hải Nam ngày 20 và 21.1.2020. Tuy nhiên,
có hai tàu trong số đó là WANG11111 (MMSI 574811111) và 11336 (MMSI
574868866) chưa bao giờ cập cảng tại Việt Nam kể từ ngày 25.3.2019 đến
nay. Hành trình trên Marine Traffic cho thấy các tàu này thường quay trở lại
cảng Yangpu của Hải Nam.
Dữ
liệu này đặt ra nghi vấn về một số tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng
biển các quốc gia khác nhưng lại phát tín hiệu định danh MMSI của Việt Nam.
Sự
khác biệt đó đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của cơ sở dữ liệu SCSPI cung cấp.
Điều đáng nói là chỉ một trường hợp duy nhất trong số 34 tàu của SCSPI có dữ
liệu gần tương thích với cơ sở dữ liệu của Marine Traffic. Hơn thế nữa, các
trường hợp của các tàu mang số hiệu WANG11111 (MMSI 574811111), 11336 (MMSI
574868866), và rất nhiều các tàu khác có số hiệu MMSI, nhưng mang nhiều tên
khác do Marine Traffic phát hiện bị nghi ngờ là giả mạo nhận dạng, điều này
vốn đã khá phổ biến với các tàu cá Trung Quốc.
Nghi án vu khống cho Việt Nam
Không
rõ lý do gì khiến các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc vội vã “chụp mũ”
đánh bắt cá bất hợp pháp IUU hay thực hiện các hoạt động thu thập tin tứctình báo cho tàu cá Việt Nam.
Bất cứ bộ dữ liệu AIS nào cũng cần phải được kiểm tra chéo kỹ lưỡng đối chứng
với các nguồn khác nhằm đảm bảo thông tin là chính xác và phù hợp. Số liệu có
thể bị ngụy tạo, sửa đổi, và diễn giải sai. Bên cạnh đó, các tín hiệu AIS chỉ
cung cấp vị trí và hành trình của tàu, không đủ để kết luận về các hoạt động
thực tế của tàu.
Các
cáo buộc của SCSPI rất đáng chú ý tại thời điểm Sáng kiến minh bạch hàng hải
châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) tiết
tộ thông tin về việc các ngư dân, dân binh của Trung Quốc xâm nhập các Vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của nhiều nước và gia tăng hiện diện xung quanh đá
Thị Tứ hiện đang do Philippines kiểm soát.
Trong
bối cảnh đó, nhiều khả năng SCSPI tìm cách “vu khống” Việt Nam để “đánh lạc
hướng” của dư luận thế giới với hành động của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng
bức ảnh trong đó một tàu cá Việt Nam bên cạnh tàu ngầm Trung Quốc bất
chợt nổi lên do một ngư dân Việt Nam chụp ở phía đông bắc của Hoàng Sa
để cáo buộc tàu cá Việt Nam đang “hoạt động trinh sát” ở Hải Nam quả
thực là một sự bịa đặt thô thiển.
TS Đỗ Thanh Hải
(Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao)
|
Bắt đầu
giảm tối đa đi lại liên tỉnh
Cập nhật lúc 10:43
Theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, từ ngày
30-3 việc đi lại của người dân - nhất là giữa Hà Nội, TP.HCM với các địa
phương - được hạn chế tối đa để phòng chống dịch bệnh COVID-19 lây lan trong
cộng đồng.
Hạn chế vận tải hành khách từ ngày 30-3 đến hết 15-4 Dữ liệu: N.T. -
Đồ họa: T.ĐẠT
Ngày 30-3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận đề
xuất của Sở Giao thông vận tải về việc tạm dừng mọi hoạt động xe buýt công
cộng trên địa bàn TP từ ngày 1 đến 15-4.
Trong khi đó, ông Đỗ Quang Văn - giám
đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn - cho biết kể từ 0h ngày 30-3, ngành
đường sắt đã ngưng chạy các tàu Sài Gòn - Nha Trang (SNT1/2), hai đôi tàu
Thống Nhất gồm SE1/2 và SE7/SE8. Hành khách đã mua vé trên các đoàn tàu này làm
thủ tục đổi trả vé sẽ không mất phí.
Trên tuyến đường sắt Thống Nhất mỗi ngày chỉ còn hai đôi tàu SE3/SE4
và SE5/SE6 (2 đoàn xuất phát ở ga Hà Nội và 2 đoàn xuất phát ở ga Sài Gòn).
Sáng cùng ngày, đoàn tàu SE8 có kế hoạch xuất phát tại ga Sài Gòn đã
bị hủy. Chi nhánh chuyển hơn 100 hành khách ở các tàu đã bị hủy sang các tàu
khác.
Tại bến xe Miền Đông, ba lối vào bến xe từ phòng vé đã được đóng, chỉ
còn lối duy nhất. Người dân muốn vào bến xe phải khai báo về lộ trình đi lại
và xuất trình vé xe cho lực lượng bảo vệ. Trên vé xe phải có xác nhận của nhà
xe về việc khai báo y tế, khi qua cổng hành khách được đo thân nhiệt.
Ông Nguyễn Hoàng Huy - tổng giám đốc bến xe Miền Đông - cho biết từ 0h
ngày 30-3, các tuyến xe khách liên tỉnh đi từ TP.HCM và ngược lại có lộ trình
dưới 100km chỉ vận chuyển hành khách tối đa 2 chuyến/ngày. Với các tuyến xe
khách liên tỉnh có lộ trình trên 100km chỉ vận chuyển hành khách tối đa 1
chuyến/ngày.
Bến siết chặt kiểm tra bắt buộc số lượng hành khách trên 1 chuyến xe
không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người.
Trong buổi sáng, một số doanh nghiệp vận tải lỡ đưa xe vào bến chuẩn
bị xuất bến cũng không được rời bến, phải hủy chuyến. Hành khách đã lỡ mua vé
trước của các hãng được hướng dẫn liên hệ hãng xe để trả vé, khách sẽ được
hoàn lại tiền vé.
Cho đến chiều 30-3, có 15 doanh nghiệp vận tải nộp đơn xin tạm ngưng
43 tuyến vận chuyển từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Ông Trần Văn Phương - phó giám đốc bến xe Miền Tây - cho biết người dân
các tỉnh đã tranh thủ về trước nên hiện các tuyến liên tỉnh cũng chỉ còn 1-2
chuyến/ngày. Do số chuyến xe bị hạn chế nên bến đang lên phương án cho các
hãng xe luân phiên hoạt động.
(Theo Tuổi trẻ) Đ.PHÚ - T.DUNG - L.PHAN
|
Giảm giá điện -
Vì sao chưa thực hiện?
Cập nhật lúc 08:29
Giá xăng giảm sâu, dân chỉ hơi mừng vì mấy ai đi lại mà cần mua xăng.
Đa số người dân mong mỏi lúc này là giảm giá điện.
Những ngày “tự cách ly” với xã hội, các
khoản chi phí điện nước trong các gia đình đều tăng. Một trong những việc
được nhiều người quan tâm như chống dịch covid-19 lúc này là “giá điện có
được giảm không?”. Tiền lương đã giảm thê thảm lắm rồi, nhiều người đã phải
dùng đến trợ cấp thất nghiệp.
Cụ thể, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam:
Trong quý I năm 2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp (TCTN)
ước thực hiện là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019
(346.582 người) với số tiền được chi trả ước thực hiện là 2.119 tỷ đồng
(nguồn số liệu: Hệ thống Tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung ngành BHXH -
DWH).
Từ sau tết nguyên đán đến nay, gần như
gia đình nào cũng có người ở nhà, điều này đồng nghĩa với việc họ thường
xuyên phải tiêu hao điện – nước… Nếu tình hình dịch kéo dài thì các loại hóa
đơn sinh hoạt điện, nước… là một vấn đề đáng lo.
Nhìn thị trường dịch chuyển với những
gói, chương trình kích cầu, hỗ trợ người dân mà không thấy ngành điện có động
thái gì, nhiều người đâm lo. Thực ra, không ai có thể “bắt” hay “ép” ngành
điện phải giảm giá bán điện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhìn mặt bằng
chung về tình hình sản xuất, kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế thời
gian qua có thể thấy chưa bao giờ các cá nhân, tổ chức lại gặp khó khăn như
bây giờ. Nhiều nơi, chủ nhà trọ giảm giá cho người thuê; chủ cửa hàng hỗ trợ
tiền nhà cho khách kinh doanh… để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vì thế, câu chuyện đặt ra ở đây là sự san sẻ gánh nặng trong lúc khó khăn với
các khách hàng của ngành điện trong đại dịch Covid-19. Bởi nếu giá điện có
không giảm thì người dân vẫn phải mua điện để dùng vì họ không có lựa chọn
nào khác.
Nhiều người chua chát nói rằng, lúc bị
cấm đi lại thì giá xăng giảm, còn ở nhà nhiều thì tiền điện lại chẳng giảm
cho. Rồi có người tặc lưỡi bảo “giá điện chỉ có tăng chứ làm gì có chuyện
giảm bao giờ”? Trong khi các ngành, lĩnh vực khác, theo quy luật thị trường
đã có tăng, có giảm, dễ nhìn thấy nhất là thị trường viễn thông và xăng dầu.
Đến giờ này, nhiều gia đình, cơ quan đã
“ngấm” những tác động do dịch Covid-19 gây ra, nhưng có lẽ vẫn chưa đến đỉnh
điểm. Điện, nước, xăng dầu, lương thực, thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu
không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Những ngày qua, nhiều doanh
nghiệp bán lẻ đã thể hiện trách nhiệm, sự san sẻ của mình bằng cách giữ
nguyên không tăng giá hoặc giảm giá một số mặt hàng để không gây xáo trộn đời
sống sinh hoạt của người dân.
Giá thịt lợn, sau bao ngày neo giữ ở
mức cao kỷ lục, hôm qua cũng đã có xu hướng giảm với sự cam kết của hàng loạt
các ông lớn trên thị trường.
Cũng chiều qua, Ban thường vụ Đảng ủy
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành nghị quyết về một số giải pháp cấp
bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng
phó dịch COVID-19 theo yêu cầu của chỉ thị 11 của Thủ tướng. Việc miễn, giảm
giá điện sẽ áp dụng cho một số đối tượng khách hàng trong giai đoạn dịch
COVID-19. Trọng tâm là các khu vực cách ly tập trung, các viện xét
nghiệm, các bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ chữa trị bệnh nhân COVID-19.
Vậy còn hàng loạt những đối tượng yếu thế khác thì sao?
EVN là doanh nghiệp của Nhà nước, mọi
đầu tư, phát triển đều từ nguồn vốn đóng góp từ thuế của dân, thì trong lúc
khó khăn như hiện nay không có lý do gì để không chìa một bàn tay chung tay
với cộng đồng vượt khó./.
An Nhi/VOV.VN
Ở VN ta có một loại hàng chưa bao
giờ giảm giá, đó là điện! Liệu thì cuối cùng cái sự lạ này có chấm dứt? Trước
đây, lí do giá điện tăng bao giỡ cũng gồm cả lí do giá nhiên liệu tăng. Nay
nhiên liệu giảm tới 50% rồi, điện tính sao? Mấy giải pháp như trong bài này của ngành điện chỉ là làm lấy tiếng, cho có chứ nó chẳng thấm vào đâu, đời sống dân sinh hàng triệu người mới là vấn đề. Cả nền kinh tế và người dân đang điêu đứng vì đại dịch, chẳng lẽ ngành điện vô cảm, đứng nhìn và hưởng lợi nhuận tăng?
Thương
Giang
|
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
Bác bỏ thông tin xuyên tạc "TPHCM
có 1.000 người tử vong vì dịch COVID-19"
Cập nhật lúc 15:13
Chiều 30.3, thông tin
phát đi mới nhất của Trung tâm báo chí TPHCM đã bác bỏ thông tin “TPHCM có 1.000 người tử vong vì dịch COVID-19".
Những ngày vừa qua, một clip xuyên tạc đã phát tán trên mạng xã
hội về việc ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM nói rằng
“…từ sáng tới giờ có tổng cộng hơn 43.000 ca, trong đó có hơn 100 ca tử vong,
nâng số tử vong là hơn 1.000 ca…”, và cho rằng cho rằng TPHCM đang
"ém dịch, giấu dịch".
Cụ thể, Phòng Báo chí và Xuất bản - Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM
qua điều tra cho biết, đoạn clip này đã bị một số thế lực xấu lợi dụng cắt
ghép với dụng ý xuyên tạc từ clip của một tờ báo phỏng vấn ông Lê Thanh Liêm
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM trong chuyến kiểm tra công tác điều trị
bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến xã Nhuận Đức (Củ Chi, TPHCM) ngày 11.2.
Theo đó, trong đoạn phỏng vấn, ông Lê Thanh Liêm có nói đến con
số cập nhật về tình trạng lây nhiễm COVID-19 và số người tử vong trên thế giới
tại thời điểm 11.2.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra các tài khoản có hành vi
phát tán, lan truyền clip trên với ý đồ xấu để xử lý nghiêm, triệt để.
Trước thông tin thành phố giấu tình hình dịch bệnh dẫn đến có
người chết phải huy động các đơn vị hỏa táng vào cuộc, ông Từ Lương - Phó
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, khẳng định: “Thành phố luôn chủ
động công bố tình hình các ca nhiễm cũng như các giải pháp phòng chống dịch.
Thành phố sẽ công khai việc xem xét, xử lý cá nhân có sai sót liên quan đến
văn bản gây hoang mang dư luận".
Cán bộ y tế thăm hỏi bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế
Ông Từ Lương cho biết thêm, người dân cần phải cảnh giác, chọn
lọc thông tin; không nên chia sẻ, bình luận và quan tâm đến những thông tin
chưa được xác thực, thiếu cơ sở; đồng thời, nên tiếp nhận thông tin thông qua
các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu
hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng.
Việc không chia sẻ, lan truyền và phát tán thông tin không kiểm
chứng là 1 trong 12 điều cần làm ngay mà Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu trong tờ
rơi đã phát đến 2,5 triệu hộ dân toàn thành phố.
Trong trường hợp phát hiện có người tung tin đồn thất
thiệt trên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời.
(Theo
Lao Động) PHƯƠNG NHÀN
Bọn thù địch đang rất cay cú vì Việt
Nam phòng chống dịch COVID-19 quá tốt trong khi Mỹ, Tây Âu thất thủ. Không
còn cách nào khác chúng đành phải chế tạo ra những tin giả nhằm chống phá Đảng, Nhà
nước ta, gây bất ổn xã hội.
Thương
Giang
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)