Ngăn
hiệu ứng 'vỡ dây chuyền' của thị trường Condotel
Cập nhật lúc 15:32
Để ngăn chặn hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền từ Cocobay tới các nhà đầu tư
thứ cấp, Bộ Xây dựng sẽ sớm định danh pháp lý cho mô hình Condotel, yêu cầu
các chủ đầu tư công khai minh bạch thông tin đầu tư.
Hệ lụy từ thả
nổi thị trường
Theo Tập đoàn
cung cấp dịch vụ BĐS hàng đầu trên thế giới tại Việt Nam (Savills Việt Nam),
từ năm 2014 đến nay, trên cả nước xuất hiện “cơn sốt” đầu tư phát triển loại
hình Condotel (loại hình khách sạn được xây dựng theo kết cấu căn hộ chung cư
để du khách có thể sử dụng các tiện ích tương tự của một căn hộ chung cư và
phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch) tập trung tại các khu vực ven biển
như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
Bình Thuận, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc…
Từ năm 2017 -
2019, thị trường có khoảng 27.000 - 29.000 căn Condotel được chào bán. Trong
dòng chảy đầu tư vào Condotel, hàng loạt chủ đầu tư đã đưa ra cam kết riêng
với chính sách lợi nhuận từ 8 - 15% với khách hàng từ khi hình thành dự
án, nhưng không căn cứ trên quy định pháp lý nào. Cam kết lợi nhuận là chính
sách phổ biến của các chủ đầu tư để thu hút khách hàng và dường như đã xảy ra
một cuộc cạnh tranh giữa các dự án, dẫn đến những mức lợi nhuận cam kết cao
tới mức khó tin.
Đến thời điểm
bắt đầu đi vào vận hành từ năm 2018 - 2019, hàng loạt dự án đã không thể khai
thác và đạt lợi nhuận như kỳ vọng, dẫn đến việc chậm trả lợi nhuận hoặc
hủy giao kết như trường hợp mới đây của Cocobay Đà Nẵng. Theo đó, Dự án
Cocobay Đà Nẵng đình đám một thời đã phải tuyên bố ngừng chính sách cam kết
lợi nhuận từ năm 2020 với các lý do: Khó khăn về dòng tiền, khung pháp
lý Condotel chưa cụ thể, hoạt động kinh doanh còn nhiều bất cập...
Trao đổi về vấn
đề này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng,
từ thực tế trên, “sự cố” dự án Cocobay ngay lập tức khiến thị trường lo ngại
về hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền. Vấn đề lớn nhất của Condotel là tính pháp lý,
Condotel được bán ra như một loại hình nhà ở hình thành trong tương lai,
nhưng loại hình căn hộ Condotel lại thuộc đối tượng được sử dụng đất có thời
hạn vì không phải là dự án nhà ở. Do vậy, hàng loạt dự án Condotel đến nay
vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đó, trách
nhiệm chủ đầu tư chưa được ràng buộc. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ
thuộc về khách hàng.
“Từ đầu năm
2017, việc xây dựng khung pháp lý cho Condotel để đảm bảo quyền lợi cho nhà
đầu tư và khách hàng đã nhiều lần được VNREA đưa ra. Các Bộ: Xây dựng, Tài
nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư cũng
đã có ý kiến về sự đồng thuận trong việc cần thiết xây dựng khung pháp lý cho
Condotel. Tuy nhiên, đến nay phân khúc BĐS này vẫn gặp nhiều bất trắc do chưa
có một khung pháp lý định hình”, ông Nguyễn Trần Nam cho hay.
Còn theo GS.
Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ lụy lớn nhất
từ việc thả nổi thị trường Condotel thời gian qua là số đông nhà đầu tư thứ
cấp đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các “hợp đồng” Condotel sơ sài.
Condotel thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp vì giá sản phẩm chỉ ở mức vừa
phải, với hơn 1 tỷ đồng là có thể tham gia đầu tư, chứ không đắt đỏ như
Shophouse hay Villas.
“Với bất động
sản hiện hữu ở Việt Nam, nhiều trường hợp nhà đầu tư bỏ tiền, cầm sổ đỏ,
nhưng không kèm theo các hợp đồng đi kèm khi phát sinh sự cố. Ở nước
ngoài, hợp đồng mua bán BĐS hiện hữu đi kèm nhiều điều kiện bắt buộc chủ đầu
tư và khách hàng cam kết thực hiện khi nảy sinh vấn đề tranh chấp, lợi nhuận,
vướng mắc… Còn ở Việt Nam, giao dịch BĐS chỉ viết vài dòng để hai bên ký vào.
Sự đơn giản này chắc chắn gây bất lợi khi có tranh chấp”, GS. Đặng Hùng Võ
cho hay.
Khung pháp lý
quản Condotel
Theo rà soát
của Bộ Xây dựng, có 3 vướng mắc pháp lý hiện nay đối với loại hình Condotel
là: Chế độ sử dụng đất, quy định về công nhận quyền sở hữu, quản lý vận hành.
Ngoài ra, còn có các vấn đề về thỏa thuận lợi nhuận, cam kết của chủ đầu tư
với khách hàng.
Tuy nhiên, ông
Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng)
cho biết, khung pháp lý về Condotel liên quan đến chức năng của nhiều bộ,
ngành. Cụ thể, Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn và
quy chế quản lý vận hành căn hộ. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
xây dựng quy chế quản lý vận hành Condotel. Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm quy định, hướng dẫn chế độ sử dụng đất và quy định cụ thể về
thời hạn cấp giấy chứng nhận.
Bộ Xây dựng đã
chủ động xây dựng Thông tư, dự kiến ban hành theo thẩm quyền, nhưng sau khi
rà soát lại thì thấy vượt quá thẩm quyền của Bộ, nên đã báo cáo Chính phủ để
xây dựng thành Nghị định. Bộ cũng đang lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng đối với công trình căn hộ du lịch và nếu thuận lợi sẽ được ban
hành trong tháng này.
Còn theo đại
diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ do
Chính phủ giao ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ sử dụng đất đối
với một số loại hình BĐS mới, trong đó có Condotel. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung chế độ sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất đối với một số loại hình BĐS
mới trong dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo
chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Về vấn đề này,
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, vướng mắc của Condotel hiện
nay là hành lang pháp lý khi không được điều chỉnh trong Luật Kinh doanh BĐS,
Luật Nhà ở, Luật Đất đai… Do đó, mô hình này khó khăn trong quản lý, vận
hành, chuyển nhượng, chứng nhận quyền sở hữu…
Theo đúng tinh
thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 12/2019, các Bộ Xây dựng,
Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ thống nhất các vấn
đề pháp lý liên quan đến Condotel như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy chế vận
hành quản lý, chuyển nhượng, mua bán, cấp chứng nhận sở hữu…
Thứ trưởng Bộ
Xây dựng cũng bày tỏ lo ngại về mức cam kết lợi nhuận quá cao của các chủ đầu
tư, cho rằng cam kết lợi nhuận là quan hệ dân sự, nên pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần công khai minh bạch thông tin, tránh nguy cơ đổ
vỡ tới các nhà đầu tư thứ cấp. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng mẫu hợp
đồng mua bán Condotel theo hướng hợp đồng sẽ bổ sung những điều khoản ràng
buộc trách nhiệm và quyền lợi của người bán, người mua, lưu ý lợi nhuận cam
kết…, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và cơ quan quản lý Nhà nước sẽ can thiệp
ở mức phù hợp.
“BĐS Condotel vẫn là sản phẩm giàu tiềm năng về du lịch
nghỉ dưỡng, hợp pháp theo Luật Kinh doanh BĐS, góp phần không nhỏ vào chủ
trương phát triển du lịch mà Việt Nam đang theo đuổi. Vấn đề đặt ra là cách
phát triển của từng doanh nghiệp, các chủ đầu tư cam kết như thế nào và liệu
mức cam kết đó có phù hợp hay không, cũng như cách ứng xử của cơ quan quản lý
nhà nước với loại hình này như thế nào để đảm bảo hạn chế rủi ro về tranh
chấp trong phân khúc này”, ông Nguyễn Trần Nam chia sẻ.
Vân Sơn/Báo Tin tức
Thật lạ, tính pháp lí (cụ thể là quyền sở
hữu căn hộ condotel) thì có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh dịch vụ
khách sạn? Kinh doanh hiệu quả hay không là do việc quản lí, vận hành thu hút
khách sử dụng dịch vụ, việc sở hữu căn hộ thế nào chứ?
Đất đai được các chủ dự án xây dựng condotel đều trong quy hoạch cho
dịch vụ, thương mại, du lịch. Căn hộ chung cư phải nằm trong quy hoạch đất ở,
được đầu tư, vận hành, nghĩa vụ, điều kiện khác so với đất thương mại, dịch
vụ. Nếu chấp nhận cho chuyển đổi condotel thành căn hộ chung cư thì sẽ phải
sửa nhiều luật liên quan đồng thời chắc chắn nó phá vỡ hoàn toàn các quy
hoạch sử dụng đất.
Có lẽ nhóm lợi ích đang muốn Nhà nước hợp thức hóa để các khách sạn trở
thành các khu chung cư. Dọc các bờ biển từ Bắc vào Nam sẽ lấp đầy các khu
chung cư “lởm khởm”. Căn hộ khách sạn chuyển thành căn chung cư sẽ phải sửa
chữa be bét, nhất là mỗi căn phải có bếp núc gia đình.
Thương
Giang
|
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét