EVN lãi nhưng treo 3.090 tỷ lỗ tỷ
giá:Thực và không thực
Cập nhật lúc 15:43
Chuyên gia năng
lượng Ngô Đức Lâm đề nghị cần làm rõ vấn đề lãi thực và lãi không thực
của EVN.
Theo Bộ Công
thương, năm 2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi gần 700 tỷ đồng, tương
ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 0,47%.
Tuy nhiên, tập
đoàn này vẫn còn khoản chênh lệch tỷ giá từ mua bán điện treo lại từ năm 2015
và 2017, gần 3.091 tỷ đồng và chưa được tính vào giá thành sản xuất, kinh
doanh điện năm 2018.
Trao đổi với
Đất Việt, TS Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam) cho rằng,
đây là vấn đề sau này các cơ quan quản lý phải làm rõ, đó là lãi
thực và lãi không thực của EVN.
"Dù lãi từ
kinh doanh điện nhưng EVN vẫn treo khoản lỗ tỷ giá từ những năm trước, chưa
tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm 2018. Bởi chưa tính lỗ tỷ
giá vào giá thành sản xuất kinh doanh điện nên EVN mới có lãi,
trong khi thực tế, nếu tính vào thì có khi lãi chuyển thành lỗ. Khi ấy
cơ chế tài chính đặt ra như thế nào, đó là điều cần phải làm
rõ.
Mặt khác, tỷ
giá là yếu tố đã được tính vào giá thành theo quy định và hướng dẫn của
Bộ Công thương, tuy nhiên liệu đã công bằng giữa EVN với các doanh nghiệp
khác, các doanh nghiệp khác có được tính như EVN; có đưa tất cả 100% vào giá
thành hay chỉ đưa một tỷ lệ hợp lý khác; nên đưa vào trải dài trong nhiều năm
hay giật cục...?", TS Ngô Đức Lâm nói.
Vị chuyên gia
năng lượng cũng chỉ ra thực tế của ngành điện: khi muốn chia lãi/thưởng thì
báo cáo lãi (dù thực tế có thể là chia tiền lãi/lỗ), nhưng khi muốn
tăng giá điện thì lại luôn báo lỗ.
"Khi EVN
muốn tăng giá điện thì họ thường chỉ nêu 2 yếu tố đầu vào là chênh lệch tỷ
giá và giá nguyên nhiên liệu (ví dụ năm nay thiếu nước, phài bù đắp bằng dầu,
dầu đắt nên phải tăng giá) mà không nêu các yếu tố khác, chẳng hạn như chi
tiêu hợp lý hay bất hợp lý", TS Ngô Đức Lâm chỉ rõ.
Là người nghiên
cứu về giá điện và cách tính giá điện mấy chục năm, TS Lâm một lần
nữa tái khẳng định, việc tăng giá điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó có các chi phí đầu vào như: chi phí khấu hao, nguyên nhiên liệu, vật
liệu; lương (thưởng); sửa chữa lớn; dịch vụ mua ngoài; chi phí tài chính (lãi
vay, chênh lệch tỷ giá); chi phí phát triển khách hàng và các chi phí bằng
tiền khác.
Trong các chi
phí đầu vào trên, có 2 chi phí là khấu hao và chi phí định mức lương là do
Nhà nước quy định, còn các chi phí khác hoàn toàn do EVN tự quyết định. Cần
phải làm rõ và minh bạch hơn các chi phí nói trên, đơn cử như chi
phí cho giá phát điện - là chi phí lớn nhất ảnh hưởng tới giá điện
(chiếm hơn 70%), trong đó cần quan tâm đến nhiên liệu (khối lượng cần dùng và
giá), vận hành, sửa chữa, điện tự dùng.
Yếu tố quyết
định ở đây là yếu tố năng suất và hiệu suất của bản thân các nhà máy điện.
Năng suất và hiệu suất của các nhà máy phát điện hiện nay chưa được minh
bạch. Nếu quản lý tốt có khả năng giá thành phát điện còn có khả năng giảm
được chứ không chỉ có tăng giá.
(Theo Đất Việt) Thành Luân
|
Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét