Cuộc
đua nóng đẩy lãi suất lên cao, tiền tỷ gửi tiết kiệm trúng lớn
Cập nhật lúc 15:32
Năm 2019, lãi suất được các ngân hàng đẩy lên cao, chưa
khi nào gửi tiết kiệm lại hấp dẫn đến vậy. Ngược lại, bên vay tiền lại bất
an.
Gửi tiết kiệm trúng lớn
Ngay sau kỳ
nghỉ Tết âm lịch Kỷ Hợi, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy
động, đẩy mạnh khuyến mãi để hút tiền gửi. Từ giữa tháng 2/2019, mặt bằng lãi
suất huy động trên thị trường đã bị đẩy lên khá cao. Với kỳ hạn 6 tháng, mức
lãi suất dao động trong biên độ từ 5,5-7,6%/năm. Kỳ hạn dài, từ 12-24 tháng
lãi suất phổ biến quanh mức 7-8,7%/năm. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4/2019,
mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm nhẹ từ 0,1-0,3 điểm % với các kỳ hạn tại
nhiều ngân hàng TMCP và duy trì hết quý 2.
Tuy nhiên, tới
đầu tháng 7/2019, cuộc đua lãi suất đã quay trở lại. Nhiều ngân hàng TMCP đã
tăng lãi suất kỳ hạn 12 và 13 tháng lên trên 8%/năm. Ngoài ra, một số ngân
hàng còn “đua” phát hành chứng chỉ tiền gửi, với lãi suất cao chót vót.
Không chỉ có kỳ
hạn dài, kỳ hạn ngắn cũng được điều chỉnh tăng. Nhiều ngân hàng niêm yết mức
lãi suất kỳ hạn 7 tháng từ 7-8,05%/năm. Trong đó, xếp ở vị trí đầu tiên là
Nam Á Bank với lãi suất kỳ hạn 7 tháng ở mức 8,05%/năm. Trong tháng 7/2019,
có tới 15 ngân hàng đẩy mức lãi suất ở kì hạn 5 tháng lên kịch trần 5,5%/năm.
Tới tháng
8/2019, cuộc đua giữa các ngân
hàng đẩy lãi suất lên cao hơn nữa. Ngân hàng TMCP Bản Việt
(Viet Capital Bank) phát hành chứng chỉ tiền gửi, với lãi suất dành cho kỳ
hạn 24 tháng là 9,5%/năm, 36 tháng là 9,8%/năm, 48 tháng là 10%/năm và 60
tháng là 10,2%/năm. Đây là mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất trên thị
trường. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6-12 tháng cũng được nhiều ngân hàng đẩy
tăng lên mức 7,5- 8,5%/năm.
Tới tháng
9/2019, một số ngân hàng tiếp tục đẩy lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-13 tháng
lên cao. Ngân hàng Quốc Dân huy động tiền gửi kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cao
nhất tới 8%/năm. Một loạt ngân hàng khác bám sát ở mức từ 7,5%-7,9%/năm. Lãi
suất kỳ hạn 13 tháng gửi tại quầy, cao nhất lên tới là 9%/năm tại ngân hàng
SHB.
Cũng trong
tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định giảm 0,25%/năm
các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua
đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... Tuy nhiên, điều này cũng không
làm cho lãi suất huy động hạ nhiệt, mà vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao cho đến
hết tháng 10/2019.
Cho tới tận đầu
tháng 11/2019, một số ngân hàng mới giảm nhẹ lãi suất, nhưng phải tới nửa
cuối tháng, lãi suất tiết kiệm mới đồng loạt giảm. Ngày 18/11, NHNN ban hành
quy định mới với tiền gửi dưới 6 tháng, giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, do
vậy trong cùng ngày các ngân hàng cũng giảm lãi suất tiết kiệm. Mức giảm từ 0,05
điểm %/năm đến 1 điểm %, cho các kỳ hạn từ 5-24 tháng.
Tháng 12/2019,
lãi suất tiếp tục giảm thêm. Mặt bằng lãi suất tiền gửi kì hạn 6 tháng đã
giảm từ 5,5%-8%/năm về còn 5,3%-7,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ
6,6%-8,2%/năm về còn 6,1%-7,99%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm từ 6,3%-9% về còn
6,1%-8,4%/năm.
Mặc dù “cuộc
đua” về lãi suất đã dừng, nhưng theo nhận xét của giới chuyên môn, mặt bằng
lãi suất tiết kiệm vẫn khá cao. Một số ngân hàng cho rằng, việc tăng mạnh lãi
suất huy động xuất phát từ quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và
dài hạn xuống còn 40% kể từ đầu năm 2019 của NHNN.
Tuy nhiên, điều
quan trọng hơn là nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, nhất
là các ngân hàng TMCP nhỏ. Vì vậy, từ quý 3/2019, các ngân hàng này đã phải
huy động tiền gửi với lãi suất cao. Lãi suất huy động của các ngân hàng TMCP
nhỏ, cao hơn hẳn nhóm ngân hàng lớn từ 1%-1,5 điểm %/năm, cùng các kỳ hạn.
Chính các ngân hàng nhỏ đã dẫn dắt “cuộc đua” lãi suất. Điều này khiến cho
các ngân hàng TMCP lớn cũng phải chạy theo, duy trì lãi suất ở mức cao, do lo
sợ mất thị phần.
Không những
thế, năm 2019 nhiều DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn
trên 10%/năm, cùng với thị trường chứng khoán tăng trưởng trên 12%, khiến lãi
suất tiết kiệm phải duy trì ở mức cao để cạnh tranh.
Người vay tiền nhăn nhó
Lãi suất cao
tiết kiệm cao suốt cả năm 2019, những khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi
ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, với các DN thì ngay từ
đầu năm đã thấy bất an bởi lãi vay cao.
Năm 2019, mặt
bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng TMCP có vốn Nhà
nước, với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến từ
9%-10,5%/năm. Nhóm ngân hàng TMCP, mức lãi suất cho vay thông thường từ
11%-14%/năm. Vào thời điểm đầu tháng 10/2019 một số DN phản ánh họ phải vay
ngân hàng TMCP nhỏ với lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng lên tới 10,5%/năm.
Vào thời điểm
giữa năm và cuối năm 2019, đã có hai đợt các ngân hàng giảm lãi suất cho vay,
với những đối tượng ưu tiên từ 0,5-3,5 điểm %, nhưng rất ít DN tiếp cận được
khoản vay ưu đãi này bởi các nhà băng rất khắt khe trong việc lựa chọn khách
hàng. Đó phải là những DN có uy tín, lịch sử tín dụng lành mạnh, có các hợp
đồng và dự án kinh doanh hiệu quả, phải cam kết bán ngoại tệ, chiết khấu bộ
chứng từ, cùng những giao dịch quốc tế khác,... thông qua ngân hàng cho vay
vốn ưu đãi. Vì vậy, vốn ưu đãi không phải không có nhưng thực tế khó tiếp cận.
Hơn nữa, dù
được ưu đãi nhưng lãi suất cũng chưa hẳn đã thấp. Chẳng hạn, một số ngân hàng
áp dụng cho DN vay ưu đãi lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 6 tháng. Nhưng mức lãi
này chỉ được tính cho 3 tháng đầu, 3 tháng sau là lãi suất thả nổi lên đến
10,5%/năm. Tính bình quân cũng là mức 9%/năm.Có ngân hàng cho DN hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay với lãi suất
3,6%/năm, nhưng cũng chỉ áp dụng trong 3 tháng đầu với khoản vay kỳ hạn từ 6
tháng. Sau đó lãi suất thả nổi lên tới 10,5%/năm, tính bình quân DN phải vay
mức 7%/năm, đấy còn chưa kể các chi phí khác.
Lãi suất huy động
cao thì lãi suất cho vay cao là tất yếu. Mức giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay
mà các cơ quan chức năng mong muốn, để hỗ trợ DN đến nay vẫn chưa diễn ra
trên diện rộng, chắc phải chờ tới năm 2020.
(Theo VietNamNet) Trần Thủy
|
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét