Vay 10 triệu phải trả
hơn 3 tỷ: Cô gái bị giang hồ dọa xử
Cập nhật lúc 15:30
Từ một khoản vay 10
triệu đồng ban đầu, sau 3 năm, số tiền gốc và lãi tăng lên hơn 3 tỷ đồng
khiến chị Hà Thị Lệ (trú tại thôn 3, xã Hiệp Hòa, H.Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam)
không thể trả nổi, phải trốn vào TP.HCM.
3 năm, 10 triệu đồng thành 3 tỷ đồng
Theo trình bày
của chị Hà Thị Lệ, vào năm 2015, gia đình chị có vay của ngân hàng 30 triệu
đồng để đầu tư làm ăn. Đến kỳ hạn trả nợ, gia đình chị chỉ gom góp được 20
triệu đồng. Nghĩ rằng, khi đáo hạn, ngân hàng sẽ cho vay tiếp 30 triệu đồng,
chị Lệ bèn vay nóng của một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Tuyết Lê (trú ở xã Hiệp
Thuận, H.Hiệp Đức) 10 triệu đồng, cam kết trả trong 3 ngày với số tiền lãi là
100.000 đồng/ngày.
Cầm số tiền
trên đến ngân hàng, do trục trặc về giấy tờ, thủ tục nên ngân hàng không giải
quyết cho chị vay tiếp. Không biết lấy đâu ra 10 triệu đồng để trả tiền vay
nóng, chị Lệ nói chuyện với bà Lê thì được giới thiệu đến bà Đào Thị Hồng
Phúc - trú tại xã Hiệp Thuận - để vay. “Chị Phúc cho tôi vay 12 triệu đồng,
bao gồm 10 triệu đồng tiền gốc và tiền lãi của cả 2 bên cho vay, cam kết trả
trong 3 ngày” - chị Lệ kể.
Sau 3 ngày, do
không có tiền trả nên chị Lệ lại được giới thiệu đến bà Nguyễn Thị Cơ (xã
Hiệp Hòa) để vay 13 triệu đồng trả nợ gốc lẫn lãi cho bà Phúc, vẫn hẹn trả
trong 3 ngày. Đến hẹn, không có tiền, chị Lệ lại tìm đến bà Phúc vay để trả
cho bà Cơ. Khi số tiền lên quá cao, bí quá, chị Lệ chuyển sang mượn của những
người khác như Nguyễn Thị Kiều (thị trấn Tân An, H.Hiệp Đức), Nguyễn Thị Mỹ
Hoa (xã Hiệp Thuận), Lê Thị Mỹ Thọ (xã Hiệp Hòa) với số tiền rất lớn để trả
nợ.
Theo nhẩm tính
sơ bộ, hiện tại, chị Lệ còn nợ bà Nguyễn Thị Tuyết Lê chừng 800 triệu đồng,
Nguyễn Thị Kiều khoảng 930 triệu đồng, Lê Thị Mỹ Thọ khoảng 113 triệu đồng,
Nguyễn Thị Cơ khoảng 540 triệu đồng, Đào Thị Hồng Phúc 1,8 tỷ đồng.
Có dấu hiệu lừa đảo
Số tiền nhân
lên hoàn toàn chỉ dùng để trả nợ và tiền lãi đã vay của người này đắp cho
người kia. “Mình nợ 20 triệu đồng thì phải vay chừng 23 triệu đồng mới đủ
tiền để trả lãi. Lãi cả bên trả nợ lẫn bên vay. Bắt đầu tăng nhanh nhất là
vào khoảng tháng Bảy năm nay. Khi số tiền nợ lên chừng trên 200 triệu đồng,
tôi bắt đầu vay lớn, nghĩa là phải trả lãi lớn.
Có lần, vay 400
triệu đồng thì thực tế mình chỉ cầm trong tay chưa đến 300 triệu đồng. Những
lúc tôi trả tiền, họ chỉ bảo được rồi chứ không đưa giấy cho tôi. Nhưng sau
đó, họ lại đưa ra cái giấy tôi ghi nợ, bắt tôi phải trả tiền tiếp. Tôi nợ
nhiều quá, không nhớ rõ nên cứ đưa giấy thì tôi lại phải đi vay mượn rồi trả.
Đến khi không thể trả được như hiện giờ, mới vỡ lở mọi chuyện” - chị Lệ kể.
Khi chị Lệ mất
khả năng thanh toán, gia đình chị mới biết chuyện. Anh Nguyễn Văn Thắng (anh
rể của chị Lệ) cho biết, khi giang hồ tìm tới nhà đòi chị Lệ ký vào giấy nợ,
gia đình mới biết, chứ trước đó, một mình chị Lệ tự vay mượn. “Lệ học hành
ít, không có việc làm, chồng đi cưa gỗ keo thuê cho người ta, con 4 đứa còn
quá nhỏ. Nay xảy ra chuyện, gia đình đã cố gắng vay mượn, thương thuyết với
các chủ nợ nhưng không được nên đành phải cầu cứu cơ quan chức năng. Vì sợ
quá, Lệ đã từng dẫn 4 đứa con vào TP.HCM để trốn nợ khoảng 10 ngày nhưng
giang hồ tìm vào tận nơi đe dọa nên nó phải quay về nhà” - anh Thắng cho hay.
Theo ghi nhận
của chúng tôi, những tờ giấy nợ của chị Lệ khi vay hầu như rất ít, chỉ là
những khoản tiền của chủ nợ ghi ra giấy, yêu cầu chị trả chứ không có chữ ký.
Đặc biệt, theo lời chị Lệ, bà Đào Thị Hồng Phúc đưa ra những khoản nợ của chị
cụ thể: vay 40 triệu đồng, lãi 1,6 triệu đồng; vay 80 triệu đồng, lãi 3,7
triệu đồng; vay 200 triệu đồng, lãi 3,6 triệu đồng; vay 330 triệu đồng, lãi
14,850 triệu đồng; vay 360 triệu đồng, lãi 17,860 triệu đồng; vay 430 triệu
đồng, lãi 12,4 triệu đồng (tiền lãi trong 3 ngày). Tổng cộng cả gốc lẫn lãi,
chị Lệ phải trả khoảng 1,4 tỷ đồng. “Chị Phúc đưa giấy tới bắt tôi ký là 1,8
tỷ đồng, nếu không chịu, sẽ cho giang hồ xử” - chị Lệ nói.
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc
Bên cho vay là
những cá nhân không có pháp nhân, cho vay không cần thế chấp tài sản, giấy
tờ; tiền lãi quá cao, lại không minh bạch; đòi nợ theo kiểu giang hồ... là
những điều mà cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra.
Trao đổi với
chúng tôi, ông Lương Phước Nghĩa - Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa - cho biết, vì
gia đình chị Lệ chưa có đơn trình báo vụ việc nên chính quyền chưa nằm cụ thể
để xử lý. Ông Nghĩa nói: “Hôm trước, khi nghe có giang hồ tới nhà chị Lệ đòi
nợ, chúng tôi đã cắt cử lực lượng đến nhà chị để giải quyết sự việc, không để
xảy ra chuyện gì xấu. Tôi cho rằng, cần phải làm rõ vụ việc này, tránh tình
trạng mất trật tự ở địa phương” - ông Nghĩa cho biết.
Ông Lê Văn Xuân
- Trưởng công an xã Hiệp Hòa - cũng cho rằng, do chưa nhận được đơn trình báo
của gia đình nên không thể làm gì. “Đây là vụ việc dân sự nên chúng tôi không
thể can dự mà chỉ có thể đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Khi gia đình
có đơn trình báo, chúng tôi sẽ thụ lý vụ việc, nếu phát hiện có dấu hiệu lừa
đảo hoặc cho vay “nóng” với lãi suất vượt quá mức quy định của Bộ luật Hình
sự, phía công an sẽ điều tra, xử lý” - ông Xuân nói.
Theo Phụ nữ TP.HCM
|
Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét