Gần 450 container phế liệu vô chủ: Lần
theo đường tiền đi
Cập nhật lúc 15:00
TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng,
nên chuyển 450 container vô thừa nhận sang cơ quan công an để điều tra.
Một 1kg than
cũng khó lọt
Liên
quan tới thông tin, nhiều công ty từ chối nhận hàng trăm container phế liệu
nằm tại cảng Cát Lái, với lý do gửi nhầm, TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên
Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn than
khoáng sản Việt Nam cho rằng, lý do trên không thuyết phục.
Đi
vào phân tích, ông Sơn cho rằng căn nguyên của sự việc bắt nguồn từ quy định
cho phép nhập khẩu rác phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam để xử lý. Đưa ra
quy định nhưng cơ chế, chế tài giám sát, kiểm tra lại không chặt chẽ, yếu tố
tiêu cực, tham nhũng không được xử lý triệt để, trong khi đó, nhiều doanh
nghiệp Việt vì tham tiền mà sẵn sàng nhận chở rác phế liệu từ nước ngoài mang
về nước để đổ.
Ông
Sơn nhấn mạnh, xử lý rác công nghiệp tại nước ngoài là vấn đề rất tốn kém,
phức tạp, do đó, nhiều nước đã chọn giải pháp thuê doanh nghiệp Việt Nam chở
rác đi đổ thay vì đưa vào xử lý.
Ông
Sơn kể, khi còn đảm đương chức vụ Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng
bằng sông Hồng, ông đã được nhiều đối tác doanh nghiệp nước ngoài mời chào
chở "nhập phế liệu" cho họ và sẽ được chi trả số tiền rất lớn. Tuy
nhiên, ông đã từ chối.
Vì
thế, khi doanh nghiệp Việt nhận chở rác phế liệu về Việt Nam là đã được các
nước chi trả một khoản tiền rất lớn, gọi là tiền công chở rác. Doanh nghiệp
Việt không hề mất gì, không mất tiền vốn mua hàng, không mất tiền công chở
nhưng nếu trót lọt, doanh nghiệp có thể thu hàng tỉ, hàng chục tỉ, thậm chí
cả trăm tỉ cho một chuyến hàng.
Ngược
lại, nếu bị thu giữ hoặc bị kiểm tra lập tức chủ hàng "bỏ của chạy lấy
người". Ông Sơn cho biết, mục đích chính của doanh nghiệp Việt là chở
rác đi đổ, do đó, dù phải vứt lại lô hàng ở cảng doanh nghiệp cũng không bị
ảnh hưởng gì mà tiền công chở rác thì đã được nhận đầy đủ.
Đáng
nói, đa số những container phế liệu nhập về Việt Nam đều là những loại phế
thải nhựa, xuất đi không ai mua, còn giữ lại, Việt Nam cũng không có doanh
nghiệp đủ trình độ, kỹ thuật để xử lý. Việc này dẫn tới tình trạng cảng
bị quá tải do container vô thừa nhận, trong khi, doanh nghiệp tìm cách chối
bỏ, còn cơ quan quản lý cứ loay hoay không giải quyết được.
Giải pháp gì?
TS
Nguyễn Thành Sơn cho rằng, để giải quyết triệt để tình trạng trên, trước hết
phải có giải pháp từ tầm vĩ mô, tức là xóa bỏ quy định cho phép nhập rác phế
liệu từ nước ngoài. Nếu bỏ quy định cho nhập rác phế liệu, sẽ không còn tình
trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở pháp lý để chở rác về nước nữa.
Về
giải pháp hiện tại, ông Sơn chỉ rõ từng trường hợp và từng phương án cụ thể.
Thứ
nhất, đối với những doanh nghiệp nhận tiền để chở rác đi đổ, việc điều tra,
tìm doanh nghiệp theo con đường tiền đi là rất khó.
Trong
trường hợp này, doanh nghiệp không nhập khẩu vì mục đích sản xuất, do đó,
không thực hiện các thủ tục giao dịch kinh doanh thông qua các hợp đồng kinh
tế, các giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng. Đây là minh chứng cho thấy,
doanh nghiệp không cần sự bảo lãnh của ngân hàng mà vẫn nhận được tiền, nghĩa
là doanh nghiệp Việt đã nhận tiền trực tiếp từ phía bên xuất hàng.
Với
trường hợp này, đầu tiên phải truy ngay trách nhiệm từ cơ quan thực hiện cấp
phép cho doanh nghiệp nhập khẩu. Rõ ràng, cơ quan cấp phép không thể cấp phép
cho một "doanh nghiệp ma". Trong giấy phép phải có tên công ty, địa
chỉ, thời gian, khối lượng nhập hàng... rất cụ thể. Chỉ cần lần từ giấy phép
sẽ tìm ra được doanh nghiệp, khi đã tìm được doanh nghiệp rồi, việc xử lý
không còn gì khó khăn nữa.
Tiếp
đến là, truy tìm trách nhiệm từ chính phía các cảng biển, cơ quan làm thủ tục
hải quan.
"Không
thể có chuyện hàng hóa không có tên tuổi, địa chỉ mà vẫn được bốc lên cảng.
Như vậy là coi thường pháp luật, là thiếu chặt chẽ về an ninh cảng biển.
Trong trường hợp không phải rác thải mà là thứ hàng hóa nguy hiểm, dễ gây
cháy nổ, hoặc các loại hóa chất nguy hiểm thì sẽ thế nào?
Rõ
ràng phải kiểm tra vận đơn, phải có người xác nhận hàng hóa mới bốc lên cảng.
Tôi từng nhập than, chỉ cần đưa được 1kg than vào cảng cũng phải trải qua rất
nhiều các quy trình, thủ tục của cơ quan hải quan, không hề dễ dàng.
Vì
vậy, không có lý do giải thích không xác định được doanh nghiệp hoặc hàng hóa
bốc lên cảng mà không biết là của ai. Cơ quan Hải quan và cơ quan cấp phép
phải biết và phải chịu trách nhiệm", TS Nguyễn Thành Sơn nhấn mạnh.
Thứ
hai, với những trường hợp đã xác định được tên trên vận đơn nhưng doanh
nghiệp lại không thừa nhận, như các trường hợp Công ty TNHH MTV H. Q. C. H
(huyện Cẩm Giàng, Hưng Yên) từ chối gần 450 container phế liệu nhựa; Công ty
TNHH MTV Sản xuất Thương mại Dịch vụ XNK V.N (huyện Đức Hòa, Long An) cũng từ
chối nhận 255 container phế liệu nhựa;
Công
ty Môi trường Công Nghiệp M.P (tỉnh Bắc Ninh) cũng từ chối nhận 68 container phế
liệu nhựa; một DN huyện Bến Cầu- Tây Ninh... thì chỉ cần lần theo đường tiền
đi để tìm dấu vết.
"Quy trình nhập khẩu rất chặt chẽ,
doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải có hợp đồng rõ ràng.
Tôi lấy ví dụ, khi nhập than, công ty
muốn ký được hợp đồng với đối tác thì phải có ngân hàng bảo lãnh. Mà muốn
được ngân hàng bảo lãnh, công ty phải trải qua nhiều thời gian bị điều tra về
tên tuổi, địa chỉ, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh... có tất cả các
thông tin đầy đủ, minh bạch như vậy, ngân hàng mới đứng ra bảo lãnh.
Sau khi đã ký được hợp đồng, các giao
dịch đều thực hiện qua ngân hàng, do đó, việc truy tìm doanh nghiệp trong
trường hợp này chỉ là thủ tục, trình tự nhập khẩu, không có gì phức tạp.
Về phía cơ quan Hải quan, phải thực
hiện kiểm tra hợp đồng trước khi cho phép hàng hóa bốc dỡ lên cảng. Trong hợp
đồng luôn luôn có sự bảo lãnh của ngân hàng, có ký kết tạm ứng giữa các bên
và cam kết thanh toán... không thể nhầm lẫn. Giải thích như Hải quan, cảng
biển không khác gì "con voi chui lọt lỗ kim".
Đối với trường hợp vận đơn ghi rõ địa
chỉ nơi nhận mà doanh nghiệp vẫn chối thì chuyển sang cho cơ quan công an để
điều tra. Tôi tin, cứ lần theo đường tiền đi là sẽ tìm ra hết", ông Sơn
chỉ rõ.
Ông Sơn nói tiếp, việc đưa đẩy, kêu khó
của phía cảng biển cũng như các cơ quan cấp phép, cơ quan hải quan chỉ vì
những lý do sau:
Một là, có tiêu cực, tham nhũng, nghi
ngờ cán bộ hải quan đã cấu kết với cảng, nhận tiền của doanh nghiệp cho
hàng hóa bốc lên, nên không xử lý được.
Hai là, muốn nhây nhưa xin thêm tiền
của nhà nước để xử lý rác, để một lần ăn mấy lần tiền, từ tiền của doanh
nghiệp, tiền bến bãi và bây giờ là tiền ngân sách để xử lý rác.
Trước thực trạng trên, TS Nguyễn Thành
Sơn cho rằng, cần phải chỉ rõ kẽ hở từng khâu và xử lý thật nghiêm để ngăn
chặn tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, quan trọng hơn là không để Việt Nam
thành bãi rác công nghệ cho thế giới.
(Theo Đất Việt) Hoài An
|
Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét