Đổ chất thải dự án điện xuống biển
Quảng Bình:Hứa minh bạch
Cập nhật lúc 15:31
Lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Quảng
Bình khẳng định, việc nhận chìm bùn cát phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ
càng và công khai cho người dân biết.
Theo thông tin
được nhiều tờ báo đăng tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phê
duyệt cho Ban Quản lý Nhiệt điện 2 nhận chìm 2,5 triệu mét khối đất, cát thải
ra vùng biển Quảng Bình nhằm phục vụ dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I do Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Phía UBND tỉnh
Quảng Bình đã ban hành công văn thống nhất giới thiệu vị trí nhận chìm đất
cát nạo vét cảng nhập than tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bên cạnh đó, Sở
TN-MT tỉnh Quảng Bình cũng có công văn chấp thuận việc nhấn chìm 2,5 triệu m3
đất, cát thải của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch: “Về vị trí quy hoạch (nhận
chìm) thì BQLDA nhiệt điện 2 làm việc trực tiếp với Cảng vụ hàng hải
Quảng Bình nhưng phải đảm bảo không nằm trong phạm vi 3 hải lý vì khu vực này
chủ yếu là rặng san hô và là khu vực phát triển hệ sinh thái ven biển”.
Trao đổi với
Đất Việt, ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Bình cho
biết, đến nay vị trí nhận chìm đất, cát nạo vét cảng nhập than Nhà
máy Nhiệt điện Quảng Trạch I vẫn chưa được quyết định do dự án còn chưa khởi
công, tất cả mới đang chỉ là dự kiến.
Phó Giám đốc Sở
TN-MT tỉnh Quảng Bình cũng trấn an trước lo ngại việc nhận chìm một khối
lượng đất, cát khổng lồ xuống lòng biển Hòn La sẽ gây ra thảm họa môi trường
cục bộ, bởi đáy biển Hòn La có một hệ sinh thái đa dạng và nhạy cảm, đặc biệt
là hệ sinh thái san hô, có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Theo ông Phạm
Văn Lương, việc nhận chìm vật chất phải được Bộ TN-MT cấp phép.
Phải chọn vị trí không có bãi san hô, không có thảm thực vật và độ sâu phải
đảm bảo không ảnh hưởng đến luồng chạy tàu.
"Luật Tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường cho phép nhận chìm
bởi chất nạo vét (bùn thải) thuộc về biển và được trả về với biển, chẳng qua
là từ vị trí này sang vị trí khác, miễn là phải đảm bảo không ảnh hưởng gì
đến hệ sinh thái, động thực vật.
Muốn chọn vị
trí đổ bùn thải thì phải thuê chuyên gia, nhà khoa học điều
tra, khảo sát, lặn xuống xem đáy biển có gì, chỉ có bùn, cát
không mới được đổ. Kết quả sẽ được công khai minh bạch cho người dân",
ông Lương khẳng định.
Cho ý kiến về
vấn đề này, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, nguyên Chủ tịch UBQG Chương trình
Hải dương học Liên Chính phủ của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương
học Nha Trang cho biết, bất kỳ loại chất thải nào đổ ra biển cũng gây hại,
vấn đề là phải tìm phương án gây hại ít nhất.
"Quan điểm
trên thế giới là biển phải chứa chất thải, nhưng sử dụng nó như thế nào đòi
hỏi phải có công nghệ, lý luận khoa học và cơ sở của hải dương học.
Trên thế giới
có đến 6 cẩm nang hướng dẫn cách nhận chìm chất thải ra biển và cách chọn lựa.
Tôi đã nhiều lần nêu ý kiến với Bộ TN-MT, đặc biệt là ở vụ
Nhiệt điện Vĩnh Tân, rằng phải đọc xem thế giới họ làm thế nào,
sau đó căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam rồi sáng tạo ra. Nhưng quan
điểm là phải trên cơ sở khoa học, cơ sở hải dương học", ông An cho biết.
Khẳng định rằng
thế giới muốn nhận chìm bùn thải phải có quy hoạch không gian và hướng dẫn cụ
thể, PGS.TSKH Nguyễn Tác An nêu ra một thực trạng buồn ở Việt
Nam, đó là việc cấp phép nhận chìm bùn thải cứ như "thầy lang
bốc thuốc", họp vài ba ngày xem một hồ sơ mấy trăm trang, cuối cùng
không chính xác được.
"Người xem
phải là người có học thức, hiểu biết, phải đối chiếu với tài liệu xem
thế giới làm thế nào. Bây giờ, nhiều khi mục tiêu của người ta
là làm sao đổ gần nhất để đỡ tiền vận tải. Chất thải cũng là
một loại tài nguyên, có thể có phương án sử dụng nhưng họ muốn gian
lận các giá trị ngoại biên, đem bán...
Thế giới đã
nhận chìm bùn thải mãi, vì sao Việt Nam hàng năm tốn hàng trăm ngàn
tỷ đồng để đi nước ngoài học, tại sao lại không học cách làm
của thế giới? Phải nhìn trước nhìn sau, nhìn trong nhìn ngoài
xem họ làm thế nào, căn cứ vào điều kiện cụ thể mà", PGS.TSKH Nguyễn Tác
An nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
|
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét