Cạp đất mà
ăn
Cập
nhật
lúc 14:44
Một "chân dài" từng nói câu để đời với báo mạng:
"Không có đại gia thì cạp đất mà ăn à?". Cô ta chỉ nói đúng một
nửa, nửa còn lại cũng đang là thực tế: Cạp đất giàu lắm, nếu có quyền bính
trong tay.
Ký
quyết định cấp đến 26 lô đất công cho cán bộ với nhiều khuất tất nhưng
chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Trần Văn Công lại cho rằng:
"Họ trình lên thì tôi ký chứ sao xem xét hết được".
Chuyện đúng sai sẽ có các cơ
quan chức năng vào cuộc điều tra song những bất thường từ việc cấp đất này
cũng đã lộ rõ. Em chủ tịch huyện, cán bộ chủ chốt xã cùng vợ con đứng tên rất
nhiều lô đất. Một số cán bộ khác sau khi mua nhanh chóng chuyển nhượng. Còn
có người "ngơ ngác" không biết mình được cấp đất!
Khối tài sản lớn như thế nhưng
ai cũng tỏ vẻ như bị lừa để được nhận. Người thì bảo "vợ đứng tên,
chuyển nhượng cho ai tôi không biết". Người thì "chuyển nhượng cho
ai cũng không nhớ". Người thì nói "bảo ký nhận thì ký chứ không biết
để làm gì?". Làm gì mà không biết, đất đai tiền tỉ chứ nào phải ba cọc
ba đồng, nải chuối buồng cau mà việc này không nằm trong suy nghĩ của cán bộ?
Cũng ở tỉnh này, dân nghèo lùa
trâu ra đồng còn bị thu tiền ăn cỏ chứ nói gì đến đất đai mặt phố!
Các bị cáo từng là quan ở Long Xuyên (An Giang) trót “ăn đất” trước
vành móng ngựa.
(Ảnh: Công Mạo/Vietnam+)
Thật ra ai cũng biết tại sao
những cán bộ liên quan vụ việc trên - và cả những vụ việc tương tự tại nhiều
địa phương khác - trả lời như thế. Bởi việc cấp đất có nhiều chuyện bất minh.
Người được nhận không giải thích nổi trước người dân và việc này có thể ảnh
hưởng đến từng chiếc ghế mà họ đang ngồi. Nếu tạm chấp nhận lý giải như thế
thì các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần xem xét lại trình độ và năng lực
làm việc của những cán bộ trên. Một chủ tịch huyện ký hàng loạt quyết định mà
không biết quyết định đó như thế nào thì ai dám giao trọng trách quản lý cả
một địa phương. Cán bộ xã ký nhận mua đất mà không biết đúng sai thì làm sao
quyết định thay những việc của người dân.
Cũng liên quan đến đất công, dư
luận đang bức xúc trước việc nhiều địa phương đổi đất cho doanh nghiệp nghiệp
thực hiện các dự án BT (xây dựng - chuyện giao). Việc chỉ định thầu trong
những dự án này đã gây thất thoát tài sản quốc gia rất lớn và đã diễn ra
nhiều năm. Các cơ quan chức năng đã chỉ ra những lổ hổng rất lớn để doanh
nghiệp trục lợi và đã có những chỉ đạo tạm ngưng giao đất cho doanh nghiệp
theo diện này.
Lỗ hổng này phải chăng bây giờ
mới thấy? Không phải vậy. Giá đất giao doanh nghiệp và giá đất thực tế chênh
lệch cả chục lần được người dân chỉ ra từ nhiều năm trước. Thậm chí nguồn lợi
này rơi vào tay ai, đường đi nước bước ra sao cũng đã được chỉ ra cụ thể. Hà
Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng... tồn đọng hàng loạt dự án BT thiếu minh
bạch đang phải xem xét lại.
Nếu nói cán bộ lãnh đạo địa
phương không biết những bất cập từ chủ trương này thì chẳng ai tin. Hơn ai
hết họ là người biết những khiếm khuyết của chính sách, thấy rõ những lổ hổng
có thể bị trục lợi khi áp dụng vào thực tế. Nếu là công bộc thật sự của dân
thì những bất hợp lý từ thực tế sẽ được nhanh chóng phản ánh để điều chỉnh
cấp thời, hạn chế tài nguyên đất đai bị xà xẻo, ngân sách quốc gia bị thất
thoát. Nếu cán bộ có tư tâm thì tất cả những bất cập sẽ được khỏa lấp để che
giấu những khoản lợi từ đó mang lại.
"Không hiều hết vấn
đề", "không nắm rõ thực tế", "luôn thực hiện đúng quy
định", "đúng quy trình"... thực chất chỉ là cách nói che đậy
một nụ cười thỏa mãn đằng sau đó...
(Theo
Người Lao Động) Phạm Hồ
|
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét