Sáp nhập huyện, xã: Chưa làm đã 'chạy'
Cập nhật lúc 09:01
Ðề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 mới đang lấy ý kiến các cấp ngành, chưa
được ban hành, nhưng theo lãnh đạo địa phương, ở dưới đã có hiện tượng “chạy”.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Ảnh L.S.
Ðến năm 2021,
sắp xếp lại hàng trăm huyện, xã
Ngày 9/8, Bộ
Nội vụ tổ chức Hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp các
đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021. Theo Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Lê Vĩnh Tân, quá trình chia tách các đơn vị hành chính cấp huyện và
cấp xã thời gian qua đã dẫn đến một số bất cập, hạn chế. Việc tăng số lượng
đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến bộ máy các cơ quan nhà nước thêm cồng kềnh;
tăng biên chế, tăng chi ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó,
việc chia tách đã gây ra nhiều khó khăn trong định hướng phát triển kinh tế -
xã hội, làm cho không gian phát triển bị chia cắt, manh mún, phân tán các
nguồn lực, tiềm năng của địa phương, nhất là trong điều kiện Trung ương đang
đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa
phương.
Bộ trưởng Lê
Vĩnh Tân cho biết, hiện có rất nhiều huyện, xã không đạt tiêu chuẩn về diện
tích tự nhiên, quy mô dân số. Cụ thể, 588 trong tổng số 713 huyện trên toàn
quốc chưa đạt tiêu chuẩn, trong đó 259 huyện chưa đạt 50% của một trong hai
tiêu chuẩn; 18 huyện chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn. Hơn 9.400 trong tổng số
trên 11.000 xã chưa đạt tiêu chuẩn, trong đó hơn 6.000 xã chưa đạt 50% của
một trong hai tiêu chuẩn; 637 xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn.
“Đề án đưa
ra lộ trình từ nay đến 2021 cơ bản sắp xếp huyện, xã chưa đạt 50% cả hai tiêu
chuẩn về diện tích và dân số (khoảng 16 huyện và 637 xã). Từ 2022 đến 2030
hoàn thành sắp xếp các đơn vị huyện, xã còn lại”, ông Tân cho biết. Việc sắp
xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm công khai,
dân chủ, lấy ý kiến cử tri của địa phương; thực hiện đúng quy trình, thủ tục
theo quy định. Ưu tiên sáp nhập nguyên trạng một đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã không đạt tiêu chuẩn vào một đơn vị hành chính cùng cấp liền kề.
Chưa sáp nhập đã “chạy”
Bí thư Tỉnh
ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tỉnh đã chuẩn bị xong và chỉ chờ Bộ Nội
vụ ban hành đề án là có thể thực hiện được ngay. Theo ông Vinh, việc nhập xóm
bản ở khu vực đồng bằng sẽ dễ hơn vì dân cư bố trí sát nhau; còn nhập ở miền
núi thì khó khăn hơn nhiều, vì nhiều yếu tố như địa lý, đặc điểm văn hóa… Bí
thư Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng, khi sắp xếp bộ máy, nội bộ sẽ phát sinh nhiều
chuyện. “Chỉ mới làm đề án thôi đã tính đề xuất nọ kia, ở dưới đã có hiện
tượng “chạy” rồi”, ông Vinh nói.
Về công tác
cán bộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng, đây là vấn đề nhiều
địa phương trăn trở, nên cần có nghị định riêng của Chính phủ về chế độ chính
sách áp dụng. Ngoài địa phương còn có cả ngành dọc như ngành thuế, hải quan,
thi hành án, nên cần có chính sách thống nhất để thực hiện cho hiệu quả.
Nhấn mạnh
Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ việc thành lập,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân và khi có
trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý thì mới trình cấp có thẩm quyền
xem xét, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói rằng, lưu ý hình thức
lấy ý kiến như thế nào sẽ tính toán nhưng phải đảm bảo thực chất, phản ảnh
đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chứ không theo kiểu “đại cử tri”. Phó
Thủ tướng cũng đề nghị nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp với đội ngũ cán
bộ, không để tình trạng “vắt chanh bỏ vỏ” hay trọn gói một số tiền là xong.
“Quan điểm
chỉ đạo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã là để tinh gọn bộ máy,
giảm biên chế nhưng phải đảm bảo kế thừa, ổn định, tạo thuận lợi quản lý nhà
nước nhưng bảo đảm an ninh chính trị. Do đó, Bộ Nội vụ xem xét bổ sung tiêu
chí cho phù hợp, không máy móc. 16 huyện và 637 xã không đủ 2 tiêu chí chỉ
mới là con số thống kê, còn khi xây dựng và thực hiện đề án, khi tính toán kỹ
thì con số có thể khác”, Phó Thủ tướng nói.
“Nơi nào
đủ điều kiện, cử tri đồng tình thì triển khai sắp xếp. Nơi chưa đủ thì tiếp
tục vận động, tuyên truyền và làm sau khi có sự đồng thuận, ủng hộ của nhân
dân bởi theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì việc điều
chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến cử tri và đạt trên 50% cử tri đồng
ý mới báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét”. Phó Chủ tịch Quốc hội
Uông Chu Lưu
(Theo Tiền Phong) VĂN KIÊN - LUÂN DŨNG
|
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét