Cát
Phượng: 'Nếu Kiều Minh Tuấn yêu An Nguy, tôi sẵn sàng chúc phúc'
Cập nhật lúc 16:09
Những ngày qua, tin đồn “phim giả tình thật” giữa Kiều
Minh Tuấn và An Nguy khiến không ít người tò mò bởi khán giả rất hy vọng vào
một đám cưới của chuyện tình chị em cổ tích giữa Kiều Minh Tuấn và Cát Phượng.
Anh
Tuấn không thể yêu An Nguy được
- Dạo gần đây có thông tin cho rằng Cát
Phượng và Kiều Minh Tuấn đã chia tay. Bản thân chị cũng đăng những dòng chia
sẻ mập mờ, khó hiểu trên mạng xã hội. Phải chăng quan hệ rạn nứt của cả hai
là sự thật?
Không biết giải thích thế nào nhưng
dường như từ trước đến nay Cát Phượng luôn
là người vướng vào tin đồn thì phải. Còn những dòng trạng thái trên mạng tôi
chia sẻ cũng rất bình thường. Không hiểu sao mọi người suy luận, đồn thổi và
rồi đẩy câu chuyện đi quá xa như vậy thôi.
- Vậy chị có
thể một lần nữa khẳng định về mối quan hệ của anh chị hiện tại?
Vẫn bình thường, thậm chí trên mức bình
thường nữa là khác. (cười) Tôi chỉ chia sẻ rằng mọi thứ hiện tại đều yên ổn,
không rạn nứt hay đổ vỡ gì cả. Hai ngưỡi vẫn sống với nhau, công việc và mọi
thứ đều vui vẻ.
Còn Kiều Minh Tuấn, tôi có thể khẳng
định tôi tin tưởng anh ấy đến 100%. Hơn nữa, sống và làm việc chung cùng chục
năm, có thể nói tôi quá hiểu rõ Tuấn. Tính anh ấy không phải là người trăng
hoa. Càng không có chuyện đóng phim chung một người rồi lại yêu đương với
người đó.
- Bản thân Kiều
Minh Tuấn có chia sẻ gì với chị về tình đồn những ngày qua?
Tuấn nói với tôi em nên im lặng đi đừng
lên tiếng. Tôi lại nghĩ nếu mãi im lặng thì thương khán giả quá. Có một cô bé
nhắn tin tôi thế này: "Từ trước đến nay em vốn không tin vào chuyện tình
yêu, nhưng nhờ có anh chị mà em đã thực sự tin. Thôi thì ai muốn đồn thổi thế
nào cũng được, quan trọng là bản thân anh chị hạnh phúc là được".
Trên trang cá nhân, nhiều người cũng
hụt hẫng, nuối tiếc cho cuộc tình của mình, tôi đọc mà rất cảm động. Đó cũng
là lý do để tôi buộc phải lên tiếng để trấn an dự luận.
- Còn về tin
đồn mối quan hệ giữa Kiều Minh Tuấn và An Nguy trong những ngày gần đây được
cho là một phần khiến tình cảm đổ vỡ, chị đối diện với điều này thế nào?
Nếu nói về đồn thổi thì trước đây khi
đóng Em chưa 18, chẳng phải cũng có tin đồn Tuấn và
Kaity Nguyễn yêu nhau sao? Hơn nữa, thời gian đóng phim chỉ kéo dài tầm một
tháng, tình cảm nếu nảy sinh mà tiến tới yêu nhau thì quả thật quá nhanh. Với
tôi, phim là phim, cuộc sống là cuộc sống, không có chuyện nhập nhằng giữa
hai việc thế này.
Đóng phim điện ảnh, mọi thứ khi phát
lên phải đòi hỏi sự chân thực. Muốn có được điều đó thì cả hai diễn viên phải
thật sự có tình cảm đẹp với nhau ngoài đời. Tôi thậm chí còn chủ động khuyên
anh ấy nên thường xuyên đi cafe hay xem phim cùng bạn diễn để hai người hiểu
nhau hơn, có cảm xúc để nhập vai ăn ý.
- Chị từng nói là
người luôn đặt ra những tình huống xấu nhất, nếu giả sử An Nguy và Kiều Minh
Tuấn có quan hệ thật sự, chị xử lý như thế nào?
Nếu điều đó là thật, tôi chỉ biết vui
cho họ thôi. Tôi sẵn sàng buông tay anh Tuấn vì thấy họ xứng đôi, thuộc về
nhau. Tuy nhiên, nếu Tuấn yêu ai đó mà tôi cảm thấy không xứng với anh ấy thì
tôi sẽ lên tiếng và đấu tranh cho bằng được. Tôi ghen kỳ lắm, không ào ào như
người khác vì tôi sợ mất mặt chính mình, người đối diện và cả người thứ 3.
Tôi chỉ muốn ngồi nói chuyện nhẹ nhàng với nhau thôi.
Về An Nguy, tôi thấy đó là một cô bé dễ
thương, hiền lành. Tôi thấy tôi còn yêu cô bé đó được ấy chứ. Thế nên nếu có
chuyện đó thật sự, tôi sẽ chúc mừng họ. Hiện tại, tôi khẳng định anh Tuấn không
thể nào yêu An Nguy được.
- Đứng trước
những tin đồn, An Nguy có khi nào nhắn tin hay nói chuyện riêng với chị?
Hoàn toàn không vì tôi nghĩ cô ấy có
suy nghĩ là giữa mình và anh Tuấn có gì đâu mà phải nhắn tin. Bản thân tôi
cũng nghĩ chuyện này cũng không cần thiết để phải như thế.
Nếu gặp nhau, tôi vẫn sẽ bình thường,
thậm chí ôm và nắm tay cô ấy thật chặt. Tôi nghĩ, khi chúng tôi tin nhau thì
cứ thế mà làm việc với nhau và khi tin nhau thì hãy cứ cười khi gặp nhau.
- Bé Bom - Con
trai chị chia sẻ gì với chị về những tin đồn rạn nứt giữa mẹ và chú Tuấn?
Hôm trước, Bom có nói với tôi là bé rất
buồn. Khi tôi hỏi con trai lý do gì buồn thì bé nói buồn chú Tuấn. Bom có hỏi
tôi là tôi và anh Tuấn đã chia tay rồi phải không? Tôi thắc mắc tại sao con
hỏi vậy thì bé có nói bé đọc trên mạng, bạn bè bé trên trường cũng hỏi nhiều.
Tôi có hỏi con nếu chúng tôi chia tay
thì bé sẽ cảm thấy như thế nào. Bé nói sẽ bỏ đi thật xa nếu chúng tôi chia
tay. Bom từng nói với anh Tuấn là đừng cưới tôi năm 7 tuổi nhưng giờ bé nói
muốn ngược lại. Tôi khẳng định với con những tin đồn trên mạng đều sai sự
thật. Khi nào chính tôi xuất hiện trên báo và nhận phỏng vấn thế này thì hãy
tin.
- Khán giả thời
gian qua bày tỏ rất nhiều nuối tiếc và kỳ vọng vì những tin đồn vừa qua sẽ
không có thật, có bao giờ chị cảm thấy áp lực vì chuyện đó?
Khán giả quá yêu Cát - Kiều và không muốn
cho chuyện tình của chúng tôi tan vỡ. Nhưng chúng tôi đâu có biết ngày mai
mình có còn yêu nhau hay không? Ở nước ngoài cũng có nhiều mối tình đẹp tan
vỡ khiến nhiều người nuối tiếc. Hiện tại, chúng tôi vẫn rất yêu nhau, hạnh
phúc, không có gì gợn sóng.
Nhưng sau này nếu không còn yêu nhau
thì mong khán giả luôn ủng hộ chúng tôi. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, khán
giả đừng buồn đau gì cho Cát - Kiều.
Hai
lần bỏ thai, mong đợi đám cưới và có con cùng Kiều Minh Tuấn
- Từng một lần
nói chia tay Kiều Minh Tuấn về nỗi sợ tuổi tác và sinh con. Đến hiện tại, chị
còn trăn trở gì?
Lúc nào tôi cũng canh cánh nỗi lo này.
Bởi Cát Phượng là người sống cho người khác chứ không phải cho riêng mình.
Năm 2011, tôi từng có thai với anh Tuấn. Nhưng lúc đó tôi lại nghĩ anh Tuấn
vẫn chưa yêu mình, hoặc nếu có thì cũng chỉ là tình cảm trai gái đơn thuần.
Nghĩ thế, tôi đã quyết định đi bỏ con.
Đến lần thứ hai, anh ấy bỏ đi khỏi nhà và nhắn tôi một
câu: "Lần sao nếu em tự quyết định thì em đừng nhìn anh nữa". Khi
ấy tôi mới bắt đầu hiểu thì ra Tuấn yêu tôi là thật.
Đến tận sau này, tôi cũng dính thai
được một vài lần, nhưng vì tuổi tác nên không giữ được. Vừa rồi tôi cũng cùng
anh Tuấn đến gặp bác sĩ để kích lấy trứng ra và gửi vào ngân hàng. Tuấn sợ
khi tôi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tôi thì lại nghe lời anh ấy
nên đến giờ mọi việc vẫn chưa đâu vào đâu.
- Chị nuối tiếc
không khi nghĩ lại việc mình đã phải bỏ thai 2 lần?
Rất nuối tiếc. Nếu đổi lại là bây giờ
tôi sẽ chọn cách nói với anh Tuấn để cả hai cùng nhau tính toán. Nhưng dẫu
sao mọi chuyện cũng đã qua, tôi và Tuấn cả hai đều không để chuyện cũ làm ảnh
hưởng.
Anh Chí Tài từng nói với tôi một
câu:"Con cái là duyên, nhưng cũng là nghiệp. Nếu sinh con ra nó ngoan
ngoãn, khỏe mạnh thì mừng. Nhưng ngược lại, nó hư đốn, bất trị thì đó
là cái nghiệp mà mình buộc phải trả. Anh với chị nhà đâu có đứa con
nào, nhưng vẫn yêu đến tận bây giờ".
Tôi nghĩ anh Tài nói rất đúng. Có rất
nhiều người trong xã hội, có con với nhau nhưng rồi cũng không thể ăn đời ở
kiếp. Hai chúng tôi hiện tại vẫn không cảm thấy áp lực gì về chuyện con cái.
Cứ nghĩ con cái là chuyện của trời, có thì mừng mà không có thì thôi, cứ bằng
lòng, vô tư mà sống.
Hơn nữa, hiện nay có dịch vụ mang thai
hộ. Nếu Tuấn cương quyết không cho Cát Phượng sinh con thì có lẽ chúng tôi sẽ
chọn cách này.
- Đầu năm nay,
anh Kiều
Minh Tuấn chia sẻ với báo giới chắc chắn sẽ có một đám cưới
"giản dị nhưng vui". Kế hoạch đó đến nay được chuẩn bị ra
sao?
Chuyện đó Tuấn vẫn nói đang chuẩn bị.
Tuấn khuyên tôi không cần quan tâm hay làm gì hết, chỉ cần tới ngày đó tôi
nhắm mắt lại, anh ấy sẽ nắm tay dẫn tôi đến nơi tổ chức. Nói thế thôi song
thật ra tôi cũng đang đợi đến ngày đó.
Trước đây tôi từng ước mơ làm một buổi
sinh nhật thật lớn cho cuộc đời mình. Tiếc là năm 30 tuổi vẫn chưa làm được, đến
năm ngoái định làm cũng vì nhiều lý do mà phải gác lại.
Chắc chắn tiệc sinh nhật của tôi sẽ rất
lớn, các anh em,bạn bè, người thân sẽ cùng hội tụ về hết. Đó cũng coi như dịp
để tôi cám ơn với những người quan trọng của đời mình. Còn người nào muốn
nghĩ đó là tiệc cưới thì cũng được.(cười)
- Cũng vì tình cảm
Kiều Minh Tuấn và chị chia sẻ trên truyền thông quá đẹp mà có người thậm chí
từng hoài nghi hoài nghi tình yêu của chàng trai ấy. Hỏi thật, có bao giờ chị
rơi vào trạng thái này?
Đã từng, nhưng đó là cảm xúc của 5 năm
đầu tiên. Còn hiện tại, tôi đã không còn để tâm đến chuyện đó nữa.
Chung sống với nhau 10 năm, bất cứ đi
đâu, làm gì Tuấn cũng sẽ nói với tôi. Ngay cả điện thoại, Tuấn cũng cho tôi
biết mật khẩu, luôn tin tưởng để tôi xem thì đâu có lý do gì để tôi phải ngờ
vực anh ấy.
(Theo VietNamNet) Hàn Triệt - Tuấn Chiêu
Ảnh: Thiên Minh - Ngọc Huỳnh
|
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018
Đắk Nông
Tuổi
xế chiều, cán bộ Tỉnh ủy bị bồ 'quậy' đòi tiền nuôi con
Cập nhật lúc 15:49
Một Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Bí thư Huyện ủy ở Đắk Nông
bị phát hiện có con riêng; sự
việc đang được cơ quan chức năng kiểm tra.
Một lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Nông xác nhận
với VietNamNet, đang chỉ đạo UBKT Tỉnh ủy kiểm tra thông tin ông Lê Văn Tấn
(Phó ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy) và ông K’Bốt (Bí thư Huyện ủy Tuy
Đức) có con riêng nhưng không khai trong hồ sơ, lý lịch.
Phó
Ban Tổ chức bị bồ đòi tiền nuôi con
Theo tìm hiểu của VietNamNet, ông Lê
Văn Tấn có quan hệ tình cảm với chị N.Y.T (23 tuổi, trú huyện Đắk Mil). Dù
không đăng ký kết hôn nhưng hai người có một con gái chung (sinh năm 2017) và
cùng đăng ký khai sinh tại UBND thị trấn Đắk Mil (Đắk Mil).
Cán bộ UBND thị trấn Đắk Mil cho biết, cô T. nhiều lần lên
phòng một cửa làm thủ tục giám hộ tài sản là lô đất ông Tấn cho, tặng cô con
gái riêng. Tuy nhiên, do thủ tục vượt quyền nên đơn vị đã không giải quyết và
cô này đã nhiều lần to tiếng tại đây.
Cô T. sau đó "kéo" lên phòng
làm việc của ông Tấn tại Tỉnh ủy Đắk Nông gây ồn ào, đòi tiền trợ cấp nuôi
con.
Làm việc với phóng viên, ông Lê Văn Tấn
xác nhận có một người con riêng với cô T.
“Cô ấy có gặp tôi đặt vấn đề trợ cấp
nuôi con. Tôi cũng đăng ký khai sinh cho con rồi” - ông Tấn thú nhận.
Theo ông Tấn, cô T. yêu cầu mỗi tháng
cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng song ông chỉ đồng ý con số 2 triệu đồng. Cô
T. không chịu và đã làm rùm beng tại cổng Tỉnh ủy Đắk Nông.
Cũng theo ông Tấn, ông đã làm thừa kế
cho con gái chung với cô T. một lô đất ở thị trấn Đắk Mil trị giá khoảng 1 tỷ
đồng. “Lúc đầu, T nói tôi đưa cho lô đất rồi cô ấy nuôi con đến 18
tuổi. Sau đó "được voi đòi tiên", T đòi thêm tiền cấp dưỡng.
Lương tôi nếu nghỉ hưu chỉ có 7 triệu đồng/tháng, cô ấy lấy 5 triệu thì tôi
lấy tiền đâu để sống” - ông này phân trần.
Ông Tấn thừa nhận, không khai báo trong
hồ sơ, lý lịch về việc có con riêng. Ông có báo cáo sự việc với trưởng ban và
được cấp trên cho 'tự dàn xếp'.
Theo ông Tấn, ông làm Bí thư huyện ủy
Đắk Mil từ năm 2009-2014. Năm 2014, ông được điều động lên công tác tại Ban Tổ
chức Tỉnh ủy, sau đó bầu giữ chức Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk
Nông.
Bí
thư Huyện ủy nhận con rơi
Tương tự, ông K’Bốt, Bí thư Huyện ủy
Tuy Đức cũng có một người con riêng và không khai báo trong hồ sơ.
Theo trình bày của ông này, khi đang
làm việc ở Huyện đoàn Đắk Nông (lúc đó là huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk) đã có
quan hệ với một phụ nữ vào năm 1986 và có một người con gái.
Ông K’Bốt cho biết, đã thừa nhận cô này là con, nuôi dưỡng
và cho ăn học.
Cô con gái này hiện 32 tuổi, đang làm
cán bộ tại một phường ở thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông).
Ông K’Bốt lý giải, không cưới mẹ cô gái
làm vợ bởi do phong tục, tập quán và ông đã bị làng xử phạt lúa, trâu,
bò…theo phong tục của đồng bào mình.
Ông K’Bốt thừa nhận không khai trong lý
lịch về người con riêng này và biết như thế là trái với quy định pháp luật.
Mới đây, ông K’Bốt đã bị Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đắk Nông kỷ luật khiển trách về mặt Đảng do để vợ nhận khoán đất rừng
135 trái quy định và để phá trắng hơn 10ha rừng.
(Theo VietNamNet) Trùng Dương
|
Dùng
sách chưa chuẩn dạy cho 800.000 học sinh!
Cập nhật lúc 10:26
Sách "Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1" với nhiều thay
đổi về cách đánh vần cũng như nhiều bài học bị cho là có nội dung thiếu chuẩn
mực đối với học sinh lớp 1 đã được thí điểm ở 49 tỉnh, thành
Khi xem cuốn sách "Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục (CNGD) lớp
1" do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản, nhiều phụ huynh "té
ngửa" với những nội dung bài học gây bức xúc.
Dạy trẻ những thói xấu
Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cho rằng có những bài học
nội dung không phù hợp với trẻ. Ví dụ bài "Quả bứa" (trang 87, sách
"Tiếng Việt - CNGD lớp 1, tập 2") kể câu chuyện 2 cháu Năm và Sáu
đi qua vườn quả. Năm thấy quả liền la (hô) to và Sáu nhặt quả bứa. Hai cháu
giành qua giành lại, cậu Cả đi qua và phân xử. Cậu Cả bổ quả bứa và phán:
"Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa,
hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của
tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi".
Theo đánh giá của một GV, lời lẽ trong câu chuyện rất phản
cảm, gọi nhau bằng mày - tao, ý nghĩa thì chỉ dạy các cháu cách sống tiểu
xảo. Chưa hết, sách còn có nhiều bài học mà trong câu chuyện lại ẩn hiện ý
nghĩa "mớm" cho trẻ những thói xấu như tọc mạch, xu nịnh, nói dối,
châm biếm người khác… Nhiều từ ngữ mang tính tiêu cực chứ không có ý nghĩa
giáo dục. Một GV tại Trường Tiểu học An Dương (TP Hải Phòng) phàn nàn có lần
dạy đến câu "Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen", một học sinh (HS)
đã hỏi cô "đánh ghen" là gì khiến cô giáo này lúng túng không biết
phải giải thích thế nào cho các em HS lớp 1 hiểu.
Tuy là bộ sách giáo khoa (SGK) được triển khai tới 49 tỉnh,
thành trên cả nước nhưng lại dùng quá nhiều từ địa phương như bể (biển), gà
qué, quả chấp, bé huơ, khươ mũ. Một GV phản ánh trang 47, quyển 1 sách
"Tiếng Việt - CNGD lớp 1" có bài "Nghỉ hè cả nhà đi bể". Rất
nhiều HS không biết đi bể là đi đâu vì trẻ em miền Nam chỉ biết đi biển. Bộ
sách này cũng bị chính các GV phản ánh là có nhiều từ láy khó với cả người
lớn chứ đừng nói đến HS lớp 1 như thia lia, thìa lìa, chon chót, sứt sát,
quằm quặp, khuýp khuỳm khuỵp… Câu thành ngữ, tục ngữ HS không hiểu mà chỉ học
vẹt như "trăm thứ bà giằn", "bạt ngàn san dã", "đổ vỡ
tóe loe"…
Tranh cãi vì cách đánh vần lạ
Với cách đánh vần được dạy trong "Tiếng Việt - CNGD
lớp 1", HS được dạy cách phân biệt giữa âm và chữ. Âm là vật thật, âm
thanh, chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không
phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ. Thông thường, một âm
được ghi lại bằng một chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m...) nhưng ở sách này, một
âm ghi lại bằng một chữ, nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó,
một âm /chờ/ được ghi lại bằng một chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải được ghép
lại từ 2 chữ c và h. Có những trường hợp một âm không phải chỉ được ghi lại
bằng một chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó cần có căn cứ luật chính tả. Ví
dụ : Âm "ngờ" được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép). Âm "cờ"
được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu). Âm "ia" được ghi bằng
4 chữ: iê, ia, yê, ya…
Về phát âm, theo sách "Tiếng Việt - CNGD lớp 1",
HS đánh vần theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ "ca: /cờ/ - /a/ -
ca", "ke: /cờ/ - /e/ - /ke/", "quê: /cờ/ - /uê/ -
/quê/"… Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo luật chính tả :
Âm "cờ" đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm
"cờ" đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng
chữ u…
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Trung tâm Công nghệ Giáo dục, -
NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị biên soạn sách "Tiếng Việt - CNGD lớp
1", cho hay mục tiêu của bộ môn là HS phải đọc thông, viết thạo, nắm
vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm vững luật chính tả, từ đó HS không thể
tái mù. Bà Loan khẳng định với phương pháp này, HS được học luật chính tả rất
kỹ, theo nguyên tắc gặp ở đâu sẽ giải quyết ở đó. Nhờ đó, HS sẽ nắm luật rất
kỹ và không bị viết sai chính tả.
Bà Loan nói thêm với môn "Tiếng Việt - CNGD lớp
1", các em sẽ học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không phải đi từ chữ rồi
trở lại âm như chương trình hiện hành, mà CNGD đi từ âm đến chữ, tức là đi từ
trừu tượng đến cụ thể.
GS TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn
ngữ học Việt Nam - cho rằng đây là vấn đề khoa học và cần thận trọng khi đánh
giá. GS Lợi cũng băn khoăn khi cho rằng không thể đưa ra câu trả lời đánh giá
đúng - sai và tính hiệu quả trong giáo dục của chương trình cải cách. Tuy
nhiên, ông cho rằng nếu đưa chương trình dạy đại trà, phụ huynh chắc chắn sẽ
thấy khó, vì người ta không hiểu khái niệm để dạy cho con được. Ngay cả khái
niệm "chữ" và "âm", thế nào là âm đầu, thế nào là âm
cuối, thế nào là phần vần, âm đệm, đâu là nguyên âm chính, âm cuối… đều rất
khó đối với các phụ huynh và họ lo lắng là điều dễ hiểu.
Bộ sách “Tiếng
Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1” gây tranh cãi. Ảnh: HÀ NGUYỄN
Cuốn sách đã được vào trường học như thế nào?
Chương trình CNGD của GS Hồ Ngọc Đại được thí điểm năm
1978, sau đó năm 1985 được mở rộng ra các tỉnh. Đến năm 2000, chương trình
được áp dụng tại 43 tỉnh, thành nhưng sau đó bị tạm dừng vì Luật Giáo dục
2005 quy định thực hiện một chương trình, một bộ SGK thống nhất trong cả
nước. Năm 2008, chương trình này được quay lại thực hiện ở 8 tỉnh. Năm học 2010-2011,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lúc đó là ông Phạm Vũ Luận đã cho
phép thí điểm bộ sách này trong nhà trường. Đến nay, chương trình đã được áp
dụng tại 49 tỉnh, thành với hơn 800.000 HS.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ
thông mới, cho biết sách "Tiếng Việt - CNGD lớp 1" là tài liệu thực
nghiệm khoa học, được phép dạy trong một số trường tiểu học. Do được chỉ đạo
ghép với mô hình trường học mới (VNEN), nhiều tỉnh, thành muốn áp dụng VNEN
đã tiếp nhận sách này, đưa vào một số trường tiểu học ở địa phương. GS Thuyết
khẳng định đây không phải SGK nằm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành,
cũng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đầu năm 2017, Bộ GD-ĐT đã cử một số đoàn công tác đi khảo sát,
đánh giá hiệu quả thực hiện cuốn "Tiếng Việt - CNGD lớp 1" tại các địa
phương trên toàn quốc. Dựa trên kết quả khảo sát thực địa này, ngày 19-4-2017,
bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm
định cuốn "Tiếng Việt - CNGD lớp 1". Trên cơ sở kết luận của Hội
đồng Quốc gia thẩm định, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức chỉnh sửa tài liệu
và xin lại ý kiến góp ý của hội đồng. Sau khi được hội đồng góp ý, tài liệu
này đã được chỉnh sửa, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục ở cấp tiểu học.
Nhiều chuẩn mực bị phá vỡ
Nhiều GV cho rằng nhiều chuẩn
mực bị phá vỡ trong cuốn sách nhất là khi được dạy cho HS ở độ tuổi tiểu học.
Hiệu trưởng một trường tiểu
học tại quận 1, TP HCM cho rằng nguyên tắc cơ bản của SGK phải là tính phổ
thông, dễ hiểu, không phân biệt vùng miền. Tuy nhiên, nhìn vào bộ sách, có vẻ
như những người biên soạn chỉ soạn sách cho một địa phương nào đó. Chẳng hạn,
trong bài học về vần "oe", trong sách công nghệ minh họa bằng hình
ảnh và 2 từ "gà qué" và "ngóe". Nhiều phụ huynh kêu trời
vì không hiểu con "gà qué" và "con ngóe" là con gì.
"Điều này đi ngược với quy chuẩn về ngôn ngữ và tính đại trà trong giáo
dục" - vị này nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Thúy (TP Đà Nẵng) từng đặt ra nhiều câu hỏi đề nghị bộ trưởng Bộ GD-ĐT
làm rõ trách nhiệm trong việc thử nghiệm bộ sách này. Cuối tháng 10-2017, Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản phúc đáp về kết quả đánh giá tài liệu
này. Theo đó, bên cạnh những ưu điểm, hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu
này cũng chỉ ra nhiều nhược điểm như mục tiêu giúp HS phát triển kỹ năng nói
và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu. Các hướng dẫn, hoạt động giúp HS
đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả
lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy, HS có thể đọc thành tiếng
văn bản nhưng không hiểu nghĩa.
Bên cạnh đó, tài liệu cũng
chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này
thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu. Việc rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích
cấu trúc âm tiết và luyện phát âm đối với HS bản ngữ (tiếng Việt) là không
thật sự cần thiết và không phù hợp với phương pháp học bản ngữ….
Đ.TRINH -
L.ANH
(Theo Người Lao Động) Yến Anh
|
Cẩn trọng chơi show
Cập nhật lúc 10:08
Thông tin một cô gái trẻ sau khi tham gia show Date
& Kiss phiên bản Việt đã bị cha ruột từ mặt; công việc, thu nhập tuột dốc
khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ về những hệ lụy của các show truyền
hình.
Những hình ảnh phản cảm từ một số show dậy sóng được
phát trên mạng xã hội gần đây. ẢNH CHỤP QUA MÀN HÌNH
Sóng gió những show trên YouTube
Tiểu My, cô
gái trẻ đã tham gia chương trình truyền hình thực tế Date & Kiss nói
trên, mấy hôm nay đang hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích nặng nề. Bước vào
tuổi 23, khi tham gia show, Tiểu My hy vọng sẽ tìm được “nửa kia” của mình.
Nhưng không ngờ, clip cô hôn “bạo liệt” 2 bạn nam cùng tham gia chương trình
được truyền trên mạng như một kiểu phim “nóng”. Hàng chục ngàn người đã xem
clip và sau đó đến cha ruột của cô phát hiện. Ông không chỉ la mắng thậm tệ
mà còn từ mặt con gái.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi
nhận lời tham gia bất cứ show nào, và phải chuẩn bị tâm lý cho những tình
huống, phản ứng không như ý muốn xảy ra.
Tiểu My, cô gái tham gia Date & Kiss phiên bản
Việt
Không chỉ có thế, Tiểu My gần như bị người thân, bạn bè kỳ thị. Đang là một vũ công có thu nhập ổn định, cô bỗng bị từ chối hợp tác ở nhiều chương trình. Chia sẻ với Thanh Niên, Tiểu My cho biết: “Tôi tởn tới già, sẽ không bao giờ tham gia game show tương tự như thế nữa”. My thừa nhận, vì cô suy nghĩ thiếu chín chắn khi nhận lời tham gia show Date & Kiss nên giờ phải gánh chịu hậu quả, và đây là bài học lớn đối với cô.
Không chỉ có
các nhân vật trong Date & Kiss đang hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ cộng
đồng mạng, những người tham gia show Ai hôn giỏi nhất (phát trên kênh YouTube
Trắng TV) cũng bị phản ứng. Nhiều người xem cho biết họ không tin vào mắt
mình khi chứng kiến cảnh thí sinh nam hôn môi nhau và cuộc chơi “Quần lót của
ai?”. Hàng chục lời nhận xét nặng nề dành cho nhóm bạn trẻ tham gia đã xuất
hiện trên kênh phát sóng.
Đang “xây
biệt thự” bằng “gạch đá” từ cộng đồng mạng còn có show Dare Pong, hiện thu
hút hàng triệu lượt xem mỗi tập. “Bạn sẽ có người yêu hay bị chửi bới sau khi
chơi Dare Pong”... là thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Người tham gia có khoảng 20
cốc đồ uống có cồn trước mặt với 2 trái bóng bàn và chuẩn bị tâm lý cho nhiều
thử thách. Luật chơi là khi một người ném bóng trúng vào cốc của đối phương
thì buộc đối phương phải uống cạn ly, hoặc làm theo thử thách được đặt phía
dưới cốc. Xem các thử thách hơn 10 tập (phát trên YouTube) như đổ nước đá vào
quần, cạo lông, cởi đồ của đối phương bằng răng, ăn sushi trên ngực trần
và... miệng đối thủ, hôn sâu, nhảy sexy..., nhiều khán giả đã khó chịu phê
phán về độ phản cảm của trò chơi. Các “nam thanh, nữ tú”, trong đó có cả nghệ
sĩ tham gia cuộc thi như: Rose Xinh với Khanh Vmusic, Trương Thế Vinh với Ly
Phạm, Lâm Á Hân với Nhikolai Đinh, Yến Hana và Kin, Sơn Ca và Hoàng Phúc, Vy
và Kha (người yêu cũ của nhau)... tham gia cuộc chơi cũng bị chỉ trích dữ
dội.
Các nhân vật tham gia Date & Kiss và những cảnh hôn trong phòng tối. ẢNH
CHỤP QUA MÀN HÌNH
ẢNH
CHỤP QUA MÀN HÌNH
“Những thử
thách đặt ra trong chương trình quá sức nhạy cảm, thậm chí kể cả yêu cầu nói
chuyện khiêu dâm với đối phương, tôi nói thật là không thể tưởng tượng các
bạn trẻ và cả nghệ sĩ dám tham gia thi thố. Khi chơi, họ có lường được phản
ứng của khán giả, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay không? Nhiều câu nói quá
kém duyên, phản cảm từ các cô gái tham gia...”, khán giả Nam Trần (TP.HCM)
bức xúc.
Hãy tỉnh táo!
Có rất nhiều
lý do để một người quyết định tham gia show truyền hình hoặc show phát trên
YouTube: cho vui, để kết bạn, để được nhiều người biết đến, để nhận được thù
lao... Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để xử lý các tình huống xảy
đến với mình trong và sau chương trình.
Những
trò phản cảm trong Dare Pong. ẢNH CHỤP QUA MÀN HÌNH
Một nhà báo
tiết lộ, cách đây không lâu anh có tham gia game show mà trong đó người chơi
thi thố với một học sinh tiểu học. Tuy nhiên, khi ghi hình anh chỉ trả lời
được 2 câu hỏi, đến câu thứ 3 không trả lời được nên phải dừng lại. “Vì những
áp lực của trường quay nên người chơi khó bình tĩnh để trả lời đúng. Mà nếu
để nguyên như thế phát sóng, chắc chắn tôi sẽ bị cười chê vì thua cả tụi
nhóc”. Thế là anh yêu cầu nhà sản xuất cho... làm lại. Tất nhiên, ê kíp thực
hiện chương trình khó chấp nhận, nhưng anh tuyên bố nếu không được làm lại,
anh sẽ rút khỏi chương trình và không cho phép sử dụng phần hình ảnh có mình
tham gia để phát sóng. Cuối cùng nhà sản xuất đành nhượng bộ, và khi quay lại
lần thứ 2, nhà báo trên đã trả lời được nhiều câu hỏi hơn.
Thực tế
trong một số game show, không ít nghệ sĩ tham gia thường yêu cầu BTC “mớm”
cho họ một số đáp án để không phải... mất mặt nếu trả lời không được hoặc bị
thua cuộc quá sớm. Đó cũng là cách họ tự bảo vệ hình ảnh trước công chúng.
Thế nhưng
không phải người chơi bình thường nào cũng hiểu hết về chương trình và những
hậu quả của nó. Người mẫu Kim Huệ không thể quên cảm giác bẽ bàng khi tham
gia show “se duyên” mang tên Lựa chọn của trái tim và bị HLV thể hình Văn
Thông chê tơi tả trên sóng truyền hình. “Game show nào cũng vậy, nhà sản xuất
luôn muốn tỷ lệ người xem cao nhất, thu hút khán giả nên họ sẽ sử dụng rất
nhiều chiêu trò khác nhau. Người chơi hãy thật sáng suốt khi lựa chọn. Đừng
biến mình thành những con cờ trong kế hoạch của người khác”, cô nói.
Nam vương
quốc tế Ngọc Tình, từng tham gia một số game show gần đây, bày tỏ: “Bản thân
thí sinh nếu là nghệ sĩ, phần lớn được mời tham gia game show với mục đích
thu hút các fan khi lên sóng. Một số game và truyền hình thực tế đã giúp nghệ
sĩ, người chơi nổi tiếng hơn nhưng cũng có một số cuộc chơi mà ngay sau đó
người chơi mất dần uy tín, bị chỉ trích và mất show. Vậy nên sau này Tình
cũng ít khi tham gia. Có thêm một thực tế nữa là các cuộc thi, truyền hình
thực tế họ phải dùng “chiêu” cắt, ghép lời nói, hành động người chơi làm sao
cho “sốc sốc” nhằm mục đích “câu view”. Sự cắt ghép này có khi nhạy cảm,
không nói hết ý người chơi muốn truyền tải. Tình chỉ mong nhà sản xuất, ê kíp
khi thực hiện chương trình dù có làm gì cũng hãy tôn trọng người chơi. Bởi như
mọi người cũng đã thấy hậu quả của vài từ ngữ nhạy cảm thôi có thể làm ảnh
hưởng cực kỳ lớn đến người chơi”. Tiểu My, cô gái tham gia Date & Kiss
phiên bản Việt, cũng thành thật nhắn gửi tới các bạn trẻ: “Hãy suy nghĩ thật
kỹ trước khi nhận lời tham gia bất cứ show nào, và phải chuẩn bị tâm lý cho
những tình huống, phản ứng không như ý muốn xảy ra”.
Date & Kiss phiên bản Việt
giảm cảnh “nóng”
Trước
phản ứng gay gắt từ phía người xem, nhà sản xuất Date & Kiss đã tạm dừng
trình chiếu và chỉnh sửa lại nội dung. Trong tập 3 ra mắt ngày 27.8, các cảnh
hôn môi táo bạo (như tập 1, 2) đã không còn. Người xem chỉ thấy người tham
gia hôn trán, hôn má nhau.
Hiện tại,
Bộ Thông tin - Truyền thông, Sở VH-TT TP.HCM đang vào cuộc để xử lý chương
trình này.
(Theo Thanh Niên) Dạ Ly
|
Đừng chia rẽ Olympic Việt Nam
Cập nhật lúc 09:53
Với bóng đá thì chuyện đánh giá cầu thủ này hay,
cầu thủ kia dở là hết sức bình thường. Nhưng có vẻ như nhiều so sánh lại được
đưa ra không thuần tuý ở góc độ chuyên môn. Cũng vì chuyện này mà nhiều nhận
xét trở nên nặng nề, phần nhiều mang âm hưởng tiêu cực.
Đòan kết là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh đội tuyển Olympic Việt Nam
Tham dự Asiad 2018, Olympic Việt Nam lần này có 8 cầu thủ thuộc
biên chế CLB Hà Nội (sau đó rút xuống 7 vì Thành Chung chấn thương), trong
khi HAGL có 5 cầu thủ. Đây cũng là 2 đội bóng đóng góp quân số cho các ĐTQG
nhiều nhất các năm vừa qua.
Nếu như tại VCK U23 châu Á 2018, Lương Xuân Trường, Công Phượng hay Văn Thanh được trọng dụng thì lần này vì phong độ, HLV Park Hang Seo chỉ luân phiên sử dụng Lương Xuân Trường và Công Phượng, tuỳ từng trận đấu. Trong khi các cầu thủ CLB Hà Nội như Duy Mạnh, Đình Trọng, Quang Hải, Văn Hậu được trọng dụng nhiều hơn. Chuyện này tạo nên những so sánh về cầu thủ hai đội bóng, vốn của 2 ông bầu đều có ảnh hưởng với bóng đá Việt Nam. Bầu Đức có đóng góp lâu năm cho bóng đá, được nhiều CĐV yêu mến còn bầu Hiển có sức ảnh hưởng tới nhiều đội bóng. Ở đây cần phải nói rằng, Olympic Việt Nam mạnh như hiện tại thì ngoài chuyên môn các cầu thủ, năng lực cầm quân của HLV Park Hang Seo thì vấn đề cốt lõi khác là sự đoàn kết giữa thành viên trong đội. Trưởng đoàn bóng đá HAGL Nguyễn Tấn Anh từng chia sẻ, ở V-League hai đội bóng là đối thủ nhưng lên tuyển thì cùng chung một màu áo, nên tiên quyết cần giữ được sự đoàn kết. Đây chắc chắn là một ý kiến rất xác đáng. Olympic Việt Nam mạnh bởi còn được bổ sung bởi những cầu thủ xuất sắc ở nhiều đội bóng khác, mỗi người đều có vai trò riêng. Đơn cử, các cầu thủ Hà Nội đang chơi rất ổn định ở giải đấu lần này, nhưng Olympic Việt Nam để tiến sâu tới tận trận Bán kết thì đều nhờ vào sự toả sáng của những cầu thủ HAGL.
Đó là bàn
thắng vào lưới Bahrain ở phút 88 của Công Phượng trong một thế trận hoàn toàn
bế tắc, hay pha ghi bàn của Văn Toàn khi gặp Syria tại Tứ kết. Trong trận đấu
với đương kim vô địch Hàn Quốc, Minh Vương là người đem lại bàn thắng duy
nhất cho Olympic Việt Nam. Đây cũng là điểm sáng ở trận đấu Olympic Việt Nam
lép vế hoàn toàn so với đối thủ đến từ Đông Á.
Phía trước Olympic Việt Nam không chỉ còn 1 trận tranh HCĐ với UAE mà xa hơn, sẽ còn nhiều giải đấu các cầu thủ phải sát cánh bên nhau, gần nhất là AFF Cup 2018. Bình luận là quyền của mỗi người, nhưng cần tạo sự đoàn kết, thay vì gây chia rẽ đội bóng.
Theo Tiền Phong
|
Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018
Grab tung chiêu nhằm
bóp chết Go-Viet từ trứng nước
Cập nhật lúc 15:41
Trong khi người
mới Go-Viet tung nhiều chiêu để “làm quen”, thu hút khách hàng và tài xế thì
“gã khổng lồ” Grab tại thị trường Việt Nam cũng đang tìm cách “giữ chân” họ.
Gần một
tháng nay, anh L.Huy (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đều chọn “xe ôm công nghệ”
Go-Viet để đến cơ quan. Anh Huy cho biết hãng này đang áp dụng chương trình
đồng giá 5.000 đồng, mới đây tăng lên 9.000 đồng, cho quãng đường dưới 8 km.
Từng sử dụng
dịch vụ của Grab nhưng từ khi Uber rút khỏi Việt Nam hồi tháng 4, anh Huy nói
giá cước của hãng bắt đầu đắt đỏ, nhất là khi phải di chuyển vào giờ cao
điểm. Đây là lý do anh chuyển sang Go-Viet, “tân binh” của hãng gọi xe công
nghệ Indonesia mới chính thức vào Việt Nam.
“Tuy nhiên,
gần đây tôi cũng đã nhận được nhiều thông báo về các chương trình khuyến mãi
của Grab. Các chương trình mà Grab tung ra rất giống về thời gian triển khai,
nội dung ưu đãi, thậm chí sốc hơn cả Go-Viet đang thực hiện”, anh Huy nói.
Go-Viet nâng giá 9.000 đồng, Grab khuyến mãi 5.000
đồng/chuyến đi
Anh Huy là
một trong số nhiều khách hàng nhận được thông báo của ứng dụng gọi xe công
nghệ Grab về chương trình đồng giá cước 5.000 đồng/chuyến đi dưới 8 km (áp
dụng cho dịch vụ GrabBike). Chương trình này của Grab bắt đầu áp dụng từ ngày
28/8.
“Tôi nghĩ
Grab đang tung nhiều chiêu để bám sát đối thủ, bởi Go-Viet vừa mới tăng cước
cho chương trình đồng giá lên 9.000 đồng/chuyến. Trong khi đó, Grab lại cập
nhật chương trình rẻ hơn Go-Viet 4.000 đồng/chuyến ngay khi hãng vừa áp dụng
tăng giá cước”, khách hàng này cho biết.
Để
thu hút khách hàng và tài xế, Grab và Go-Viet đua tung ra các chiêu khuyến
mãi gần giống nhau. Ảnh: P.M.
Trong khi đó
từ ngày 26/8, Go-Viet đã nâng mức cước đồng giá khách hàng phải trả cho mỗi
chuyến đi là 9.000 đồng, tăng gần gấp đôi so với trước.
Mới gia nhập
thị trường TP.HCM đầu tháng 8, Go-Viet đã nhanh chóng gây chú ý với người
tiêu dùng khi tung chiêu khuyến mãi đồng giá 5.000 đồng cho những chuyến đi
dưới 8 km có điểm đón là các quận nội thành.
Ngoài số
tiền nhận được từ khách hàng, sau mỗi chuyến đi, các đối tác của Go-Viet sẽ
được công ty trả thêm 25.000 đồng nhằm đảm bảo thu nhập tối thiểu 30.000
đồng/cuốc.
Chiêu khuyến
mãi sốc của tân binh mới đã thu hút được nhiều khách hàng và tài xế, trong
đó, có không ít người từng dùng ứng dụng Grab. Sự cạnh tranh về giá cước này
của Go-Viet và Grab đang khiến người tiêu dùng hài lòng vì có nhiều lựa chọn
hơn khi Uber rút đi.
“Không chỉ
tôi mà một vài đồng nghiệp cũng đã chuyển sang dùng Go-Viet. Là khách hàng dĩ
nhiên chúng tôi phải chọn những nơi nào có nhiều ưu đãi với mình. Grab cũng
đã bắt đầu xuống nước. Cạnh tranh bao giờ cũng khiến khách hàng được lợi”,
chị Ngọc Châu (nhân viên văn phòng, quận 1), cho hay.
Đồng loạt tăng thưởng 300.000 đồng/ngày cho tài xế
Không chỉ
cạnh tranh khốc liệt trong các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, cuộc
chiến giữa Go-Viet và Grab còn gay cấn trên “mặt trận” điểm thưởng nhằm thu
hút tài xế.
Go-Viet
và Grab cùng thay đổi chương trình thưởng cho tài xế nhằm thu hút và giữ chân
họ.
Không hẹn mà
gặp, cả hai hãng này cùng thông báo về sự thay đổi trong chương trình thưởng
cho đối tác. Theo đó, mức thưởng của cả Go-Viet và Grab đều tăng mạnh lên đến
300.000 đồng/ngày nếu tài xế chạy được nhiều cuốc xe, và thời gian áp dụng
cũng giống nhau, ngày 27/8.
Cụ thể, ngay
từ ngày mới gia nhập, chương trình tích điểm thưởng của Go-Viet là các mốc
5-9-13 điểm tương ứng số tiền 50.000-120.000-220.000 đồng, nay được hãng thay
đổi thành các mốc 10-18-28 điểm tương ứng 80.000-180.000-300.000 đồng.
Áp dụng
chương trình này khá giống Go-Viet, Grab cũng đưa ra các mốc 9-13-16 điểm
tương ứng 75.000-165.000-220.000 đồng. Ngay khi tân binh mới thay đổi chiến
lược, Grab cũng nâng chương trình tích điểm thưởng lên một cấp cao hơn, tương
ứng 10-14-18 điểm là số tiền 110.000-150.000-300.000 đồng.
Tài xế
N.Tuấn (đối tác mới của hãng Go-Viet được hơn 2 tuần) cho biết hiện nay,
khách hàng sử dụng ứng dụng mới này khá đông nên nếu cố gắng, hoàn toàn có
thể đạt được các mốc mà hãng đưa ra.
“Với chương
trình thưởng cũ của Go-Viet, mỗi cuốc xe 5.000 đồng, tôi đã nhiều lần được
thưởng 220.000 đồng/ngày. Mấy bữa nay, do bận việc gia đình nên tôi không có
nhiều thời gian để chạy, một vài anh em trong đội đã được thưởng rồi, do chạy
vào giờ cao điểm, điểm được nhân gấp đôi”, anh Tuấn nói.
Tài xế cho
biết thêm một số bạn bè là đối tác của Grab lại không suy nghĩ lạc quan về
chính sách thưởng của hãng này. Họ than phiền về việc Grab áp dụng nhiều quy
định phụ kèm theo rất khó như tài xế phải có tỷ lệ nhận chuyến trên 90% và
điểm khách hàng đánh giá gần như tuyệt đối.
Ai đang tạm thắng trong cuộc chiến "xe ôm công
nghệ"
Chỉ vài ngày
chính thức thử nghiệm 2 dịch vụ “xem ôm công nghệ” và giao nhận hàng tại
TP.HCM, trả lời trên Reuters, CEO Madiem Makarim của Go-Jek - hãng gọi xe
công nghệ Indonesia (công ty mẹ của Go-Viet), cho hay hãng đã giành được 15%
thị phần tại đây.
Tháng 9,
Go-Viet cũng sẽ triển khai tại Hà Nội nhưng chưa cung cấp thông tin cụ thể về
các chính sách cho đối tác và khách hàng. Trong khi đó, Grab đã “rục rịch”
một số chương trình khuyến mãi cho người dùng để đón đầu tân binh đến từ
Indonesia này.
Tại
các góc đường trung tâm TP.HCM, tài xế Grab xuất hiện dày đặc để chờ khách
đặt xe. Ảnh: P.M.
Theo ghi
nhận của Zing.vn, hiện tài xế đồng phục màu đỏ của Go-Viet đã xuất hiện tại
nhiều khu vực trung tâm và đông dân ở TP.HCM.
Góc đường Lý
Tự Trọng (quận 1) là nơi có nhiều tài xế của 2 hãng Go-Viet và Grab tập trung
chờ khách đặt xe. Số lượng đối tác Grab ở đây nhiều hơn hẳn Go-Viet, trung
bình áo xanh lá gấp 2-3 lần áo đỏ. Tuy nhiên, cứ chốc chốc, tài xế Go-Viet
lại nhận được cuốc và rồ xe đi. Trong khi đó, thời gian chờ chuyến của đối
tác Grab cao hơn.
Anh T.Trung
(đối tác 1 năm nay của GrabBike) cho biết, gần đây, số cuốc xe mỗi ngày có
phần vơi đi nên thu nhập có phần giảm mạnh. Chỉ tay về những đối tác Grab
khác, tài xế này nói cũng bấy nhiêu người có nhu cầu đi xe ôm nhưng lại có
quá nhiều tài xế nên phải ngậm ngùi chịu.
"Grab
và Go-Viet đều đang cạnh tranh để giữ tài xế với nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, nếu
xem xét kỹ lại, Go-Viet có phần lợi thế hơn vì tài xế không phải chịu chiết
khấu, ít nhất là trong vài tháng. Đây là lý do nhiều tài xế cũng đã sang ứng
dụng mới này", anh Trung cho hay.
Có thể thấy,
cuộc đua của Grab và Go-Viet đang ngày càng gay cấn. Một hãng vừa ra một
chương trình ưu đãi là ngay lập tức đối phương sẽ có những động thái tương
tự, thậm chí hấp dẫn hơn.
Trong khi
người mới Go-Viet tung nhiều chiêu để “làm quen”, thu hút khách hàng và tài
xế mới đầu quân thì “gã khổng lồ” Grab tại thị phần Việt Nam cũng đang tìm
cách “giữ chân” người dùng và đối tác của mình.
Theo Zing.vn
|
Vay 10 triệu phải trả
hơn 3 tỷ: Cô gái bị giang hồ dọa xử
Cập nhật lúc 15:30
Từ một khoản vay 10
triệu đồng ban đầu, sau 3 năm, số tiền gốc và lãi tăng lên hơn 3 tỷ đồng
khiến chị Hà Thị Lệ (trú tại thôn 3, xã Hiệp Hòa, H.Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam)
không thể trả nổi, phải trốn vào TP.HCM.
3 năm, 10 triệu đồng thành 3 tỷ đồng
Theo trình bày
của chị Hà Thị Lệ, vào năm 2015, gia đình chị có vay của ngân hàng 30 triệu
đồng để đầu tư làm ăn. Đến kỳ hạn trả nợ, gia đình chị chỉ gom góp được 20
triệu đồng. Nghĩ rằng, khi đáo hạn, ngân hàng sẽ cho vay tiếp 30 triệu đồng,
chị Lệ bèn vay nóng của một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Tuyết Lê (trú ở xã Hiệp
Thuận, H.Hiệp Đức) 10 triệu đồng, cam kết trả trong 3 ngày với số tiền lãi là
100.000 đồng/ngày.
Cầm số tiền
trên đến ngân hàng, do trục trặc về giấy tờ, thủ tục nên ngân hàng không giải
quyết cho chị vay tiếp. Không biết lấy đâu ra 10 triệu đồng để trả tiền vay
nóng, chị Lệ nói chuyện với bà Lê thì được giới thiệu đến bà Đào Thị Hồng
Phúc - trú tại xã Hiệp Thuận - để vay. “Chị Phúc cho tôi vay 12 triệu đồng,
bao gồm 10 triệu đồng tiền gốc và tiền lãi của cả 2 bên cho vay, cam kết trả
trong 3 ngày” - chị Lệ kể.
Sau 3 ngày, do
không có tiền trả nên chị Lệ lại được giới thiệu đến bà Nguyễn Thị Cơ (xã
Hiệp Hòa) để vay 13 triệu đồng trả nợ gốc lẫn lãi cho bà Phúc, vẫn hẹn trả
trong 3 ngày. Đến hẹn, không có tiền, chị Lệ lại tìm đến bà Phúc vay để trả
cho bà Cơ. Khi số tiền lên quá cao, bí quá, chị Lệ chuyển sang mượn của những
người khác như Nguyễn Thị Kiều (thị trấn Tân An, H.Hiệp Đức), Nguyễn Thị Mỹ
Hoa (xã Hiệp Thuận), Lê Thị Mỹ Thọ (xã Hiệp Hòa) với số tiền rất lớn để trả
nợ.
Theo nhẩm tính
sơ bộ, hiện tại, chị Lệ còn nợ bà Nguyễn Thị Tuyết Lê chừng 800 triệu đồng,
Nguyễn Thị Kiều khoảng 930 triệu đồng, Lê Thị Mỹ Thọ khoảng 113 triệu đồng,
Nguyễn Thị Cơ khoảng 540 triệu đồng, Đào Thị Hồng Phúc 1,8 tỷ đồng.
Có dấu hiệu lừa đảo
Số tiền nhân
lên hoàn toàn chỉ dùng để trả nợ và tiền lãi đã vay của người này đắp cho
người kia. “Mình nợ 20 triệu đồng thì phải vay chừng 23 triệu đồng mới đủ
tiền để trả lãi. Lãi cả bên trả nợ lẫn bên vay. Bắt đầu tăng nhanh nhất là
vào khoảng tháng Bảy năm nay. Khi số tiền nợ lên chừng trên 200 triệu đồng,
tôi bắt đầu vay lớn, nghĩa là phải trả lãi lớn.
Có lần, vay 400
triệu đồng thì thực tế mình chỉ cầm trong tay chưa đến 300 triệu đồng. Những
lúc tôi trả tiền, họ chỉ bảo được rồi chứ không đưa giấy cho tôi. Nhưng sau
đó, họ lại đưa ra cái giấy tôi ghi nợ, bắt tôi phải trả tiền tiếp. Tôi nợ
nhiều quá, không nhớ rõ nên cứ đưa giấy thì tôi lại phải đi vay mượn rồi trả.
Đến khi không thể trả được như hiện giờ, mới vỡ lở mọi chuyện” - chị Lệ kể.
Khi chị Lệ mất
khả năng thanh toán, gia đình chị mới biết chuyện. Anh Nguyễn Văn Thắng (anh
rể của chị Lệ) cho biết, khi giang hồ tìm tới nhà đòi chị Lệ ký vào giấy nợ,
gia đình mới biết, chứ trước đó, một mình chị Lệ tự vay mượn. “Lệ học hành
ít, không có việc làm, chồng đi cưa gỗ keo thuê cho người ta, con 4 đứa còn
quá nhỏ. Nay xảy ra chuyện, gia đình đã cố gắng vay mượn, thương thuyết với
các chủ nợ nhưng không được nên đành phải cầu cứu cơ quan chức năng. Vì sợ
quá, Lệ đã từng dẫn 4 đứa con vào TP.HCM để trốn nợ khoảng 10 ngày nhưng
giang hồ tìm vào tận nơi đe dọa nên nó phải quay về nhà” - anh Thắng cho hay.
Theo ghi nhận
của chúng tôi, những tờ giấy nợ của chị Lệ khi vay hầu như rất ít, chỉ là
những khoản tiền của chủ nợ ghi ra giấy, yêu cầu chị trả chứ không có chữ ký.
Đặc biệt, theo lời chị Lệ, bà Đào Thị Hồng Phúc đưa ra những khoản nợ của chị
cụ thể: vay 40 triệu đồng, lãi 1,6 triệu đồng; vay 80 triệu đồng, lãi 3,7
triệu đồng; vay 200 triệu đồng, lãi 3,6 triệu đồng; vay 330 triệu đồng, lãi
14,850 triệu đồng; vay 360 triệu đồng, lãi 17,860 triệu đồng; vay 430 triệu
đồng, lãi 12,4 triệu đồng (tiền lãi trong 3 ngày). Tổng cộng cả gốc lẫn lãi,
chị Lệ phải trả khoảng 1,4 tỷ đồng. “Chị Phúc đưa giấy tới bắt tôi ký là 1,8
tỷ đồng, nếu không chịu, sẽ cho giang hồ xử” - chị Lệ nói.
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc
Bên cho vay là
những cá nhân không có pháp nhân, cho vay không cần thế chấp tài sản, giấy
tờ; tiền lãi quá cao, lại không minh bạch; đòi nợ theo kiểu giang hồ... là
những điều mà cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra.
Trao đổi với
chúng tôi, ông Lương Phước Nghĩa - Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa - cho biết, vì
gia đình chị Lệ chưa có đơn trình báo vụ việc nên chính quyền chưa nằm cụ thể
để xử lý. Ông Nghĩa nói: “Hôm trước, khi nghe có giang hồ tới nhà chị Lệ đòi
nợ, chúng tôi đã cắt cử lực lượng đến nhà chị để giải quyết sự việc, không để
xảy ra chuyện gì xấu. Tôi cho rằng, cần phải làm rõ vụ việc này, tránh tình
trạng mất trật tự ở địa phương” - ông Nghĩa cho biết.
Ông Lê Văn Xuân
- Trưởng công an xã Hiệp Hòa - cũng cho rằng, do chưa nhận được đơn trình báo
của gia đình nên không thể làm gì. “Đây là vụ việc dân sự nên chúng tôi không
thể can dự mà chỉ có thể đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Khi gia đình
có đơn trình báo, chúng tôi sẽ thụ lý vụ việc, nếu phát hiện có dấu hiệu lừa
đảo hoặc cho vay “nóng” với lãi suất vượt quá mức quy định của Bộ luật Hình
sự, phía công an sẽ điều tra, xử lý” - ông Xuân nói.
Theo Phụ nữ TP.HCM
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)