Lãng phí đầu tư công: Phải xử lý người
đứng đầu
Cập nhật lúc 08:22
Chuyên gia cho rằng, phải xử lý người
đứng đầu liên quan các dự án đội vốn thì mới hết tình trạng “đầu chuột, đuôi
voi”.
Các chuyên gia cho rằng,
cần có chế tài với những dự án đầu tư công lãng phí, đội vốn.
Hàng loạt sai
phạm trong hoạt động chi ngân sách vừa được Kiểm toán Nhà nước phanh phui,
báo cáo Quốc hội. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, các chuyên gia kinh tế
cho rằng, đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Theo báo cáo
của Kiểm toán Nhà nước, nhiều bộ, ngành, địa phương phê duyệt chủ trương đầu
tư một số dự án chưa căn cứ theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016 - 2020 (Quảng Ngãi có 13 dự án, Lào Cai 3 dự án); hoặc chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (như tỉnh
Vĩnh Long có 3 dự án), chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn (Bộ
Công Thương có 11 dự án; TP Đà Nẵng 203 dự án, Đồng Tháp 9 dự án, Bình Định 8
dự án, Nam Định 5 dự án, Vĩnh Long 4 dự án, Bắc Giang 3 dự án).
Cùng với đó,
nhiều địa phương phê duyệt dự án khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt
(Gia Lai 6 dự án; Đồng Tháp 1 dự án), chưa đủ thủ tục (dự án trụ sở làm việc
Tổng cục Thuế: Bộ Tài chính phê duyệt quyết định đầu tư dự án trước khi có
báo cáo thẩm định dự án của cơ quan chuyên môn), không phù hợp với quy hoạch
vùng (dự án công trình cầu vượt tại nút giao tuyến đường Bỉm Sơn - Phố Cát -
Thạch Quảng và Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, tỉnh Thanh Hóa; dự án KTX sinh
viên Hậu Giang tại Trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), tỉnh Hậu Giang),
không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê
duyệt, có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định
rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai
sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn, cá biệt có
dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều
chỉnh tăng 36 lần. Dù được điều chỉnh tăng mức đầu tư từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ
đồng, sau hơn 17 năm thi công, dự án này vẫn dang dở.
Bình luận về
thực trạng đầu tư công lãng phí như dự án Sào Khê, bà Bùi Thị An - nguyên Đại
biểu Quốc hội khóa XIII, cho rằng: Phải thừa nhận trong quá trình xây dựng dự
án Sào Khê cho đến khi thực thi có thể biến động, điều chỉnh nhưng không thể
đội vốn lên bội số lớn như vậy. Qua vụ việc này cho thấy trình độ của người
xây dựng dự toán chi phí quá yếu kém và hội đồng thẩm định dự án vô trách
nhiệm, làm việc sơ sài.
Theo bà An, cần
phải xem xét một cách nghiêm túc, từ đó đánh giá trách nhiệm của từng bộ
phận. Bởi theo bà, tham nhũng, lãng phí là giặc nội xâm, gây thất thoát, lãng
phí ngân sách, nếu không ngăn chặn thì kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ.
Chấm dứt tình
trạng xin bằng được dự án
Chuyên gia tài
chính Bùi Kiến Thành cho rằng, đội vốn đầu tư công là vấn đề đã được nhắc đến
nhiều trong vài năm gần đây. Tình trạng đội vốn, theo ông Thành, xuất phát từ
chính “thói quen” của các chủ đầu tư, các bộ ngành, địa phương trong xây dựng
các dự án. Thực tế để “lách luật”, các bộ ngành, địa phương, các tập đoàn,
tổng công ty đều tìm mọi cách xây dựng dự án với vốn đầu tư ban đầu ước
tính rất thấp để “xin cho được” dự án. Có không ít trường hợp sau khi dự án
đã được Chính phủ phê duyệt thì lúc đó vốn đầu tư mới bị đội lên.
“Khi lập dự án,
các vị thường đưa ra các con số rất thấp để được thông qua, sau đó mới đẩy số
vốn đầu tư về đúng giá trị thật, thậm chí trên cả mức cần thiết với các con
số ảo. Do vay tiền của nước ngoài nên sau mỗi năm, chênh lệch tỷ giá sẽ khiến
dự án bị đội thêm chi phí. Nhưng nguyên nhân chính vẫn do các bộ ngành, địa
phương, các tập đoàn tìm mọi cách có được dự án nên mới có tình trạng này.
Cần rút kinh nghiệm, không thể tiếp tục tình trạng như vậy”, ông Thành nói.
Để chấn chỉnh
tình trạng “cha chung không ai khóc, vốn nhà nước mặc sức tiêu”, theo ông
Thành, với các dự án đầu tư công bị đội vốn, chậm tiến độ hoặc đầu tư thua
lỗ, không hiệu quả, Thanh tra Chính phủ và cơ quan công an cần vào cuộc điều
tra làm rõ các hành vi vi phạm luật trong đầu tư và sử dụng vốn. “Đây
không phải tình trạng ngẫu nhiên mà là cố ý vẽ các dự án với vốn đầu tư không
sát thực tế để được thông qua. Vì vậy bộ trưởng các bộ, người đứng đầu các
ngành, chủ tịch, tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước cần phải chịu trách
nhiệm liên quan đến các dự án đội vốn đầu tư công khủng. Có xử lý các lãnh
đạo vì liên đới trách nhiệm thì mọi việc mới có sự thay đổi”, ông Thành đề
xuất.
Nhiều bộ ngành vỡ kế hoạch đầu tư công, quản lý vốn
|
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét