Lào xây thủy điện thứ 4 trên Mê Kông từ
nguồn vốn Trung Quốc?
Cập nhật lúc 09:39
Lào vẫn có chương trình xây
dựng hàng loạt dự án thủy điện, nhưng việc triển khai dự án còn nhiều
vấn đề, khi vốn dường như của Trung Quốc.
Thay đổi cơ cấu
dòng chảy
Ủy hội sông Mê
Kông (MRC) đã nhận được thông báo chính thức từ Chính phủ Lào về việc thực
hiện quy trình tham vấn trước đối với dự án thủy điện Pak Lay.
Đập Pak Lay
được xác định sẽ xây dựng tại tỉnh Xayaburi thuộc Bắc Lào. Đây là thủy điện
không điều tiết, hoạt động liên tục quanh năm với công suất 770 MW. Dự kiến,
thủy điện này bắt đầu xây
dựng vào năm 2020 và hoàn thành vào năm 2029.
Về thông tin trên, chia sẻ với Đất
Việt, ngày 21/6, PGS. TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm tư vấn Phát triển
bền vững Tài nguyên nước và thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) cho rằng,
sở dĩ chính phủ Lào gửi thông báo tới MRC do họ phải thực hiện thủ tục tham
vấn trước theo Quy trình thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận của
MRC.
Ủy hội sông Mê Kông có quy trình tham
vấn được thỏa thuận trước, cụ thể trước khi làm các công trình trên dòng
chính phải tiến hành tham vấn các nước thành viên của Ủy hội sông Mê Kông,
Paklay là thủy điện thứ 4 sau thủy điện PakBeng của Lào.
Theo phân tích của Ủy hội sông Mê Kông,
của Việt Nam, của các tổ chức quốc tế thì việc xây dựng thủy điện Paklay sẽ
gây tác động lớn đến vùng hạ lưu, đến khu vực các quốc gia châu thổ Mê Kông,
ĐBSCL Việt Nam.
Cụ thể, nó sẽ làm thay đổi cơ cấu dòng
chảy xuống hạ du, từ đó làm cho vấn đề kinh tế người dân, cũng như môi trường
ngày càng khó khăn.
Paklay là một trong những nhà máy thủy
điện quốc tế, nên vấn đề xây đập cần được các quốc gia trong Ủy hội sông Mê
Kông đồng ý và mọi quyết định cần qua khâu đánh giá tác động, đầy
đủ theo yêu cầu.
Thế nhưng, điều đáng nói là, từ trước
đến nay 3 công trình thủy điện cũng được đưa ra tham vấn nhưng dù chưa đạt
được nhất trí, Lào vẫn xây dựng, dù chưa làm rõ các vấn đề tác động, khắc
phục công trình, câu chuyện phát triển trên dòng sông, quá trình đánh đổi
giữa phát triển, môi trường.
Việt Nam cần
làm gì?
Ở góc độ khác, theo ông Tứ, PakLay
không phải công trình hồ không điều tiết mà là điều tiết ngày, nên
sẽ gây tác động thay đổi mạnh đến dòng chảy.
"Nguyên lý loại hồ trên là trong 1
ngày nước đến thì tích lại một thời gian rồi sau đó lại xả, phục vụ cho mục đích
của họ chứ không điều tiết lượng nước. Việc này sẽ có những tác động dựa theo
nghiên cứu cụ thể.
Thứ nhất, thay đổi dòng chảy tự nhiên xuống hạ
du, tác động đến chế độ canh tác nông nghiệp, thủy sản; Thứ hai, phù sa cho ĐBSCL chỉ
còn vài % bồi đắp, làm cho các hiện tượng sói lở ngày càng phức tạp",
ông Tứ nói thêm.
Chính vì thế, về phía Việt Nam trong
quá trình Lào đang xin tham vấn, theo ông Tứ nên có tiếng
nói rộng rãi của các bên liên quan, của cộng đồng, xã hội dân sự, tổ chức phi
chính phủ, để người dân bị chịu tác động biết và lên tiếng.
Cần có những thỏa thuận đưa ra biện
pháp giảm thiểu những tác động, cần tìm kiếm các biện pháp giám sát thực
hiện, đánh giá tác động, lúc đó mới giảm thiểu sự tác động, chứ còn hiện nay
chưa có tác dụng.
Đồng thời, cần có những thỏa thuận
đồng thuận giữa các quốc gia, các nước thượng lưu tác động lớn dòng chảy, cần
căn cứ Hiệp định để bảo vệ tương lai phát triển bền vững.
Phụ thuộc vốn
Trung Quốc nên nhiều mục đích khó nắm bắt
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, GS.TS
Phạm Hồng Giang - Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
cho rằng, điều tất nhiên khi làm các công trình thủy điện ở thượng nguồn thế
nào cũng ảnh hưởng đến hạ du.
Việt Nam nằm khu vực hạ nguồn rất
bất lợi nhất là mùa khô, khi điều kiện biến đổi khí hậu rất khó khăn, cụ thể
là khu vực ĐBSCL. Ngay cả với Thái Lan, Campuchia đều bị ảnh hưởng,
vì thủy điện nằm ở Xayaburi khu vực Bắc Lào, ở khu thượng
nguồn.
Trong quá trình mới tham vấn, ông
Giang nhấn mạnh: "Việt Nam nên tìm hiểu đầy đủ các thông tin
rồi mới nên có ý kiến phát biểu, vì dự án trên cùng năm trong 11 dự
án trên sông Mê Kông đã có sự chuẩn bị sẵn của Lào.
Nhất là khi đang có nhiều ý kiến
cho rằng cần phải giảm bớt các thủy điện, tăng cường năng lượng tái tạo, dùng
thay thế điện và quyết định của Thái Lan dừng mua điện từ thủy điện Pak Beng
có công suất 912MW của Lào là tiêu biểu.
Mới đây, Cơ
quan Năng lượng tái tạo quốc tế cũng dự đoán giá bán điện mặt trời sẽ ngày
càng giảm và rẻ hơn thủy điện. Trong khi đó, theo kế hoạch, ít nhất phải tới
năm 2029 thủy điện Pak Lay mới bắt đầu hòa vào lưới điện của Lào.
Tuy nhiên, Lào họ vẫn có chương trình
dự án, nhưng bên trong việc triển khai dự án còn nhiều vấn đề, đặc biệt là
nhiều thông tin về việc sử dụng nguồn vốn của Trung Quốc. Bởi mục tiêu của
Trung Quốc là làm cho các nước thiếu năng lượng phụ thuộc vào nguồn điện này,
rất nhiều động cơ đằng sau, nên cần tính toán cẩn trọng".
(Theo Đất Việt) Châu An
|
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét