Tham nhũng quyền lực tinh vi và nguy
hiểm nhất
Các báo cáo trình bày tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng vừa
diễn ra thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện
Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ ủng hộ với báo
cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do trưởng Ban Nội
chính trung ương Phan Đình Trạc trình bày.
Trong đó nhấn mạnh: "Kỷ luật của Đảng phải nghiêm hơn pháp
luật, kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các
hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự thì phải xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự".
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc: "Việc này là để
siết chặt kỷ luật Đảng. Vấn đề xây dựng Đảng, siết chặt kỷ luật Đảng, đó là
nguyên tắc.
Bất kỳ một đảng cách mạng nào nhất là Đảng Cộng sản, yếu tố siết
chặt kỷ luật Đảng, biến Đảng thành một tổ chức chính trị, tổ chức lãnh đạo,
tổ chức tiên phong là điều phải làm”.
Theo ông Phúc, trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng có nêu
ra một vấn đề hết sức quan trọng là siết chặt hơn nữa kỷ luật của Đảng.
Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta là đảng cầm quyền, nắm Nhà
nước, lãnh đạo Nhà nước đồng thời chúng ta cũng đang xây dựng Nhà nước pháp
quyền Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế, kỷ luật Đảng luôn luôn gắn với việc tăng
cường kỷ cương, phép nước, hiệu lực của pháp luật.
Vị nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng phân tích, vấn đề là
trong điều kiện Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền thì cán bộ
Đảng viên là người nắm các chức vụ quyền hạn trong bộ máy Nhà nước và cả hệ
thống chính trị.
Vì thế, mỗi khi Đảng viên vi phạm phải xử lý bằng kỷ luật Đảng
trước và phải xử lý nghiêm minh để có tính chất răn đe, giáo dục.
“Muốn làm tốt việc này phải thông qua vai trò của Ủy ban kiểm tra
Trung ương, Ủy ban kiểm tra các cấp kiến nghị cấp ủy, kiến nghị với Trung
ương xử lý đúng, phù hợp sai phạm.
Sau khi kỷ luật Đảng thì chuyển sang
Nhà nước để xem xét thi hành theo mức độ vi phạm về mặt pháp luật.
Với vi phạm như vậy, đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự chưa.
Không thể có chuyện xử lý nội bộ hay xử lý kỷ luật Đảng là xong
chuyện”, ông Phúc nhấn mạnh.
Theo đó, muốn thực hiện nghiêm điều này thì vai trò tiên phong của
Đảng trong phát hiện đấu tranh với các vi phạm phải thực hiện nghiêm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ, ngoài việc siết
chặt kỷ luật Đảng, ông cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề tham nhũng quyền lực
mà một trong biểu hiện là chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển…
“Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công
việc để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, Nhân dân, phục vụ lợi ích riêng mình.
Trong tham nhũng, ngoài tham nhũng của cải vật chất, tiền bạc…còn
có tham nhũng quyền lực”, Phó Giáo sư Phúc phân tích.
Theo ông, tham nhũng quyền lực thực chất là trong quá trình tại
vị cá nhân đó dùng quyền lực, bất chất sự lãnh đạo của tập thể, của Đảng, các
quy định của điều lệ đảng, Nhà nước.
Những kẻ đó dùng quyền lực, vị trí công tác của mình để chiếm
đoạt tài sản, lợi ích cho riêng cá nhân.
“Tham nhũng quyền lực còn có khía cạnh khác rất quan trọng là
những kẻ này thao túng bộ máy, thao túng tổ chức, buộc người khác phụ thuộc,
hối lộ, cung phụng.
Chính vì thế nó mới diễn ra chạy chức , chạy quyền, chạy luân
chuyển…Chạy chức chạy quyền là phạm trù trong tham nhũng quyền lực”, ông Phúc
nói.
Chính vì thế, chúng ta phải tập trung xử lý nghiêm chạy chức,
chạy quyền để không còn hiện tượng này nữa. Như vậy, nó mới giải quyết được
vấn đề tham nhũng quyền lực.
Bởi vì, người ta có quyền, còn quyền,
còn cơ chế xin cho, sắp đặt cán bộ thì còn chạy chức, chạy quyền.
Ông Phúc cho biết: “Cách đây khoảng 20 năm, ông Lê Đức
Bình, Trưởng ban nội chính Trung ương thời đó đã nói đến thuật ngữ “tham
nhũng quyền lực”.
Tôi nhớ, ông Bình nhấn mạnh, tham nhũng quyền lực là tham nhũng
lớn nhất, chi phối nhất. Nó thao túng mọi chuyện.
Và việc phát hiện cũng không đơn giản vì được chi phối bởi rất
nhiều các mối quan hệ. Thậm chí, nhiều người biết mà không dám nói”.
“Tham nhũng của cải vật chất còn dễ nhìn rõ nhưng tham nhũng
quyền lực thì tinh vi khó nhận ra. Nó mang lại lợi ích nhóm, tạo thành vây
cánh mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với một cán bộ tham ô, chiếm đoạt tài
sản…”, ông Phúc đánh giá
|
Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét