Vụ Vinashin, lần theo dòng tiền tìm ra
khoản tham ô trăm tỉ của Giang Kim Đạt
Cập nhật lúc 14:05
Các vụ án kinh tế, tham nhũng cần chú ý hoạt động tài chính để phát
hiện chứng minh hành vi tham nhũng và kịp thời có biện pháp kê biên, phong
tỏa, thu hồi tài sản tham nhũng. Đơn cử vụ án xảy ra tại Vinashin, lần theo
dòng tiền đã tìm ra Giang Kim Đạt tham ô 260 tỉ đồng, chuyển vào 22 tài khoản
đứng tên bố đẻ là Giang Kim Hiền để mua 40 bất động sản và các tài sản khác.
Toàn cảnh hội nghị toàn quốc về phòng chống
tham nhũng sáng 25/6 (Ảnh: Nam Trần)
Tăng nhanh số vụ án và số bị can liên
quan đến tham nhũng
Báo cáo về vấn
đề xử lý án tham nhũng tại hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng sáng
25/6, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết từ năm 2016
đến nay, cơ quan điều tra các cấp trong CAND đã khởi tố điều tra 589 vụ,
1.412 bị can liên quan đến tội phạm kinh tế, tham nhũng. Đáng chú ý, số vụ án
khởi tố mới 2017 tăng 49,6% so với 2016. Xu hướng này tiếp tục được duy trì
trong quý 1 năm nay, với số vụ tăng 33% và số bị can tăng 18% so với cùng kỳ
2017.
Tiến độ và chất
lượng điều tra, nhất là các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi,
chỉ đạo đã được nâng lên, về cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch.
Từ cuối năm
2015 đến giữa tháng 3 năm nay, riêng cơ quan điều tra Bộ Công an đã thụ lý 35
vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp với 359 bị can; kết luận điều tra 21 vụ,
273 bị can; xét xử 13 vụ 192 bị can.
Nhiều vụ án có
khó khăn, vướng mắc, tồn đọng, xảy ra từ các năm trước đã được giải quyết,
đảm bảo yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, như vụ Trịnh Xuân Thanh
và đồng phạm;vụ nguyên lãnh đạo PVN liên quan đến Ngân hàng Đại dương; vụ tổ
chức đánh bạc, lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ liên đến cán bộ có
chức, có quyền; vụ án Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông
Á; đang điều tra vụ Phan Văn Anh Vũ liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp vi phạm.
Theo Thượng
tướng Lê Quý Vương, việc khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án này đã tạo niềm
tin cho nhân dân với Đảng và Nhà nước
Một trong những
điểm sáng gần đây là việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
đã được chú trọng và làm tốt hơn.
Năm 2017, các
cơ quan điều tra đã thu hồi được 21.500 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với 2016.
Đơn cử, vụ Ngân hàng Đại Tín đã thu hồi, kê biên hơn 10.000 tỉ đồng; Ngân
hàng Đông Á thu hồi 1.000 tỉ đồng; vụ đánh bạc do cơ quan điều tra tỉnh Phú
Thọ tiến hành thu hồi hơn 1.000 tỉ; kiến nghị Ngân hàngHàng hải kịp thời thu
hồi 7.300 tỉ đồng cho vay dễ thất thoát.
Thượng tướng Lê Quý Vương -
Thứ trưởng Bộ Công an (thứ hai từ trái qua) báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Nam
Trần)
Theo Thượng
tướng Lê Quý Vương, công tác phối hợp liên ngành chặt chẽ hơn giúp đẩy nhanh
tiến độ điều tra, đặc biệt là các vụ án điểm. Các cơ quan điều tra của Bộ
Công an đã chủ động phối hợp để Viện kiẻmểm sát, Tòa án các cấp sớm tiếp cận
hồ sơ, tài liệu liên quan; thống nhất quan điểm về chứng cứ và tội danh; kết
luận điều tra, đưa ra xét xử đúng tiến độ.
Việc thu hồi
tài sản tham nhũng cũng được Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá
là một chuyển biến rất quan trọng liên quan đến xử lý án tham nhũng, kinh tế.
“Vụ AVG họ đã
trả toàn bộ số thiệt hại cho nhà nước, cả phần lãi. Trước đây chúng ta rất
băn khoăn không thu hồi được tài sản trong các vụ án kinh tế và chức vụ,
nhưng giờ đã có bước chuyển quan trọng”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.
Điều tra án
tham nhũng phải dám làm, dám chịu trách nhiệm
Bên cạnh việc
nhất trí với 6 bài học mà Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng
nêu ra, qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, Đảng ủy Công an Trung
ương đã nêu một số kinh nghiệm:
Một là việc
phát hiện điều tra xử lý các vụ án tham nhũng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng.
“Do tính chất
phức tạp, nhạy cảm của các vụ án kinh tế, tham nhũng, việc xin ý kiến chỉ đạo
của cấp ủy đảng vềbiện pháp giải quyết, đường lối xử lý, đảm bảo về chính trị
và pháp luật, kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, huy động sự
vào cuộc của các cơ quan có liên quan là yếu tố có tính quyết định trong kết
quả phòng ngừa, phát hiện và điều tra các vụ án” - Thượng tướng Lê Quý Vương
nhấn mạnh.
Thứ hai, theo
tướng Vương, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, NN mà trực tiếp là Ban
chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm trưởng ban
với quyết tâm chính trị rất cao, tinh thần thượng tôn pháp luật, không có
vùng cấm, không có ngoại lệ là chỗ dựa vững chắc cho các cơ quan tư pháp
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bài học thứ 3
được rút ra là trong điều tra, xử lý các vụ án này “phải có quyết tâm chính
trị cao, dám chịu trách nhiệm, làm đúng phương châm đồng chí Tổng Bí thư chỉ
đạo là làm từng bước vững chắc, điều tra từng phần, điều tra rõ đến đâu kết
luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố, xét xử đến đó, không để vụ án
kéo dài gây bức xúc cho nhân dân”.
Những vẫn đề
phức tạp khác cần củng cố chứng cứ, sẽ được tiếp tục điều tra mở rộng và đề
nghị xử lý trong giai đoạn tiếp theo. Không vì lý do vướng mắc trong áp dụng
pháp luật và phối hợp trong hoạt động tư pháp để vụ án kéo dài, gây dư luận
phức tạp...
Các vụ án kinh
tế, tham nhũng cần chú ý hoạt động tài chính để phát hiện chứng minh hành vi
tham nhũng và kịp thời có biện pháp kê biên, phong tỏa, thu hồi tài sản tham
nhũng. Đơn cử vụ án xảy ra tại Vinashin, lần theo dòng tiền đã tìm ra Giang
Kim Đạt tham ô 260 tỉ đồng, chuyển vào 22 tài khoản đứng tên bố đẻ là Giang
Kim Hiền để mua 40 bất động sản và các tài sản khác.
Bài học thứ tư,
theo Bộ Công an, là phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng thành lập
tổ liên ngành khi cần thiết để trao đổi, nắm bắt kết quả, tiến độ và giải
quyết vấn đề nảy sinh; hạn chế điều tra bổ sung, điều tra lại nhiều lần. Phối
hợp có hiệu quả với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác định hướng dư
luận, không để xuyên tạc, gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
38 lần họp mới
xác định được tội danh của Huỳnh Thị Huyền Như
Tuy nhiên, thực
tế công tác đấu tranh với các vụ án tham nhũng, kinh tế đang gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.
Theo tướng
Vương, khó khăn đầu tiên là tội phạm tham nhũng thường là những “chủ thể đặc
biệt”, là người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp
luật; đa số vụ án xảy ra lâu mới bị phát hiện, được che đậy tinh vi... Trong
khi đó, đánh giá chứng cứ, xác định tội danh có liên quan đến nhiều quy định
mới của nhà nước, nhiều nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, nên việc áp dụng
của cơ quan tiến hành tố tụng đôi lúc khác nhau, ảnh hưởng tiến độ điều tra
án.
Đơn cử, vụ án
Huỳnh Thị Huyền Như phải trả lại hồ sơ, điều tra nhiều lần. Phải qua 38 lần
họp mới thống nhất được tội danh của Như là lừa đảo chứ không phải tham ô tài
sản.
Cùng với đó,
các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng thường có nhiều hành vi phạm tội
phải chứng minh, như: cố ý làm trái, vi phạm các quy định cho vay, tham ô,
lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm... với số lượng vài chục bị
can, hàng trăm đối tượng liên quan, có vụ hàng ngàn người bị hại, phải lấy
lời khai ở nhiều tỉnh, thành đặt ra áp lực rất lớn cho cơ quan điều tra trong
đảm bảo tiến độ và yêu cầu điều tra triệt để các vụ án.
Việc điều tra
án tham nhũng có yếu tố nước ngoài, nhất là các nước Việt Nam chưa ký hiệp
định tương trợ tư pháp rất khó khăn.Nhiều vụ không có trả lời từ phía nước
ngoài, ảnh hưởng đến tiến độ vụ án.
Cuối cùng là
những vướng mắc trong giám định tư pháp. “Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng có
nội dung khối lượng trưng cầu giám định nhiều, kỹ thuật phức tạp, liên quan
đến nhiều lĩnh vực, nhưng trình độ chuyên môn của nhiều giám định viên chưa
đáp ứng yêu cầu;kết luận giám định còn chung chung, chưa trả lời đúng câu
hỏi; nhiều trường hợp né tránh, phải giám định nhiều lần mới cho kết quả”,
ông Lê Quý Vương cho biết.
Đơn cử, vụ án
Phạm Công Danh phải giám định 5 lần, kéo dài gần 2 năm mới kết luận được.
Với những tồn
tại này, Bộ Công an đã đề nghị sửa đổi nhiều quy định của pháp luật, như luật
Giám định tư pháp; luật Phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn thống nhất về xử
lý hình sự đối với pháp nhân thương mại và áp dụng các biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt; thành lập tổ liên ngành về giám định tư pháp để điều phối đôn
đốc công tác giám định, đảm bảo tiến độ điều tra; tăng cường hợp tác quốc tế,
đẩy nhanh ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp.
(Theo Dân Trí) P.
Thảo
|
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét