Sự thật đằng sau các cuộc
thi tìm kiếm tài năng
Cập
nhật
lúc 14:37
Không còn chuyện tìm kiếm tài năng như ý nghĩa thực sự của
nó, các chương trình truyền hình thực tế hiện nay được dùng để lăng xê
"gà" nhà.
Nghệ sĩ saxophone nổi tiếng Trần Mạnh
Tuấn cho biết sau lần làm giám khảo trong một chương trình truyền hình, anh
quyết định không bao giờ tham gia nữa vì không chịu được sự chi phối của ban
tổ chức vào quyết định của mình.
Mồi trước bảng điểm
Anh
kể khi ngồi tuyển chọn thí sinh bằng cách giơ bảng điểm, luôn có một người
của ban tổ chức đứng trong cánh gà, mồi trước bảng điểm cho các huấn luyện
viên, giám khảo nhằm thông báo nên chọn thí sinh này hay thí sinh kia.
"Không chịu nổi sự sắp xếp ấy vì là người làm chuyên môn và biết nên
phải chọn ai chứ không phải là người máy làm việc được chỉ đạo nên tôi xin
thôi tham gia các chương trình truyền hình thực tế" - anh khẳng định.
Là một cuộc chơi của sóng truyền hình
nên hẳn nhiên, ban tổ chức, nhà sản xuất các chương trình sẽ có những quy
định riêng hòng bảo toàn lượng rating (hiệu suất người xem) và doanh thu của
mình. Thế nên, chiêu trò trong hành trình dựng chương trình thường rất drama
(với các tình tiết như phim truyền hình dài tập) để thu hút sự chú ý của người
xem là điều dễ hiểu. Nhưng như các đơn vị sản xuất chia sẻ: "Không có
bột sẽ chẳng gột nên hồ. Chúng tôi tạo nên những câu chuyện từ chính những
chất liệu có thật mà các thí sinh mang đến". Điều đó không sai và được
nền công nghiệp truyền hình trên khắp thế giới áp dụng. Sự hấp dẫn của các
chương trình truyền hình thực tế nằm ở đó.
Thí
sinh đăng ký tham gia một chương trình tìm kiếm tài năng
Thực tế hiện nay, các chương trình
truyền hình không còn nhiều sức hút vì sự nhàm chán đến từ cả thí sinh lẫn
giám khảo, format chương trình cũ kỹ. Tuy nhiên, có một sự thật khác ít người
biết là sự thay đổi toàn bộ mục tiêu mang tính quyết định của các cuộc thi
truyền hình thực tế trên thế giới trước đây là tìm kiếm tài năng. Thay vào
đó, chương trình trở thành một nơi để các đơn vị sản xuất lăng xê
"gà" của mình. Điều này lý giải vì sao dù cuộc thi chỉ diễn ra vài
tập nhưng đã có những thông tin thí sinh này, giọng ca kia sẽ trở thành quán
quân của mùa giải đó.
Bổ sung luật chơi để cứu "gà nhà"
Trong một cuộc thi tìm kiếm tài năng âm
nhạc mới đây, thí sinh D. khiến cho cả 4 vị giám khảo đều phấn khích vì đúng
chuẩn một giọng ca giải trí, hình mẫu ca sĩ đang được lòng đại đa số khán giả
hiện nay. Cả 4 huấn luyện viên đều muốn giọng ca đầy tiềm năng đó là thí sinh
đội mình. Tất nhiên, chỉ có một người may mắn khi mời gọi được thí sinh này
về đội của mình. Chỉ có điều là sự may mắn đó lại được quyết định bởi nhà sản
xuất. Ngay từ đầu, thí sinh đó được chỉ định vào đội huấn luận viên A. và
trước đó, không phải tự nhiên mà có tin đồn năm thi này, huấn luận viên A. sẽ
thắng cuộc thi. Nhiều đồn đoán nhưng phải đến khi cuộc thi kết thúc với ngôi
vị quán quân thuộc về D. của đội huấn luận viên A., khán giả mới kiểm chứng
được những đồn đoán trước đó là sự thật. Nhưng, với các huấn luyện viên trong
cuộc thi này, họ không bất ngờ với kết quả đó khi mà đi được 1/3 chặng đường
thì đã phát giác ra D. là "gà" của ban tổ chức đã nuôi được vài năm
nay. D. được huấn luyện để trở thành một quán quân với những tiêu chí mà khán
giả mong đợi. Cho đến nay, dĩ nhiên D. vẫn là "gà" của công ty vì
hợp đồng được ký dài hạn trước đó.
Thực tế, việc nuôi "gà" cũng
chẳng có gì lạ, nhất là khi quán quân tìm được thuyết phục được công chúng.
Sự bất công, có chăng chỉ là cơ hội cho những thí sinh khác bị tước đi mà
thôi. Bởi lẽ, khi mục tiêu đã được đề ra, tất nhiên, ban tổ chức phải dành
mọi sự ưu ái cho gà nhà để có thể tỏa sáng.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ không phải lúc
nào "gà" của ban tổ chức cũng là "gà chiến" thực sự. Vậy
nên nhiều trường hợp, "gà" đã bị loại từ sớm. Một vị huấn luyện
viên với kinh nghiệm ở nhiều cuộc thi tiết lộ: "Nhiều khi là sự cố tình
của huấn luyện viên vì thí sinh quá dở nên dù đã được thông báo trước là phải
chọn "gà" của ban tổ chức nhưng huấn luyện viên vẫn làm như vô tình
không biết và thí sinh bị loại. Thế nhưng, huấn luyện viên thì làm sao
"cao tay" bằng nhà sản xuất? Và tình huống "sửa luật thi"
xuất hiện. Điều này đủ để cứu vãn mọi tình thế. Nhiều người trong giới từng
làm huấn luyện viên tiết lộ nhiều khi nhà sản xuất sửa luật thi khiến cho
ngay cả huấn luyện viên cũng choáng. Cụ thể, một thí sinh đã bị loại nhưng vì
là "gà" của công ty, nhà sản xuất quyết định bổ sung thêm luật mới
(có khi luật được bổ sung ngay trên trường quay sau khi thí sinh bị loại)
bằng cách tạo thêm một vòng thi vớt dành cho các thí sinh bị loại. Lúc này,
nghiễm nhiên "gà" được vào vì huấn luyện viên sợ phải có thêm những
phần thi ngoài kịch bản và công tâm thì ở vòng này "gà" khá hơn
hẳn".
(Theo Người Lao Động) Thùy Trang
|
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét