TKV ôm nợ gần 100.000 tỷ đồng: Khả
năng trả nợ là...
Cập nhật lúc 14:31
Báo cáo tài chính hợp nhất năm
2017 của TKV là một báo cáo đẹp, nhưng lại chưa có ý kiến kiểm toán.
Báo cáo đẹp
nhưng...
Tập đoàn Công
nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất
năm 2017.
Theo báo cáo
này, năm 2017, doanh thu thuần của TKV đạt 79.259 tỷ đồng, tăng 11,5% so với
năm 2016. Lợi nhuận trước thuế của TKV đạt 3.050 tỷ đồng, gần gấp 3 lần năm
2016.
Tính đến hết
năm 2017, tổng tài sản của TKV đạt 140.211 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nợ
phải trả của tập đoàn lên đến 99.364 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,4%; trong đó tổng nợ
vay (cả ngắn hạn và dài hạn) ở mức 76.525 tỷ đồng, giảm 6,3%.
Nhận xét tổng
quan, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, báo cáo cho
thấy tình hình kinh doanh của TKV năm 2017 rất tốt, tuy nhiên đây là báo cáo
chưa được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán và có một số điểm đáng lưu tâm
mà ông cho rằng kiểm toán cần phải làm rõ.
Trước
hết, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đã là doanh
nghiệp kinh doanh thì bất kỳ ngành nghề nào cũng đều phải dùng vốn vay
nợ để đầu tư phát triển sản xuất. Tùy theo kết cấu ngành nghề và các
quốc gia khác nhau mà doanh nghiệp có kết cấu nợ vay khác nhau.
Thông thường, ở
những quốc gia phát triển, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu tương đối
cao. Dù chưa được kiểm toán, nhưng nếu nhìn trên báo cáo của
TKV thì cân đối tài chính năm 2017 của tập đoàn tương đối tốt so với năm
2016, từ chỉ tiêu về tăng vốn đến lợi nhuận...
Chẳng hạn,
năm 2017, lợi nhuận gộp của TKV tăng lên rất cao, tới 25% so với
năm 2016. Hay tổng nợ năm 2017 có tăng nhưng tăng nhẹ, trong khi nợ phải trả
lại giảm đi...
"Theo báo
cáo này, tình hình tài chính, kinh doanh của TKV rất tốt, một số chỉ tiêu có
thể có sự tăng giảm. Nhưng điều cần lưu tâm là đây chỉ là báo cáo
của doanh nghiệp, phải kiểm tra, kiểm toán thì mới có thể tin được.
Ví dụ, số tiền
và khoản tương đương tiền của TKV có số dư đầu kỳ và cuối kỳ chênh lệch tương
đối cao. Trong đó, số dư bằng tiền đầu kỳ là 1.462 tỷ đồng, cuối kỳ là 3.578
tỷ đồng; số dư các khoản tương đương tiền đầu kỳ là 1.015 tỷ đồng, cuối
năm là 2.173 tỷ đồng.
Phải xem xét
lại các con số này. Dù trong sản xuất kinh doanh, việc có tiền
trong quỹ là điều bắt buộc, đặc biệt là với tập đoàn lớn, có
các đầu mối tương đối nhiều như báo cáo nêu ra, thế
nhưng số dư tiền mặt lớn như thế, chênh lệch hàng ngàn tỷ đồng
giữa số dư đầu năm với số dư cuối năm là một điều không tốt trong sản
xuất kinh doanh.
Phải xem
xét việc sử dụng tiền mặt và không dùng tiền mặt ở doanh
nghiệp này, để từ đó đảm bảo hiệu quả của sản xuất, kinh
doanh. Hiện nay, việc kinh doanh của các doanh nghiệp không dùng tiền
mặt đang trở thành yếu tố quan trọng, nếu càng có nhiều tiền mặt trong quỹ
nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn càng thấp.
Ngoài ra,
từ đầu năm đến cuối năm 2017, tài sản ngắn hạn của
TKV tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại giảm đi. Phải xem
vì sao lại có sự thay đổi như vậy bởi chính sự thay đổi đó làm cho tỷ
trọng vốn trên tài sản dài hạn của doanh nghiệp trở nên lớn nên lợi nhuận mới
tăng 25% so với năm trước. Trong báo cáo không lý giải rõ điều
này", ông Thịnh phân tích.
Khả năng trả nợ
thế nào?
Về khả năng trả
nợ của TKV, dù tập đoàn này ôm số nợ lớn (gần 100.000 tỷ đồng) nhưng
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, nếu chỉ nhìn vào báo cáo tài
chính hợp nhất năm 2017 của TKV thì không phải lo về khả năng trả nợ của tập
đoàn này bởi tổng tài sản doanh nghiệp đạt trên 140.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nợ
phải trả cho người bán dài hạn hay các khoản nợ khác là nợ phải thu,
phải trả bình thường trong kinh doanh, chỉ có vay nợ, thuê tài chính dài hạn,
vay nợ ngân hàng mới là những khoản đáng để ý và phải lo lắng.
"Nếu nhìn
vào nợ phải trả của TKV thì thấy, mặc dù tổng nợ lên đến hơn trăm
nghìn tỷ đồng nhưng so đầu năm với cuối năm thì con số ấy đang giảm đi.
Ví dụ, các
khoản nợ dài hạn của TKV đang giảm đi cả ngàn tỷ, từ 61.624 tỷ đồng đầu năm,
đến cuối năm con số này là 60.235 tỷ đồng, nghĩa là TKV đang trả nợ dài hạn
rất... ngon lành.
Báo cáo tài
chính năm 2017 của TKV không nói rõ nhưng có lẽ các khoản nợ dài hạn này chủ
yếu để đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như máy móc, thiết
bị.
Mặt
khác, nợ phải trả thông
qua các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước hay các khoản phải trả cho các khoản
vay của TKV không phải là lớn. Nợ phải trả nội bộ ngắn hạn hay nợ phải
trả theo tiến độ kế hoạch xây dựng thậm chí còn không có.
Theo Báo cáo
giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử
dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn
2011-2016 thì TKV nằm trong danh sách một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn
thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình
của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao.
Thế nhưng, với
báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017, nhìn vào số liệu thì thấy hoạt động sử
dụng vốn của TKV rất tốt. Nhưng như tôi đã nói, đây chỉ là số liệu báo cáo
của doanh nghiệp, phải có kiểm toán xem xét cụ thể, tỉ mỉ thì mới chính xác
được", ông Thịnh chỉ rõ.
Lý giải những
con số đẹp của TKV trong báo cáo tài chính hợp nhất trong năm 2017, chuyên
gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng điều này có liên quan đến các tài
nguyên khoáng sản mà TKV đang khai thác và kinh doanh.
Thời gian qua, giá một số loại khoáng
sản tăng giá, đặc biệt giá dầu mỏ tăng tương đối cao. Điều đó khiến các mặt
hàng thay thế cho dầu mỏ như than hay một số nguyên nhiên vật liệu khác tăng
giá, giúp doanh thu của doanh nghiệp cao hơn, tạo ra được lợi nhuận lớn hơn
so với thời gian trước đây, nhất là so với năm 2016.
Ngoài ra, có thể vì doanh thu và lợi
nhuận cao nên việc trả nợ vay của TKV đã được thực hiện nhanh hơn so với
trước đây, nợ vay dài hạn giảm tương đối nhiều, khoảng 1.400 tỷ đồng.
Việc cải cách cơ cấu tổ chức, đổi mới
cán bộ của TKV thời gian qua cũng có tác động tích cực nhất định đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có kết quả tốt hơn trong bản báo
cáo tài chính 2017.
Ông Thịnh đặc biệt lưu ý đến
các chính sách ưu đãi, mức quan tâm tháo gỡ khó khăn của
Chính phủ và cơ quan có liên quan đối với hoạt động của TKV, từ việc xem
xét giá bán các mặt hàng cơ bản đến giảm thiểu những khó khăn, đòi hỏi trong
việc xuất khẩu, bán các sản phẩm của TKV; những thay đổi
về chính sách thuế, lãi suất...
Đặc biệt, vị chuyên gia cũng chỉ ra một
số thực tế, đó là hiện Việt Nam tính
toán chưa đầy đủ về giá trị của các hầm lò.
Thông thường, Việt Nam chỉ tính dựa
trên các chi phí đã bỏ ra cho hoạt động xây dựng hầm lò, ví dụ mỏ lộ thiên
thì tính chi phí san ủi, bốc dỡ, bóc các tầng đất đá... Các hầm lò
thì tính đến việc đào, khoan, các phụ kiện chống hầm lò, lắp vào hầm
lò... chứ không tính đến giá trị của hầm lò, của mỏ. Đó là cái tính chưa dầy
đủ.
Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, TKV và
ngành nghề kinh doanh của tập đoàn này được Nhà nước ưu tiên,
ưu đãi đầu tư rất nhiều.
Nhấn mạnh rằng báo cáo tài chính
nói trên chỉ là số liệu của 1 năm, chưa nói lên điều gì, PGS.TS Đinh Trọng
Thịnh cho biết, một khoảng thời gian dài trước đây, lợi nhuận của TKV không
cao, dẫn tới khả năng trả nợ vay và lãi vay tương đối thấp.
"Một loạt dự án của TKV có vay nợ
nước ngoài, kể cả vay ODA hay vay ưu đãi, nhưng khi xây dựng lên lại là những
dự án có công nghệ ở tầm thấp, vì thế năng suất lao động thấp, khả năng sinh
lời thấp, vì thế khả năng trả nợ cũng thấp.
Một số dự án riêng lẻ của
TKV cũng khó có khả năng trả nợ, mà điển hình là hai
dự án bauxite Tây Nguyên.
Cả đầu tư trong ngành lẫn ngoài
ngành của TKV trong một khoảng thời gian dài trước đây có vấn
đề.
Vì lẽ đó, muốn xem xét khả năng trả nợ
của doanh nghiệp phải xem xét thận trọng và kỹ càng hơn ở nhiều yếu
tố khác", ông Thịnh nói.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
|
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét