Bộ
Y tế và cách làm chính sách lợi mình, thiệt người
Cập nhật lúc 10:54
Cứ tưởng các doanh nghiệp (DN) sản xuất
nước mắm, nước chấm… không còn lăn tăn với việc buộc phải dùng muối iốt sau
chỉ lệnh tháo gỡ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào giữa tháng 3-2017 nhưng hóa
ra không phải vậy.
Tại hội thảo chiều 25-6 do Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM phối hợp với hai đơn vị khác tổ
chức, các DN nước chấm, nước mắm, chế biến thực
phẩm cùng DN sản xuất bột mì… tiếp tục than phiền trong việc bị ép thực hiện
Nghị định 09/2016 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Từ phản ánh đã nêu của các DN và chỉ đạo gần đây
của Chính phủ, có thể thấy Bộ Y tế đã có ba thiếu sót lớn trong việc tham gia
làm chính sách liên quan đến tăng cường vi chất dinh dưỡng.
1.
Quy định không rõ dẫn đến giải thích chủ quan
Theo Nghị định 09/2016, vi chất dinh dưỡng là
iốt, sắt, kẽm, vitamin A… cần thiết cho sự tăng trưởng, duy trì sự sống của
cơ thể người. Vì lẽ này mà muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến
thực phẩm phải được tăng cường iốt; bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải
được tăng cường sắt và kẽm… Nghị định này cũng nêu rõ đối tượng bị điều chỉnh
là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất và thực phẩm
tăng cường vi chất trên (như các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối, bột mì… để
tiêu thụ trong nước, trừ các cá nhân làm muối thủ công) cùng các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Thế nhưng “các tổ chức, cá nhân có liên quan” là ai, có phải là các DN sản
xuất thực phẩm có dùng muối hay không thì Nghị định 09 không đề cập. Từ thắc
mắc của vài DN, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các DN sản xuất thực phẩm
phải sử dụng muối có iốt vì các DN sản xuất muối buộc phải tăng cường iốt.
Thử hỏi luật nào cho phép Bộ Y tế diễn giải nghị
định kiểu suy ra như thế? Muốn thêm iốt cho cơ sở sản xuất muối và cho cả DN
sản xuất thực phẩm có dùng muối, vì sao Bộ Y tế không đệ trình lên Chính phủ
quy định luôn trong Nghị định 09 để giấy trắng mực đen, dễ thực hiện thống
nhất?
2.
Yêu cầu không sát hợp gây khó thực hiện
Theo nhiều chuyên gia, DN thì hầu hết quốc gia
đều không bắt buộc sử dụng muối iốt trong chế biến thực phẩm; việc áp đặt
phải bổ sung iốt gây nhiều bất lợi cho DN (sản phẩm biến màu, biến mùi, mất
khả năng chống ôxy hóa, không đảm bảo được chất lượng như công bố…).
Đồng ý là cần thiết phải tăng cường các vi chất dinh
dưỡng nhưng khi kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định 09, Bộ Y tế đã khảo
sát thực tế như thế nào; đã lấy ý kiến của các DN bị tác động ra sao mà hơn
năm nay các DN liên tục kêu ca, mong muốn có sự phân loại, giới hạn việc sử
dụng muối iốt cho phù hợp với từng nhóm sản phẩm thực phẩm?
3.
Ra yêu cầu nhanh nhưng rút lại thì chậm
Trong Nghị quyết 19 ngày 15-5-2018, như để chính
thức thừa nhận sự bất hợp lý của Nghị định 09 lẫn văn bản hướng dẫn của Bộ Y
tế, Chính phủ đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo
hướng bãi bỏ quy định thêm iốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm và thêm
sắt, kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm. Thay vào đó, chỉ nên
khuyến khích DN chế biến thực phẩm sử dụng.
Tuy nhiên, Bộ Y tế chỉ cho biết trong năm nay chứ
không xác định được thời hạn cụ thể để Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi.
Với một chính phủ kiến tạo, lắng nghe, đồng hành cùng DN, sự rề rà này là khó
chấp nhận vì nội dung cần chỉnh sửa không phức tạp và rất cấp thiết với “nồi
cơm” của nhiều DN.
(Theo PLO) THU TÂM
|
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét