Cảm ơn thầy
Nhạ, nhưng cũng xin nhắc thầy Bộ trưởng
Cập nhật lúc 20:45
Phải chăng cách tự làm tổn hại nhiều nhất đến ngành giáo dục
chính là việc bỏ mặc hàng trăm thầy cô giáo tự đối phó với cuộc sống, tự mang
thanh danh ra để cầu cái cần câu cơm!
Bộ trưởng Phùng Quang Nhạ thăm Đinh Văn K'Rể. Ảnh: Dân trí
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa thực hiện lời hứa của mình khi ông
thân chinh tới Ba Sơn, Quảng Ngãi để thăm Đinh Văn K'Rể, cậu bé người dân tộc
Hre mắc bệnh hiếm gặp Seckel (người lùn, đầu chim).
Bức ảnh ông
ngồi cùng ghế học sinh, tay cầm tay K'Rể, tô từng nét bút với cậu học trò đặc
biệt thật đẹp.
Bữa ấy, có 2
món quà được trao. K’Rể tặng thầy Nhạ bó hoa dại mà em và các bạn hái quanh
trường. Còn thầy Nhạ, ông gửi tặng cậu học trò tí hon của mình cuốn “Lược sử
thời gian” của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking. Đúng là một cuốn sách
hơn vạn lời động viên.
Căn bệnh hiếm
Seckel khiến Đinh Văn K'Rể 10 tuổi nhưng chỉ cao 62cm và nặng 3,9kg. Còn
Stephen Hawking, chứng xơ cứng teo cơ khiến ông phải sống trong trạng thái
liệt toàn thân, mất cả khả năng nói và phải ngồi xe lăn trong phần lớn cuộc
đời còn lại.
Món quà cuốn
sách như một sự truyền cảm hứng, như một lời động viên tế nhị, tuyệt vời nhất
về nghị lực sống.
Cảm ơn món quà
đầy ý nghĩa của thầy Nhạ, cảm ơn sự quan tâm mà chắc chắn không chỉ riêng
K'Rể đang mong mỏi.
Nhưng cũng phải
thưa với thầy Bộ trưởng, còn rất nhiều học sinh, và cả các thầy cô đang mong
chờ sự quan tâm của một vị “tư lệnh ngành”.
Bữa trước,
trong buổi làm việc giữa Bộ Giáo dục với tổ công tác của Thủ tướng, có tới 6
vấn đề mà Thủ tướng nhắc nhờ cần giải quyết. Đó là chuyện các tổ hợp tuyển
sinh “khác với trước đây” gây dị nghị xã hội. Đó là vấn đề GS, PGS. Đó là
tình trạng học sinh đánh giáo viên, là “giáo viên phạt học sinh quỳ rồi phụ
huynh bắt giáo viên quỳ lại- những câu chuyện, những tình trạng mà “xã hội
không thể chấp nhận được với một nghề cao quý là nhà giáo".
Và nhất là vụ
500 giáo viên Đắk Lắk mất việc làm.
Một trong hàng trăm giáo viên ở Đắk Lawsk bỗng dưng thất nghiệp
Đây là những
nổi cộm mà Thủ tướng yêu cầu phải giải trình rõ, công khai minh bạch cho xã
hội biết.
Không biết quan
điểm của thầy Bộ trưởng thế nào, chứ nhân dân, chứ phụ huynh thì nhìn thấy
rất rõ trong những khuôn mặt thẫn thờ, trong những ánh mắt vô hồn đến không
thể khóc nổi của các thầy cô giáo ngoài kia là sự tuyệt vọng, là sự mất lòng
tin tuyệt đối. Nếu như ngay cả các thầy cô cũng phải chạy chọt, lo lót để có
một chỗ đứng trên bục giảng thì làm sao họ có thể nói về những đạo lý, nói về
những gì đẹp đẽ?
Nếu nhà giáo mà
cũng bị đối xử phũ phàng kiểu hắt nước ra đường thì làm sao họ có đủ sự bình
ổn, thanh thản cần thiết để “trồng người”. Và nếu các thầy cô không còn tin
vào những nhà quản lý giáo dục, không còn nhìn thấy lẽ công bằng nữa thì đó
đúng là một bi kịch của giáo dục.
Họ
cũng cần một cuốn sách để truyền cảm hứng, cần một sự quan tâm để có thể đứng
dậy thưa thầy Bộ trưởng.
(Theo Lao Động) ANH ĐÀO
|
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét