Trạm
BOT đặt 'nhầm', thu sai hơn 10 năm
Cập nhật lúc 20:41
Ngoài việc đặt trạm thu phí BOT "nhầm chỗ", dự án còn phải
điều chỉnh giảm thời gian thu phí từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống còn 8
năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày).
Ngày 28/4, một nguồn tin cho
biết Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ
GTVT kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng hầm
đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia (Thừa Thiên - Huế).
Bộ Tài chính
kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm liên quan đến việc tham mưu, ban hành, áp dụng, thỏa thuận vị trí
thu phí bất hợp lý. Về xử lý kinh tế, yêu cầu Bộ GTVT rà soát, xử lý phê
duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng tại dự án đầu tư xây
dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia.
Theo kết luận
thanh tra, chủ đầu tư của BOT Phước Tượng - Phú Gia là liên doanh giữa Công
ty TNHH BOT Hưng Phát, Công ty CP Xây dựng 699, Công ty TNHH kỹ thuật và xây
dựng Q.L.K, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Thành. Tổng mức đầu tư dự án
hơn 1.743 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2015,
phương án tài chính thu hồi vốn cho nhà đầu tư với thời gian thu phí phê
duyệt là 19 năm, 2 tháng.
Tuy nhiên, việc
lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của Bộ GTVT có một số nội dung sai
quy định và chưa phù hợp. Cụ thể tính trùng chi phí; tuyến dẫn hầm Phú Gia -
Phước Tượng phải áp dụng nhóm II nhưng lại áp dụng nhóm III khiến tổng mức
đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng; chuyển nhượng quyền vốn góp khi chưa đủ vốn
theo tiến độ, chưa góp theo như cam kết và quy định; huy động vốn vay để thực
hiện dự án không đúng cam kết tại hợp đồng BOT.
Đặc biệt về
phương án tài chính, nội dung hợp đồng không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và
công nghệ thu phí. Thế nhưng quá trình thực hiện, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã ký
phụ lục điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, trong đó bổ sung vị trí trạm thu
phí ngoài phạm vi dự án (bắc hầm Hải Vân), nhưng không điều chỉnh phương án
tài chính của hợp đồng tương ứng nội dung bổ sung về vị trí đặt trạm thu phí
ngoài phạm vi dự án.
Chính vì thế
nên Trạm thu phí BOT Phước Tượng - Phú Gia được dựng lên để thu phí hoàn vốn
dự án hầm đường bộ Phước Tượng và hầm đường bộ Phú Gia (huyện Phú Lộc) nhưng
lại đặt ngay miệng phía bắc hầm Hải Vân.
Do đó, các xe
từ phía nam ra hầm Hải Vân để đi thị trấn Lăng Cô, không hề đi qua hai hầm
trên vẫn phải đóng phí khiến nhiều người bức xúc. Cụ thể, rất nhiều phương
tiện tham gia vận tải ở cảng Chân Mây hoặc đi du lịch qua các khu nghỉ mát,
nhà hàng, khách sạn… ở thị trấn Lăng Cô (không sử dụng hầm Phú Gia, Phước
Tượng) cũng đều bị thu phí một cách vô lý.
Qua kiểm tra về
phê duyệt, điều chỉnh dự án, bổ sung phụ lục hợp đồng và kết quả kiểm tra về
tổng mức đầu tư xác định sai lệch. Bộ GTVT chấp thuận chuyển trạm thu phí về
phía bắc hầm Hải Vân, không có đường song hành, dẫn đến giá trị doanh thu năm
2016 giữ nguyên không được chiết giảm 60%; điều chỉnh giảm vốn đầu tư theo
kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư tăng sai trên 44 tỷ đồng, loại bỏ thuế VAT,
điều chỉnh lưu lượng xe qua trạm thu phí.
Từ những điều chỉnh nêu trên, thời gian khai thác thu phí
hoàn vốn của hợp đồng phải điều chỉnh giảm từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống
còn 8 năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày) thu phí.
Ngoài ra, dự án
này quản lý chi phí đầu tư của dự án khi lập, phê duyệt dự toán không đúng
chế độ như đối chiếu khối lượng nghiệm thu thi công lớn hơn trong bản vẽ thi
công và thiết kế… với tổng giá trị hơn 50,84 tỷ đồng.
Việc chuyển
nhượng quyền góp vốn dù chưa góp đủ phần vốn theo tiến độ hợp đồng, một số
nhà đầu tư năng lực hạn chế nhưng Bộ GTVT vẫn chấp thuận cho chuyển nhượng.
Trạm thu phí
BOT Phước Tượng - Phú Gia chính thức thu phí từ 0h ngày 12/8/2016 đến nay và
đã gây ra nhiều bức xúc.
Theo Pháp Luật TP.HCM
|
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét