Du
lịch 30/4 – 1/5: “Mài dao” chờ "chém" khách với giá cắt cổ!
Cập nhật lúc 15:51
Hàng năm, vào
dịp 30/4 – 1/5, các thành phố biển lại “lên dây cót” chuẩn bị vào mùa du lịch
mới. Cũng theo “quy luật”, dịp 30/4 – 1/5 là dịp để các hộ kinh doanh dọc bờ
biển đều chung khí thế… “mài dao” chờ khách với tiền thuê phòng và hàng loạt
dịch vụ đi kèm có giá cắt cổ!
Du khách đổ
về các bãi biển đông nghịt dịp lễ 30/4-1/5. Ảnh: PV
Nhà nghỉ, khách sạn “cháy phòng”
Trao đổi với PV Báo Lao Động, chị Hoàng Yến (Giáp Bát, Hoàng Mai,
Hà Nội), cho biết: Cách đây 10 ngày, chị tìm phòng nghỉ cho nhóm bạn 12 người
tại khu du lịch Cửa Lò, nhưng không thể thuê nổi, bởi hầu hết các khách sạn
đều đã kín chỗ.
“Có một số khách sạn, nhà nghỉ còn chỗ, nhưng chỉ có 1 vài phòng,
chúng tôi đành phải thuê 2 khách sạn cạnh nhau trên đường Bình Minh (thị xã
Cửa Lò). Điều đáng nói là, hầu hết các khách sạn đều tăng giá từ 10-30%. Càng
sát ngày lễ, giá phòng càng được đẩy lên cao tùy theo độ “cháy” của nhà nghỉ,
khách sạn.
Tại bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), tình trạng “cháy” phòng khách
sạn cũng khá phổ biến, dù giá phòng đã được đẩy lên từ 20-50% tùy vị trí và mức
độ trang bị tiện nghi của khách sạn. Đến thời điểm này, hầu hết các khách
sạn, nhà nghỉ dọc đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò - Nghệ An) đều đã được khách
đặt kín phòng. Thậm chí, 1 phòng cấp 4 gồm 2 giường, không điều hòa, chỉ có 1
tivi và 1 bình nóng lạnh giá cũng được hét tới 1,2-1,5 triệu đồng” - chị
Nguyễn Lan Chi (trú tại phố Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Dọc các bãi biển từ Thanh Hóa đến Nha Trang, giá phòng khách sạn
đều được “hét” cao hơn ngày thường. “Nếu như thuê phòng tại các khu nhà nghỉ,
khách sạn của các DN nhà nước thì giá phòng tăng không đáng kể; tại các khách
sạn cao cấp, mức giá tăng nhẹ so với ngày thường, khoảng 20-30%; nhưng tại
các khách sạn, nhà nghỉ trung cấp và bình dân, giá được “hét” lên gấp đôi,
thậm chí gấp 3 mà vẫn không có phòng để thuê.
Tại Thanh Hóa, các khu nghỉ dưỡng ven biển như Hải Hòa, Hải Tiến,
FLC (Thanh Hóa) hoặc tại bãi biển Sầm Sơn đều chung tình trạng “cháy phòng” vì
hầu hết các cơ quan, DN đều đã đặt vé tập thể cho cán bộ nhân viên cách đây
cả tháng. Theo khảo sát của PV, hầu hết các khách sạn có view đẹp đều đã hết
chỗ, dù giá tăng gấp đôi.
Đơn cử, một số khách sạn tọa lạc ven bãi biển Mỹ Khê, Đã Nẵng,
giá ngày thường cho mỗi phòng đơn từ khoảng 450.000 - 600.000 đồng, nhưng đến
sát ngày lễ 30/4 – 1/5, giá đã tăng vọt lên 1,1 triệu đồng vẫn không còn chỗ.
Những khách du lịch “chậm chân” phải chọn các khách sạn xa bãi biển hơn,
nhưng giá cũng tăng đến 20-50% tùy vị trí.
Tại nhiều khu vực, tranh thủ tình trạng “cháy” phòng của một số
khách sạn, nhiều hộ dân lân ở khu vực lân cận xây các khác sạn mini, hoặc các
nhà nghỉ cấp 4 cho thuê, nhưng cũng “hét” với giá cắt cổ.
Quy hoạch dẹp tình trạng “bắt chẹt” khách du lịch
Đó là cách nói vui của người dân TP.Vinh (Nghệ An) và TP.Hà Tĩnh
khi vào mùa, khách du lịch các nơi ùn ùn đổ về bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội, Xuân
Thành, Diễn Châu, Thiên Cầm… Chính vì vậy, mặc dù nhà cách bãi biển Cửa Lò,
Cửa Hội chỉ khoảng 10km, nhưng chị Kiều Anh (Hưng Lộc - Vinh - Nghệ An) “chả
dại gì mà thuê khách sạn, nhà nghỉ và ăn uống tại Cửa Lò vào dịp 30/4-1/5 vì
giá dịch vụ đã tăng vọt gấp đôi. Thông thường, cả gia đình chúng tôi đánh xe
xuống tắm biển rồi về Vinh mua hải sản nấu ăn, giá chỉ còn một nửa” - chị
Kiều Anh cho biết.
Theo một số hộ kinh doanh tại các bãi biển, sở dĩ giá dịch vụ vào
các dịp 30/4-1/5 hoặc các tháng cao điểm về du lịch hè tăng cao, bởi hầu như
“cả năm chỉ có 1 mùa”, “làm 1 mùa, ăn cả năm”.
Một hộ kinh doanh tại bãi biển Cửa Lò cho biết: Giá các dịch vụ
tại đây phải tăng cao, bởi phải bù vào chi phí “đấu thầu” các lán trại kinh doanh,
chi phí bảo vệ môi trường, an ninh trật tự… Chưa kể, vào dịp nghỉ lễ,
giá cả các mặt hàng thực phẩm, rau xanh, giải khát… đều “tự động” tăng ít
nhất 20-40% thì mới mong có “bát ăn bát để”.
“Mùa du lịch chỉ kéo dài đến hết tháng 8 dương lịch, sau đó là
mùa mưa bão, biển động, lượng khách du lịch sẽ giảm dần, giá cả cũng giảm theo”-
chị Minh Lý - chủ kiốt Lý Béo số 35 bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) cho biết.
Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - cho biết,
mùa du lịch năm 2018, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) phấn đấu đón hơn 2,7 triệu lượt
du khách, tăng 10% so với năm 2017; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 2.690 tỉ
đồng, tăng 18% so với năm 2017.
Tại Cửa Lò sẽ có nhiều nét mới nhằm thu hút và tạo hài lòng cho
du khách thông qua một số sự kiện du lịch: Chương trình khai mạc Lễ hội du lịch
Cửa Lò năm 2018 với chủ đề “Cửa Lò hội tụ và tỏa sáng”, bắn pháo hoa nghệ
thuật vào đêm khai mạc lễ hội du lịch đêm 29/4; tổ chức lễ hội âm nhạc đường
phố hàng tuần tại Quảng trường thị xã và một số trục đường trung tâm thị xã;
tổ chức hội chợ thương mại, hội chợ ẩm thực…
Trong suốt mùa du lịch năm nay, thị xã cũng duy trì đường dây
nóng để cung cấp thông tin, hướng dẫn giải quyết những kiến nghị của du
khách; công khai địa chỉ, số điện thoại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn có
uy tín, độ tin cậy cao để du khách nghiên cứu, lựa chọn sử dụng các dịch vụ.
Theo ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - thị xã
Cửa Lò triển khai thực hiện quy hoạch của Chính phủ và đang phối hợp với các ngành
chức năng tỉnh Nghệ An để quản lý hiệu quả quy hoạch theo định hướng trở
thành trung tâm đô thị du lịch biển, trung tâm du lịch nghỉ mát và là hạt
nhân quan trọng của hệ thống du lịch dịch vụ tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung
bộ.
Toàn bộ phía đông đường Bình Minh - tuyến đường đẹp nhất, chạy
dọc biển đoạn nối từ đường ngang số 1 (tức là đường Nguyễn Xí ra đảo Lan Châu)
đến đường ngang số 23 (đường Vinh - Cửa Hội), nơi phía đông đường có các kiốt
kinh doanh nhà hàng ăn uống lớn nhất Cửa Lò sẽ được quy hoạch, không tổ chức
các kiốt nhà hàng nữa mà có thảm công viên, cây xanh. Hiện thị xã Cửa Lò đã
chọn được nhà đầu tư, thuê tư vấn nước ngoài và đang trình các cấp có thẩm
quyền để tiến hành quy hoạch khu vực phía đông đường Bình Minh...
(Theo Lao Động)
PHONG NGUYỄN
|
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét