Kiều hối
chiếm 7% GDP: Việt Nam sử dụng thế nào?
Cập nhật lúc 10:55
Việt Nam cần có chính sách thu
hút USD vào hệ thống ngân hàng, dùng tiền đó nhập hàng hóa cần
thiết cho việc phát triển kinh tế thì mới có lợi.
Trước thông tin
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, trong năm 2015, lượng kiều hối chuyển về
chiếm 7% GDP của Việt Nam, tương đương khoảng 14 tỷ USD, PGS.TS Ngô Hướng,
nguyên Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, con số thực tế có
thể còn lớn hơn nhiều thống kê bởi có lượng kiều hối gửi về
theo kênh không chính thức hay gửi về cho gia đình rất khó thống
kê...
Tuy nhiên, nhờ
số kiều hối này mà Việt Nam có nguồn ngoại tệ rất lớn để hỗ trợ phát
triển kinh tế trong nước. Kiều hối có càng nhiều càng tốt, quan trọng là có
sử dụng hiệu quả hay không.
"Nếu kiều
hối này gửi về Việt Nam mà không được sử dụng, bị người dân găm giữ dưới
dạng USD thì không có lợi cho Việt Nam. Bởi USD là nợ của nền kinh tế
Mỹ, chúng ta không dùng USD để mua hàng hóa Mỹ thì coi như chúng
ta cho nước Mỹ vay tiền mà họ không phải trả lại.
Chính vì thế,
Việt Nam cần có chính sách để thu hút được số USD đó vào hệ thống
ngân hàng, dùng tiền đó nhập khẩu được hàng hóa cần thiết cho việc phát
triển kinh tế thì Việt Nam mới có lợi.
Còn nếu như
kiều hối đó được chuyển về Việt Nam mà không được sử dụng,
nhưng nó vẫn là một phần trong khối cung tiền của Việt Nam, thì nó có
thể làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam tăng lên, góp phần làm tăng lạm
phát", PGS.TS Ngô Hướng chỉ rõ.
Nguyên Hiệu
trưởng Đại học Ngân hàng chỉ ra thực tế, Việt Nam chưa sử dụng hết lượng USD
đang có.
Thay vì đưa USD
vào hệ thống ngân hàng để ngân hàng cho doanh nghiệp vay, sử dụng
cho việc nhập khẩu hàng hóa thì nhiều người Việt Nam, nhất là những
người giàu có luôn găm giữ USD trong túi.
"Có hai
nguyên nhân. Thứ nhất, những người nhiều tiền thường cho rằng giữ USD là thể
hiện đẳng cấp của họ, đi đâu, làm gì mà họ rút USD cho, tặng rất oai. Thứ
hai, họ viện cớ sợ tiền Việt mất giá.
Đây là hai lý
do không chính đáng.
Nếu
ra nước ngoài sẽ thấy rất khó dùng USD để mua bán. Họ yêu
cầu phải chuyển USD ra tiền nước họ, điều đó có lợi cho quốc gia đó. Còn
ở Việt Nam, có tình trạng dùng USD để mua bán, thậm chí mua thuốc
lá cũng bằng USD. Đó là lỗi chung của nền kinh tế Việt Nam", vị chuyên
gia nhận định.
Nếu sử dụng tốt
kiều hối, đưa được nguồn lực này vào hệ thống ngân hàng
dưới dạng tiền Việt, nó có thể giúp các doanh nghiệp thay vì
phải đi vay nước ngoài, mua chịu hàng hóa của nước ngoài có thể sử dụng
nguồn tiền này để nhập khẩu.
Khi ấy, kinh tế
Việt Nam sẽ tránh được thiệt hại bởi mua chịu thường phải chịu lãi suất cao
hơn tiền vay ngân hàng.
Trước ý kiến
cho rằng, dường như đang có sự "phân biệt đối xử" giữa kiều
hối và vốn FDI, PGS.TS Ngô Hướng không đồng tình bởi đây là
hai nguồn đầu tư khác nhau.
Chủ của nguồn
vốn FDI là người nước ngoài, họ vào Việt Nam đầu tư thông qua việc
đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị của họ vào Việt Nam nhưng tính bằng USD.
Trong khi
đó, kiều hối là của công nhân, bà con người Việt Nam ở nước ngoài
gửi về, là nguồn ngoại tệ tương đối lớn để cân đối với cán cân thanh toán của
toàn bộ quốc gia.
Nếu không đưa
được nguồn tiền vào trong cán cân thanh toán thì nó sẽ làm cho thị trường
ngoại hối của Việt Nam không thể hiện đầy đủ cung và cầu.
Từ những phân
tích trên, theo vị nguyên Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TP.HCM, để kiều
hối phát huy hiệu quả tốt nhất phải căn cứ theo từng nguyên nhân khiến lượng
tiền này không được đưa vào hệ thống ngân hàng.
Chẳng hạn, nếu
người dân cầm ngoại tệ trong tay để giải quyết khâu oai thì
phải kêu gọi lòng yêu nước, người Việt Nam sử dụng đồng tiền Việt Nam, còn
lúc cần USD có thể mua ở hệ thống ngân hàng. Phải làm cho người dân hiểu
rằng găm giữ USD sẽ làm thiệt hại cho đất nước, trong khi sử
dụng tiền Việt nam là thể hiện sự tự tôn dân tộc, lợi ích của đất nước.
Đặc biệt, theo
PGS.TS Ngô Hướng, cần có chính sách đối với người nhận kiều hối.
Theo đó, về mặt Nhà nước, phải có chính sách ghi nhận những người đã bán
USD cho ngân hàng và lúc nào họ mua thì phải tạo điều kiện bán lại cho
họ.
"Hiện nay
có nhiều người có nhu cầu về USD, thay vì lúc nào cần họ đến ngân
hàng mua thì bây giờ họ cứ thấy trong dân ai có thì mua trữ vào đó và để rất
lâu, như vậy là thiệt hại.
Phải tạo ra thị
trường thông thoáng để ai có nhu cầu về ngoại tệ đều có thể mua bán dễ dàng.
Điều kiện về mua bán ngoại tệ tại ngân hàng phải rất nhanh chóng,
bớt đi những thủ tục rườm ra.
Thực ra để
làm được việc này không khó nhưng lâu nay người ta không
chú ý", PGS.TS Ngô Hướng nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt) Thành Luân
|
Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét