Vì sao Phó chánh án TAND thành phố
Sóc Trăng bị khởi tố?
Cập
nhật lúc 08:45
Cơ
quan điều tra của VKSND Tối cao vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối
với ông Nguyễn Văn Thanh Bình, Phó Chánh án TAND thành phố Sóc Trăng, để điều
tra hành vi ra quyết định trái luật.
Sáng 25/10, một cán bộ của TAND thành
phố Sóc Trăng xác nhận thông tin Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt
quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Thanh Bình - Phó Chánh án
TAND thành phố Sóc Trăng để điều tra về hành vi ra quyết định trái luật. Ông
Bình được cho tại ngoại để phục vụ điều tra.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 06/02/2013, ông
Đặng Văn Muôn (66 tuổi, ngụ phường 8, TP Sóc Trăng) bán tài sản hợp pháp của
cá nhân ông là căn nhà số 2/4 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, cho vợ
chồng bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Thu Ngọc (có trụ sở tại đường
Trương Công Định, phường 2, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Việc mua bán được thực hiện tại văn
phòng Công chứng ở địa phương. Sau đó ít ngày, bà Ngọc đã bán ngôi nhà trên
cho một người khách ở TP.HCM và nhận tiền cọc 2 tỉ đồng.
Ngày 21/02/2013, bà Trần Thị Lẫm (65
tuổi, là vợ cũ của ông Muôn) có đơn khởi kiện yêu cầu TAND thành phố Sóc
Trăng hủy việc mua bán kể trên và tuyên hợp đồng vô hiệu vì cho rằng ông Muôn
(chồng cũ) tự ý lập hợp đồng chuyển nhượng nhà số 2/4 cho người khác. Ông
Muôn chưa thực hiện nghĩa vụ trả lại giá trị ngôi nhà hơn 1,7 tỷ đồng cho bà
sau khi hai người ly hôn.
Sau đó một ngày, vào ngày 22/2/2013,
thẩm phán Nguyễn Văn Thanh Bình ký quyết định 01/2013/QĐ-BPKCTT áp dụng 'biện
pháp khẩn cấp tạm thời", cấm ông Muôn và vợ chồng bà Ngọc thực hiện hành
vi chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp, tặng cho quyền sở hữu nhà ở căn
nhà tại số 2/4 đường Tôn Đức Thắng.
Tuy nhiên, theo nội dung bản án phúc
thẩm số 13 về việc tranh chấp ly hôn giữa ông Muôn và bà Lẫm vào ngày
27/2/2012 của TAND tỉnh Sóc Trăng, ông Muôn được sở hữu căn nhà số 2/4 đường
Tôn Đức Thắng và có trách nhiệm trả cho bà Lẫm hơn 1,7 tỷ đồng tiền chênh
lệch giữa giá trị tài sản được nhận và giá trị tài sản thực nhận.
Ngay sau khi bản án có hiệu lực, bà Lẫm
yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án, buộc ông Muôn trả tiền. Trong khi cơ
quan chức năng đang thụ lý đơn yêu cầu thi hành án thì ngày 20/7/2012, bà Lẫm
tự nguyện đến Chi cục Thi hành án dân sự TP Sóc Trăng nộp đơn yêu cầu không
tổ chức thi hành án vì đã thỏa thuận xong việc xử lý nợ đối với ông Muôn.
Một tuần sau, Chi cục Thi hành án dân
sự TP Sóc Trăng ra quyết định số 71, đình chỉ thi hành án đối với ông Muôn.
Với sự tự nguyện của vợ cũ, ông Muôn là người sở hữu hợp pháp tài sản, toàn
quyền định đoạt căn nhà 2/4 theo phán quyết của tòa án và không còn tranh
chấp với ai.
Chính vì vậy, Cơ quan điều tra VKSND
Tối cao cho rằng quyết định của thẩm phán Nguyễn Văn Thanh Bình về việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01, là trái luật. Quyết định này khiến
ông Muôn không sang tên được cho bà Ngọc, dẫn đến việc bà Ngọc bội tín với
người mua nhà và bị kiện đòi lại 2 tỉ đồng tiền cọc và bồi thường thêm 2 tỉ
đồng như cam kết.
Điều đáng nói là vụ kiện này lại được thẩm
phán Nguyễn Văn Thanh Bình thụ lý. Trước phiên xử ngày 11/9/2013, bà Ngọc và
nguyên đơn đã đạt thỏa thuận: Ngoài tiền cọc phải trả, người mua nhà giảm cho
Ngọc số tiền bồi thường xuống còn 1,9 tỉ đồng.
Tuy nhiên, thẩm phán Bình lại không
công nhận sự thỏa thuận này mà đưa vụ án ra xét xử và tuyên người mua nhà
được nhận lại 2 tỉ đồng, phần yêu cầu bồi thường không được xem xét.
Cho rằng HĐXX cố tình tuyên án vội vàng
và nguyên nhân bị người mua nhà kiện xuất phát từ quyết định “khẩn cấp tạm
thời” của ông Bình, bà Ngọc đã “đại náo” giữa sân tòa và đưa ra chứng cứ là
quyết định số 01 của ông Bình ký bị TAND tỉnh Sóc Trăng hủy ngày 6/9 vì áp
dụng biện pháp “khẩn cấp tạm thời” không đúng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của công dân.
Theo văn bản của cơ quan điều tra, thẩm
phán Bình bất chấp pháp luật để thụ lý và ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc việc chuyển nhượng nhà của ông Muôn cho
bà Ngọc, cho dù trước đó việc chuyển nhượng đã hoàn tất công khai và hợp pháp
tại văn phòng công chứng. Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ông Bình
không ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm với bà Lẫm theo điều 120
Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Theo cơ quan điều tra, hành vi vi phạm
của ông Bình đã gây thiệt hại tài sản cho bà Ngọc và người mua nhà là 4,22 tỷ
đồng. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến xấu đến uy tín và hoạt động bình thường
của cơ quan Nhà nước.
(Theo Tiền phong) Xuân Lương
|
Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét