Thường vụ Quốc hội chê Bộ Tài chính
“làm phức tạp thêm” thu phí BOT
Cập nhật lúc 10:01
"Việc Bộ Tài chính ban hành từng Thông tư riêng về mức phí giai
đoạn trước 01/01/2017 vừa làm phức tạp thêm thủ tục hành chính vừa thiếu
minh bạch về cơ sở xác định mức thu phí, dễ dẫn đến cơ chế xin - cho trong
thực hiện".
Đây là quan
điểm của Uỷ ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội trong Báo cáo kết quả giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư khai thác các công trình giao thông
theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) vừa được cơ
quan này gửi Quốc hội.
Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội cho biết Bộ Tài chính đưa ra chính sách riêng đã vô tình làm phức
tạp thêm thủ tục và tạo cơ chế xin cho (ảnh minh hoạ)
Theo đó, bên
cạnh những đánh giá tích cực của mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát
triển hạ tầng, qua thời gian giám sát, UBTV Quốc hội đã chỉ rõ nhiều hạn chế
thiếu sót từ chính sách đến thực tiễn quản lý từ các bộ, ngành, địa phương và
trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án khiến BOT đang trở thành tâm điểm của dư
luận.
Cụ thể, UBTV
Quốc hội khẳng định, do là chính sách mới tại Việt Nam nên nhiều nội dung của
các văn bản quy phạm pháp luật có xung đột, chồng chéo, thiếu đồng bộ trong
các quy định từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch, xác định danh mục dự án đầu
tư, lựa chọn nhà đầu tư, theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra của các cấp,
các ngành.
Một số nội
dung liên quan đến đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT còn chưa đầy đủ, tính
ổn định của chính sách không cao, chưa tuân thủ cơ chế thị trường
UBTV Quốc hội
nêu rõ: Do hình thức đầu tư này chưa phổ biến, nên khi xây dựng hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước liên quan đều tiếp cận chủ yếu
theo hướng điều chỉnh hình thức đầu tư công và đầu tư từ nguồn vốn của tư
nhân mà chưa xét đến đặc thù của việc đầu tư theo hình thức PPP.
Đơn cử như:
"Các dự án đầu tư theo hình thức PPP đều cần thiết phải có cơ chế phân
bổ và chia sẻ rủi ro; chi phí đầu tư, vận hành khai thác; nguồn vốn của nhà
đầu tư phải bao gồm lợi nhuận, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
phải bao gồm lãi vay…" UBTV nêu rõ.
Cơ quan của
Quốc hội khẳng định: Chính sách BOT thời gian qua chưa có tiêu chí rõ ràng về
việc lựa chọn những dự án “nâng cấp, cải tạo” hay đầu tư tuyến mới để thực
hiện theo hình thức hợp đồng BOT hay đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.
Việc thiếu quy
định về trình tự, hình thức tham vấn của chính quyền địa phương với người
dân trong khu vực dự án và các bên liên quan về: Thẩm định và phê duyệt
phương án bồi thường, tái định cư, vị trí đặt trạm, mức giá sử dụng dịch vụ…
khiến một số dự án có chi phí dự toán cao hơn thực tế.
Về vấn đề đang
gây nhiều bức xúc trong dư luận là cách đặt trạm thu phí và mức phí, cơ
quan của Quốc hội khẳng định: "Còn nhiều bất cập". Cụ thể như
Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 (Thông tư 159) của Bộ Tài chính
quy định về vị trí đặt trạm thu phí cách nhau trên 70 km chưa rõ cơ sở khoa
học để đưa ra quy định này, dẫn tới tình trạng khoảng cách giữa một số trạm
thu phí dưới 70 km.
Việc Bộ Tài
chính ban hành Thông tư riêng về mức thu phí cho từng dự án để áp dụng trên
cơ sở phù hợp với khung mức phí được quy định tại Thông tư 159, trong đó quy
định độ dao động trong khung mức phí này đối với từng loại xe là tương đối
cao nên các trạm thu phí khác nhau trên cùng tuyến quốc lộ có mức thu khác
nhau.
Mức thu phí
được tính dựa trên nguyên tắc hạch toán giữa chi phí đầu tư và giá thành, tuy
nhiên vẫn gây bức xúc cho người sử dụng dịch vụ do chênh lệch về mức thu phí
không công bằng giữa mức phí và chất lượng dịch vụ được sử dụng.
UBTV Quốc hội
khẳng định: "Việc ban hành từng Thông tư riêng về mức phí giai đoạn
trước 01/01/2017 vừa làm phức tạp thêm thủ tục hành chính vừa thiếu minh
bạch về cơ sở xác định mức thu phí, dễ dẫn đến cơ chế xin - cho trong thực
hiện", UBTV Quốc hội cho hay.
Về hình thức
thu phí: Hiện nay, tiêu chuẩn chung về công nghệ thu phí vẫn chưa được quy
định dẫn đến tình trạng các trạm thu phí được xây dựng với hệ thống thiết bị,
phần mềm khác nhau gây khó khăn trong việc kiểm soát doanh thu thực tế.
Đặc biệt, UBTV
Quốc hội cho rằng vai trò của người dân khi sử dụng dịch vụ tại các con đường
BOT chưa được quan tâm đúng mức. "Việc tham vấn ý kiến khi quyết định
chủ trương đầu tư đối với các dự án thu phí trên đường hiện hữu chưa được quy
định cụ thể đã làm hạn chế quyền của người dân. Mặt khác, việc chưa có quy
định để người sử dụng dịch vụ phản hồi việc cung cấp dịch vụ đối với các cơ
quan quản lý nhà nước đã làm hạn chế chất lượng cung ứng dịch vụ và khó khăn
trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp dự án
BOT", UBTV cho biết.
(Theo
Dân trí) Nguyễn Tuyền
|
Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét