Lại tu bổ di tích quốc gia như xây
mới
Cập
nhật lúc 10:49
Di
tích lịch sử văn hóa quốc gia chùa Khúc Thủy (Thanh Oai, Hà Nội) khiến nhiều
người ngỡ ngàng, choáng váng vì độ nguy nga hoành tráng sau khi được tu bổ,
tôn tạo.
Ngôi chùa nghìn tuổi, di tích quốc gia được tu bổ như xây
mới.
CHOÁNG
Về thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, nhiều
khách thập phương thấy tò mò với ngôi chùa khá nguy nga. Hàng tường rào sơn
vàng nổi bật với cổng hoành tráng, nổi bật bên đường làng nằm ngay bờ sông.
Chùa Khúc Thủy là tên dân gian của ngôi chùa Thắng Nghiêm nằm ở thôn Khúc
Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Chùa nằm trong quần thể di tích Khúc Thủy
với các di tích khác như đình Khúc Thủy, chùa Linh Quang, chùa Dâu. Sử sách
ghi đây là nơi nhiều danh tăng, danh tướng thời Lý-Trần sinh sống và tu hành như
Khuông Việt Đại sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi
chùa được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn khi người dời đô từ Hoa Lư về
Thăng Long. Dân gian lưu truyền gốc tích ngôi chùa do hai nhà truyền giáo từ
Ấn Độ dựng lên.
Ngay khi bước chân qua cánh cổng, cảnh
tượng đập vào mắt khách thập phương là độ hoành tráng của không gian bên
trong: Hai lối đi dẫn từ cổng vào phía sâu là cả trăm bức tượng sơn vàng chói
lọi, ngự trên bệ sen và bên dưới gắn biển tên người công đức. Mặt trong của
hệ thống tường bao phía trước chùa được trang trí bằng những bức vẽ phong
cách của đạo tràng Kim Cương, che kín bằng rèm vải. Càng đi sâu, du khách thấy
hai bức tượng khổng lồ, ngự trên công trình xây mới. Đối diện khu vực trung
tâm này là hai công trình cao tầng xây trên khu vực gác khánh, gác chuông
trước đây. Khuôn viên chùa từ cổng vào trong còn khá ngổn ngang gạch đá, vật
liệu xây dựng.
Những bức ảnh về chùa Thắng Nghiêm
trước năm 2010 cho thấy vẻ rêu phong cổ kính của di tích quốc gia được công
nhận từ 1991. Một cụ cao niên được dân cử ra cùng với nhà chùa tham gia ban
quản lý cho hay: Trước đây khu đất trong chùa rộng nhưng khá hoang vu, hệ
thống tường bao quanh vốn là hàng rào đơn sơ. Cụ cũng cho biết sau quá trình
tu bổ, nhà Tổ và thượng điện còn giữ nguyên lối kiến trúc cổ.
TỰ Ý TU BỔ
Cuối tháng 7, đoàn thanh tra liên ngành
Thành phố Hà Nội phối hợp Cục Di sản Văn hóa kiểm tra hiện trạng chùa Khúc
Thủy. Sở VHTT Hà Nội soạn công văn ngày 15/8 gửi UBND huyện Thanh Oai. Ngày
22/8/2017, UBND huyện có văn bản gửi UBND xã Cự Khê, BQL di tích chùa Khúc
Thủy về khắc phục hậu quả của việc tự ý tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử chùa
Khúc Thủy.
Sở và huyện Thanh Oai nhắc tới các tồn
tại trong quá trình tu bổ chùa: Phía sau chùa chính có ba khối nhà, trong đó
có hai khối nhà xây xong tầng 1 và một khối nhà đã hoàn thiện. Tại khối nhà
giữa đặt một pho tượng phật bằng đá lớn trên trần, một pho tượng phật nằm và
khối đá trang trí ở phía trước. Tại lối đi hai bên chùa chính đặt rất nhiều tượng
phật ngồi trên bệ sen, đặt trên bệ gạch xây và sơn màu vàng chói, trước bệ có
gắn tên người công đức làm năm 2010 dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Phía bên phải chùa có nhiều am đá nhỏ đặt trên bệ gạch rỗng, mặt trong tường
bao phía trước chùa treo rèm vải. Ngoài ra trong chùa có nhiều pho tượng với
nhiều kích cỡ khác nhau, mới được sơn thếp màu sắc giả cổ, trên trần nhà tiền
đường và thượng điện treo các mảng rèm trang trí màu sắc sặc sỡ.
Lãnh đạo huyện yêu cầu UBND xã Cự Khê,
BQL chùa Khúc Thủy: Báo cáo làm rõ việc xây dựng tại chùa Khúc Thủy, trong đó
làm rõ vị trí xây dựng các công trình thuộc phạm vi trong hay ngoài khu vực
bảo vệ di tích, đề xuất biện pháp khắc phục những nội dung không phù hợp, xử
lý vi phạm trật tư xây dựng, không để xảy ra vi phạm mới tại di tích. Về hệ
thống hiện vật, địa phương mời hội đồng giám định cổ vật Bộ VHTT&DL về
xác nhận các hiện vật có trong di tích để đối chiếu giữa hiện trạng và hồ sơ
xếp hạng để xác định sự thay đổi. Tuyên truyền vận động nhà chùa nhân dân và
những người công đức di dời những pho tượng kiến trúc không có tại thời điểm
xếp hạng di tích và không phù hợp với tôn giáo tín ngưỡng truyền thống ra
khỏi khuôn viên di tích.
Ông Nguyễn Huy Diệp, Phó Chủ tịch
UBND huyện Thanh Oai cho biết: Xã Cự Khê có văn bản báo cáo, hứa hẹn khắc
phục trong thời gian tới. Đáng nói là trong các văn bản kết luận đều yêu cầu
khắc phục và báo cáo kết quả trước giữa tháng 9, tuy nhiên tới nay vẫn chưa
có bất cứ tiến triển gì. Thực tế những sai phạm trong tu bổ này kéo dài từ
mấy năm nay, chưa có hướng khắc phục. Lãnh đạo huyện thừa nhận tới nay địa
phương chưa di dời bất cứ pho tượng nào ra khỏi di tích, các công trình dang
dở vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. “Chúng tôi giao cho Phòng Văn hóa Thông
tin chấn chỉnh, tuy nhiên tôi nghĩ phải để nhà chùa khắc phục dần dần”, ông
Hiệp nói.
|
Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét